Đề thi thử THPT quốc gia môn Giáo dục công dân năm 2017 - Trường THPT Tôn Đức Thắng

doc 7 trang Người đăng dothuong Lượt xem 525Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT quốc gia môn Giáo dục công dân năm 2017 - Trường THPT Tôn Đức Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT quốc gia môn Giáo dục công dân năm 2017 - Trường THPT Tôn Đức Thắng
KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA 2017
Bài thi: Khoa học xã hội (Môn: Giáo dục công dân)
Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)
 (Hãy chọn đáp án đúng nhất và điền kết quả vào phiếu trả lời trắc nghiệm)
Câu 1: Cơ quan quyền lực cao nhất của nước ta có quyền lập Hiến,lập pháp là:
A. Quốc hội 	 
B. Trung ương Mặt Trận Tổ Quốc VN
C. Chính phủ 	
D. Đảng CSVN
Câu 2. Pháp luật là :
A. Hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
B. Hệ thống các quy tắc sử xự được hình thành theo điều kiện cụ thể của từng địa phương.
C. Những luật và điều luật cụ thể trong thực tế đời sống.
D. Hệ thống các văn bản và nghị định do các cấp ban hành và thực hiện.
Câu 3. Vi phạm pháp luật có các dấu hiệu cơ bản nào?
A. Là hành vi trái pháp luật. 	
B. Người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện
C. Người vi phạm pháp luật phải có lỗi. 	
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 4. Trong các loại hành vi vi phạm pháp luật sau đây, hành vi nào bị gọi là tội phạm ?
A. Hành chính 
B. Dân sự 
C. Hình sự 
D. Kỉ luật.
Câu 5. Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và bị xử lí theo quy định của pháp luật. Điều này thể hiện . 
A. Bình đẳng về quyền	
B. Dân chủ
C. Bình đẳng trách nhiệm pháp lí. 	
D. Bình đẳng về nghĩa vụ
Câu 6: Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là:
A. Từ đủ 18 tuổi trở lên. 
B. Từ 18 tuổi trở lên.
C. Từ đủ 16 tuổi trở lên. 
D. Từ đủ 14 tuổi trở lên.
Câu 7: Pháp luật hình sự phân chia 4 mức độ vi phạm như sau:
A. Không nghiêm trọng, ít nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng
B. Ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng
C. Không nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng
D. Không nghiêm trọng, ít nghiêm trọng, nghiêm trọng và rất nghiêm trọng
Câu 8. Độ tuổi thấp nhất phải chịu trách nhiệm hình sự là bao nhiêu ?
A. 13 tuổi 
B. 14 tuổi 
C. 15 tuổi 
D. 16 tuổi
Câu 9: Cố ý đánh người, gây thương tật 11% là vi phạm:
A. Dân sự 
B. Kỉ luật 
C. Hành chính 
D. Hình sự
Câu 10: Cá nhân, tổ chức phải làm những gì mà pháp luật bắt buộc làm, gọi là:
A. Tuân thủ pháp luật	
B. Áp dụng pháp luật	
C. Thi hành pháp luật	
D. Sử dụng pháp luật
Câu 11: Ông B đánh con bằng gậy gây thương tích nặng do nghi con lấy trộm đồ người khác. Hành vi của ông B được xem là:
A. Trách nhiệm giáo dục con cái của cha mẹ	
B. Cha mẹ sinh ra con nên có quyền đánh đập
C. Vi phạm pháp luật (tội bạo hành)	
D. Thay thế pháp luật trừng trị kẻ ăn trộm
Câu 12. Nhà nước sử dụng pháp luật để quản lí mọi mặt đời sống xã hội là kiểu nhà nước gì ?
A. Nhà nước Nhân quyền	
B. Nhà nước pháp quyền
C. Nhà nước dân chủ	
D. Nhà nước chuyên chế
Câu 13: Anh A điều khiển xe dừng lại khi có tín hiệu đèn đỏ, vậy A đã:
A. Tuân thủ pháp luật 
B. Thi hành pháp luật
C. Sử dụng pháp luật 
D. Áp dụng pháp luật
Câu 14. Ông A kinh doanh xăng dầu nhưng không chịu đóng thuế. Hỏi ông A phải chịu trách nhiệm pháp lý nào?
A. Trách nhiệm hành chính.	
B. Trách nhiệm kỷ luật
C. Trách nhiệm hình sự.	
D. Trách nhiệm dân sự.
Câu 15: Cá nhân, tổ chức làm những gì mà pháp luật cho phép làm, gọi là:
A. Áp dụng pháp luật	 
B. Thi hành pháp luật	
C. Tuân thủ pháp luật	 
D. Sử dụng pháp luật
Câu 16. Khi thuê nhà của ông T, anh A đã tự ý sửa chữa, cải tạo mà không hỏi ý kiến của ông T. Hành vi này của ông A là hành vi vi phạm
A. Hành chính.	
B. Hình sự.	
C. Kỉ luật.	
D. Dân sự.
Câu 17. Người nào tuy có điều kiện mà không cứu giúp người đang ở tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, dẫn đến hậu quả người đó chết thì:
A. Vi phạm kỉ luật	
B. Vi phạm pháp luật hành chính.
C. Vi phạm pháp luật hình sự.	
D. Vi phạm pháp luật dân sự.
Câu 18: Câu châm ngôn “Gắp lửa bỏ tay người” được hiển thị thành quy phạm pháp luật trong bộ luật Tố tụng Hình sự là quy định về:
A. Tội lợi dụng người khác	
B. Tội vu khống người khác
C. Tội đánh người gây thương tích	
D. Tội cố ý giết người
Câu 19: A mua bán, tàng trữ và sử dụng ma túy, A đã vi phạm:
A. Không tuân thủ pháp luật	
B. Tuân thủ pháp luật
C. Không thi hành pháp luật	
D. Thi hành pháp luật
Câu 20: Thấy B đang đi bộ và đội mũ hàng hiệu, A điều khiển xe máy đi sát B, giật và cướp luôn chiếc mũ của B, hành vi của A vi phạm:
A. Dân sự	
B. Hình sự	
C. Hành chính	
D. Kỉ luật
Câu 21: Học sinh đủ 16 tuổi được phép điều khiển các loại xe có dung tích xi - lanh bao nhiêu?
A. Dưới 90cm3	
B. Trên 90cm3	
C. Dưới 50cm3	
D. Trên 50cm3
Câu 22: Luật Hôn nhân và gia đình qui định quyền bình đẳng giữa vợ và chồng là:
A. Người chồng là chủ gia đình	
B. Người vợ chăm lo nội trợ, nuôi dạy con
C. Người chồng quyết định đẻ bao nhiêu con	
D. Vợ - chồng có quyền ngang nhau về mọi mặt 
Câu 23: Quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong lao động thể hiện:
A. Nam và nữ bình đẳng về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương và trả công lao động.
B. Người sử dụng lao động ưu tiên nhận nữ vào làm việc 
C. Nghỉ thai sản khi trở lại làm việc, lao động nữ vẫn được bảo đảm chỗ làm việc.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 24: Tài sản chung trong quan hệ hôn nhân là:
A. Những tài sản vợ chồng có được sau khi kết hôn.
B. Những tài sản có trong gia đình.
C. Những tài sản vợ chồng có được sau khi kết hôn và tài sản riêng của vợ hoặc chồng.
D. Tất cả phương án trên.
Câu 25: Chủ thể của hợp đồng lao động là:
A. Người lao động và đại diện người lao động.
B. Người lao động và người sử dụng lao động.
C. Đại diện người lao động và người sử dụng lao động.
D. Người lao động với người lao động.
Câu 26 : Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là:
A. Công dân có quyền theo hoặc không theo bất kỳ một tôn giáo nào.
B. Công dân không có quyền thay đổi hoặc từ bỏ một tín ngưỡng, tôn giáo mà mình đã theo.
C. Người theo tín ngưỡng, tôn giáo không có quyền tham gia các cơ quan nhà nước.
D. Người theo tôn giáo phải là những người đi tu.
Câu 27: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp được tiến hành:
A. Khi có căn cứ người đó thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
B. Khi có người xác nhận tội phạm mà xét thấy cần bắt ngay để người đó không bỏ trốn.
C. Khi chỗ ở một người nào đó có dấu vết tội phạm và cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 28. Đối với tội phạm bị truy nã, ai là người có quyền bắt ?
A. Công an
B. Giáo viên
C. Sinh viên
D. Tất cả mọi người
Câu 29: Luật nghĩa vụ quân sự quy định độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình là:
A. Từ 18 đến 27 tuổi.
B. Từ 17 tuổi đến 27 tuổi.
C. Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.
D. Từ đủ 17 tuổi đến hết 25 tuổi. 
Câu 30: Ở nước ta, việc nhờ người thân trong gia đình đi bỏ phiếu hộ khi bầu cử đại biểu Quốc hội là vi phạm nguyên tắc bầu cử nào theo Luật bầu cử?
A: Nguyên tắc bỏ phiếu kín	
B: Nguyên tắc trực tiếp
C: Nguyên tắc phổ thông	
D: Nguyên tắc bình đẳng
Câu 31: Trong quy định của pháp luật về quyền tố cáo, đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật mà công dân có thể tố cáo là
A. Cá nhân 
B. Tổ chức 
C. Cơ quan nhà nước 
D. Bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào.
Câu 32: Anh A làm đơn đề nghị thủ trưởng cơ quan xem xét lại quyết định cho thôi việc của mình. Ta nói anh A đang thực hiện quyền gì?
A. Quyền khiếu nại	
B. Quyền thưa kiện	
C. Quyền bãi nại	
D. Quyền tố cáo
Câu 33: Quyền sáng tạo của công dân được pháp luật quy định là:
A.  Quyền được tự do thông tin.         
B.  Quyền sở hữu công nghiệp.
C.  Quyền tự do kinh doanh      
D.  Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí
Câu 34: Người nào sau đây không có năng lực trách nhiệm pháp lí?
A. Người bị kích động mạnh	
B. Người bị bệnh tâm thần
C. Người sử dụng ma túy (ngáo đá)	
D. Người say rượu
Câu 35.Tòa án căn cứ vào pháp luật để ra một bản án ly hôn là :
A. Công bố pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Căn cứ pháp luật.
D. Vận dụng pháp luật.
Câu 36. Tham nhũng là hành vi:
A. Lợi dụng quyền lực để bổ nhiệm các chức danh sai qui định
B. Lợi dụng quyền lực để chiếm đoạt của công
C. Lợi dụng quyền lực để nhũng nhiễu nhằm trục lợi
D. Cả 3 ý trên
Câu 37. Hoạt động nào sau đây không phải là dân chủ trực tiếp:
A. Tham gia bầu cử Hội đồng nhân dân
B. Đại biểu thay mặt nhân dân họp Quốc hội 
C. Cử tri chất vấn Đại biểu Quốc hội
D. Tham gia phát biểu ý kiến trong cuộc họp ở thôn
Câu 38. Người nào sau đây không được ứng cử vào các cơ quan đại biểu nhân dân:
A. Công dân đủ 21 tuổi, dân tộc thiểu số
B. Công dân đủ 21 tuổi, theo đạo Hồi
C. Công dân đủ 21 tuổi, đang chấp hành quyết định xử lí hành chính về giáo dục tại địa phương
D. Công dân đủ 21 tuổi, đang theo học Trung cấp
Câu 39. Trong nội dung pháp luật, thuật ngữ “Bị cáo” có nghĩa là:
A. Người bị tố cáo
B. Người tố áo
C. Người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử
D. Người bị xét xử oan
Câu 40. Hành vi xả chất thải độc hại ra biển gây cá chết hàng loạt của công ty Formosa là vi phạm pháp luật :
A. Hành chính
B. Kỉ luật
C. Dân sự
D. Hình sự
.Giám thị không giải thích gì thêm
ĐÁP ÁN
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Đáp án
A
A
D
C
C
C
B
B
D
C
C
B
A
A
D
D
C
B
A
B
Câu
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
Đáp án
C
D
D
A
B
A
D
D
C
A
D
A
B
B
B
D
B
C
C
A

Tài liệu đính kèm:

  • docCD_TDT.doc