Đề thi thử THPT quốc gia Lịch sử lớp 12 lần 1 - Mã đề 965 - Năm học 2016-2017

doc 10 trang Người đăng dothuong Lượt xem 570Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT quốc gia Lịch sử lớp 12 lần 1 - Mã đề 965 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT quốc gia Lịch sử lớp 12 lần 1 - Mã đề 965 - Năm học 2016-2017
CÂU LẠC BỘ LỊCH SỬ KHỐI C
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
ĐỀ THI THỬ KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA LẦN I NĂM HỌC 2016 – 2017 
(Đề thi có 10 trang)	Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C 
	Mã số đề thi: 965
	Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
	Ghi chú: - Thí sinh không được sử dụng tài liệu. 
 	 - Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm.
Câu 1: Những sự kiện của xu thế hoà hoãn Đông – Tây trong quan hệ quốc tế từ những năm 70 của thế kỉ XX đã có tác động như nào thế nào tới khu vực Đông Nam Á ?
A. Từ cuối những năm 80, vấn đề Campuchia từng bước được giải quyết bằng giải pháp chính trị. Nhờ đó, quan hệ giữa các nước ASEAN và ba nước Đông Dương được cải thiện và từ giữa những năm 90, tổ chức ASEAN nhanh chóng mở rộng thành viên ra toàn khu vực, với sự tham gia của ba nước Đông Dương và Mianma.
B. Từ cuối những năm 80, vấn đề Campuchia từng bước được giải quyết bằng giải pháp chính trị. Nhờ đó, quan hệ giữa các nước ASEAN và ba nước Đông Dương được cải thiện và các nước trong khu vực lần lượt giành được độc lập và tham gia vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) .
C. Quan hệ giữa các nước Đông Dương và ASEAN bước đầu được cải thiện. Hai nhóm nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao.
D. Từ cuối những năm 80, vấn đề Campuchia từng bước được giải quyết bằng giải pháp chính trị. Nhờ đó, quan hệ giữa các nước ASEAN và ba nước Đông Dương được cải thiện và quan hệ giữa các nước Đông Dương và ASEAN bước đầu được cải thiện. Hai nhóm nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao và lần lượt tất cả các nước (trừ Đoongtimo) gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á(ASEAN) .
Câu 2: Trong khoảng hai thập niên đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đã xuất hiện trung tâm kinh tế, tài chính nào?
A. Trung tâm kinh tế, tài chính Mĩ. Tây Âu, Nhật Bản.
B. Trung tâm kinh tế, tài chính Mĩ, Nhật Bản
C. Mĩ là trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của thế giới.
D. Trung tâm kinh tế, tài chính Mĩ, Tây Âu.	
Câu 3: Điểm khác nhau căn bản của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La Tinh với phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á và Châu Phi là:
A. Mĩ La Tinh đấu tranh chống các thế lực thân Mĩ thành lập chính phủ dân tộc dân chủ qua đó giành độc lập chủ quyền.
B. Mĩ La Tinh đấu tranh chống lại bọn đế quốc thực dân và bọn tay sai để giải phóng dân tộc
C. Mĩ La tinh đấu tranh giành độc lập chủ quyền dân tộc.
D. Mĩ La Tinh đã thành lập được tổ chức lãnh đạo chung
 Câu 4: Toàn cầu hóa là gì ? 
A. Toàn cấu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới. 
B. Toàn cấu hóa là sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.
C. Toàn cấu hóa là sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn, nhất là các công ti khoa học – kĩ thuật, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
D. Toàn cấu hóa là sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực. Các tổ chức này có vai trò ngày càng quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề kinh tế chung của thế giới và khu vực.
Câu 5: Các nước thành viên đầu tiên của Cộng đồng Châu Âu (EC) gồm:
A. Pháp, Cộng hoà Liên bang Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúcxămbua.
B. Anh, Pháp, Cộng hoà Liên bang Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan.
C. Anh, Pháp, Cộng hoà Liên bang Đức, Italia, Phần Lan, Hi Lạp.
D. Pháp, Cộng hoà Liên bang Đức, Italia, Thuỵ Điển, Phần Lan, Lúcxămbua.
Câu 6: Điểm khác giữa cách mạng công nghiệp thế kỷ XVIII so với cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần hiện đại thể hiện ở chỗ ?
A. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
B. Mọi phát minh về kĩ thuật đều dựa vào các ngành khoa học cơ bản.
C. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.
D. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn
Câu 7: Sau chiến tranh thế giới thứ hai Trung Quốc tiếp tục nhiệm vụ của mình là gì?
A. Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
B. Bước đầu tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội
C.Tiến lên xây dựng chế độ Tư bản chủ nghĩa
D.Tiếp tục hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
 Câu 8: Nước cộng hoà Ănggôla thành lập đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân như thế nào?
 A .Chủ nghĩa thực dân cũ sụp đổ trên toàn thế giới
 B.Chủ nghĩa thực dân mới sụp đổ trên toàn thế giới
 C. Chủ nghĩa thực dân cũ cùng thuộc địa sụp đổ ở Châu Phi
 D.Nhân dân Ănggôla xây dựng xã hội chủ nghĩa 
 Câu 9: Sự kiện nào ở Ấn Độ đánh dấu sự mở đầu cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ sau chiến tranh thế giới thứ hai?
 A. Cuộc bãi công, biểu tình của 20 vạn công nhân, học sinh, sinh viên Bombay	
 B .Cao trào bãi công của công nhân bùng nổ ở nhiều thành phố lớn, tiêu biểu là cuộc bãi công của hơn 40 vạn công nhân Cancútta. 
 C. Cuộc khởi nghĩa của 2 vạn thuỷ binh trên 20 chiến hạm ở cảng Bombay. 
 D. Cuộc nổi dậy của nông dân
 Câu 10: Phong trào công nhân trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc cả nước từ khi?
 A. Công hội được thành lập bí mật tại Sài Gòn – Chợ lớn
 B. Công nhân Bắc kỳ đấu tranh đòi ngày nghỉ chủ nhật có lương
 C. Tháng 8 – 1925, thợ máy xưởng Ba Son tại cảng Sài Gòn bãi công, không chịu sửa chữa chiến hạm Misơlê của Pháp trước khi chiến hạm này chở lính sang đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc.
 D. Thực hiện chủ trương “Vô sản hóa”
 Câu 11: Dựa vào bảng dữ liệu sau:
Thời gian
Nội dung
Đến năm 1929
Phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân yêu nước kết thành một làn sóng dân tộc dân chủ ngày càng mạnh mẽ, đặt ra yêu cầu phải có sự lãnh đạo của một Đảng Cộng sản.
Tháng 3/1929
Tại số 5D, Hàm Long (Hà Nội) những người tiên tiến của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Bắc Kì lập ra chi bộ cộng sản đầu tiên. 
Tháng 5/1929
Tại Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên họp tại Hương Cảng (Trung Quốc), đoàn đại biểu Bắc Kì đưa ra vấn  đề thành lập đảng cộng sản, song không được chấp nhận, nên rút khỏi Đại hội về nước.
Ngày 17/6/1929
Đại biểu các tổ chức cơ sở  cộng sản ở miền Bắc họp đại hội thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng, thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ, ra báo Búa liềm, xây dựng cơ sở ở khắp nơi trong cả nước.
Tháng 8/1929
Các cán bộ lãnh đạo tiên tiến trong Tổng bộ và Kì bộ Nam Kì quyết  định thành lập An Nam Cộng sản đảng. Đảng có  một chi bộ hoạt động ở Trung Quốc, một số chi bộ hoạt động ở Nam Kì. Tờ  báo Đỏ là cơ quan ngôn luận của đảng.
Tháng 9/1929
Những thành viên trong Tân Việt Cách mạng đảng tuyên bố thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn, xây dựng nhiều chi bộ ở Trung Kì, Bắc Kỳ và cả Nam Kỳ.
 ( Nguồn: Lịch sử 12, NXB Giáo dục Việt Nam, H., 2013)
Dựa vào bảng dữ liệu trên, hãy cho biết Quá trình phân hóa của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đã dẫn đến sự thành lập các tổ chức cộng sản nào trong năm 1929?
A. Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng.
B. Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
C. Đông Dương Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
D. An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
Câu 12: Nguyên nhân chủ yếu nào khiến cho trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản sau cách mạng tháng Tám 1945, Đảng đề ra chủ trương “tránh trường hợp một mình đối đầu với nhiều lực lượng kẻ thù cùng một lúc”?
A. Chính quyền còn non trẻ, lực lượng vũ trang chưa được củng cố.
B. Kẻ thù đông và mạnh.
C. Nhân dân chưa sẵn sàng kháng chiến.
D. Đảng và Chính phủ cần tập trung giải quyết nạn đói.
Câu 13: Sự phát triển của phong trào công nhân Việt Nam từ 1926-1929 có ý nghĩa như thế nào đối vớí việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
 	A. Là nhân tố tích cực thúc đẩy việc hình thành các tổ chức cộng sản, để đến đầu năm 1930 thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
 	 B. Phong trào phát triển mạnh mẽ có ảnh hưởng rộng lớn trong toàn quốc có sức thu hút các lực lương xã hội khác tham gia thành lập Đảng Cộng Sản.
 	C.Phong trào công nhân càng lên cao ý thức giai cấp càng rõ rệt và giai cấp công nhân trưởng thành nhanh chóng khi Đảng Cộng sản ra đời 1930.
 	 D. Phong trào công nhân phát triên cùng với sự tăng nhanh của các cuộc bãi công, chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá và Đảng Cộng Sản ra đời.
Câu 14: Ngành ngoại thương ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân pháp được thể hiện như nào ?
A. Kém phát triển do việc đi lại buôn bán với bên ngoài khó khăn.
B. Phát triển mạnh, hàng hóa của Trung Quốc và Nhật Bản có điều kiện thuận lợi du nhập vào Việt Nam.
C. Phát triển mạnh, chủ yếu là hàng hóa Pháp, do hàng rào thuế quan của Pháp đánh vào hàng ngoại nhập.
D. Phát triển mạnh, do kính tế Đông Dương mở cửa, buôn bán với tất cả các nước trên thế giới. 
Câu 15: Căn cứ vào đâu để khẳng định Xô viết Nghệ - Tĩnh là hình thức sơ khai của chính quyền công nông ở nước ta, và đó thực sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng?
A. Thể hiện rõ bản chất cách mạng. Đó là chính quyền của dân, do dân, vì dân.
B. Vì lần đầu tiên chính quyền của địch tan rã, chính quyền của giai cấp vô sản đựơc thiết lập trong cả nước.
C. Lần đầu tiên chính quyền Xô viết thực hiện những chính sách thể hiện tính tự do dân chủ của một dân tộc được độc lập
D. Chính quyền Xô viết thành lập đó là thành quả đấu tranh gian khổ của nhân dân dưới sự lãnh đạo cùa Đảng.
Câu 16: Đọc đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu và trả lời câu hỏi: 
 “Ở đâu u ám quân thù
 Nhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soi
Ở đâu đau đớn giống nòi
Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền
Mười lăm năm ấy ai quên
Quê hương cách mạng dựng nên Cộng hòa”.
 Đoạn thơ trên đề cập đến tên gọi Khu giải phóng từng là căn cứ địa cách mạng của cả nước. Tên gọi Khu giải phóng ấy là gì. Đó là căn cứ cách mạng của cả nước trong khoảng thời gian nào?
A. Khu giải phóng Việt Bắc và là căn cứ địa cách cách của cả nước trong thời kỳ cách mạng tháng Tám và cuộc kháng chiến chống Pháp. 
B. Khu giải phóng Bắc Sơn – Võ Nhai và là căn cứ địa cách cách của cả nước trong thời kỳ cách mạng tháng Tám và cuộc kháng chiến chống Pháp.
C. Khu giải phóng Cao Bằng và là căn cứ địa cách cách của cả nước trong thời kỳ cách mạng tháng Tám và cuộc kháng chiến chống Pháp.
D. Khu giải phóng Đình Bảng và là căn cứ địa cách cách của cả nước trong thời kỳ cách mạng tháng Tám và cuộc kháng chiến chống Pháp.
Câu 17: Điểm giống nhau giữa Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Hiệp định Giơnevơ (21/7/1954) là:
A. Đây là những văn bản pháp lí quốc tế công nhận chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa
B. Đây là những văn bản pháp lí quốc tế buộc Pháp phải rút quân khỏi Việt Nam
C. Đây là những văn bản pháp lí quốc tế công nhận sự hợp pháp của Đảng cộng sản Đông Dương.
D. Đây là những văn bản pháp lí quốc tế công nhận chủ quyền của Việt Nam
Câu 18: Hãy lựa chọn sự kiện ở Bảng B cho phù hợp với mốc thời gian ở Bảng A.
Bảng A
Bảng B
TT
Thời gian
TT
Sự kiện
A
9 – 7 – 1925 
1
Trung đội Cứu quốc quân I được thành lập 
B
24 – 2 – 1930 
2
Nguyễn Ái Quốc đã cùng một số nhà yêu nước Triều Tiên, Indonexia thành lập Hội liên Hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.
C
14 – 2 – 1941 
3
Đại bộ phận quân Pháp rút khỏi Việt Bắc 
D
25 – 2 – 1941 
4
Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên tại Quảng Châu - Trung Quốc.
E
15 – 5 – 1945 
5
Theo đề nghị của Đông Dương Cộng liên đoàn, tổ chức này được gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam 
G
19 – 12 – 1947 
6
Quân Pháp rút khỏi Na Sầm về Lạng Sơn. 
H
8 – 10 – 1950 
7
Quân Pháp rút về Na Sầm 
I
10 – 12 – 1953 
8
Việt Nam Cứu quốc quân và Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân thống nhất thành Việt Nam giải phóng quân
9
Một bộ phận quân chủ lực của ta tiến công thị xã Lai Châu, loại khỏi vòng chiến đấu 24 đại đội địch, tỉnh Lai Châu được giải phóng. 
10
Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ.
11
Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi.
12
Trung đội Cứu quốc quân II được thành lập
A. A – 9; B – 5; C – 1; D – 12; E – 8; G – 6 ; H – 7; I – 2. 
B. A – 2; B – 5; C – 1; D – 12; E – 8; G – 7 ; H – 6; I – 9. 
C. A – 2; B – 5; C – 12; D – 1; E – 8; G – 6 ; H – 7; I – 9.
D. A – 2; B – 5; C – 1; D – 12; E – 8; G – 3 ; H – 7; I – 9.
Câu 19: Sự kiện nào sau đây chứng tỏ thực dân Pháp đã mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai ?
A. Ngày 2 - 9 -1945, khi nhân dân Sài Gòn-Chợ Lớn tổ chức mít tinh chào mừng ngày độc lập, thực dân Pháp xả súng bắn làm cho 47 người chết, và nhiều người bị thương.
B. Ngày 23 - 9 - 1945, được sự giúp đỡ của quân Anh, thực dân Pháp cho quân đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn.
c. Ngày 17- 11- 1946, thực dân Pháp đánh chiếm Hải Phòng.
D. Ngày 18 - 12 - 1946, thực dân Pháp gửi tối hậu thư yêu cầu Chính phủ ta giải tán lực lượng vũ trang, giao quyền kiểm soát thủ đô Hà Nội cho chúng
Câu 20: Nghị quyết của Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần 8 (5/1941) có viết: “Trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử tồn vong của quốc gia dân tộc. Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”
(Nguồn: Văn kiên Đảng, Toàn tập, tập 7, NXB Chính trị Quốc gia, H.,2000, trang 113)
Đoạn trích trên cho thấy chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương tại Hội nghị Trung ương lần thứ 8 là:
A. Tạm gác những nhiệm vụ của giai cấp, nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc
B. Hy sinh những quyền lợi của bộ phận, giai cấp vì quyền lợi quốc gia dân tộc
C. Nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, các nhiệm vụ khác phải đặt dưới nhiệm vụ này
D. Nếu vì quyền lợi giai cấp, bộ phận thì toàn thể quốc gia dân tộc sẽ chịu mãi kiếp ngựa trâu
Câu 21: Mặt trận Việt Minh do Nguyễn Ái Quốc sáng lập ngày 19 – 5 – 1941. Nhận định nào dưới đây nói về mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh là đúng và đầy đủ nhất?
A. Đảng là thành viên trung kiên, lãnh đạo trong Mặt trận Việt Minh
B. Mặt trận Việt Minh là tổ chức do Đảng thành lập, tổ chức hoạt động
C. Đảng là bộ phận độc lập, lãnh đạo, chỉ đạo mọi hoạt động của Mặt trận Việt Minh
D. Mặt trận Việt Minh và Đảng có mối quan hệ chặt chẽ, phối hợp thường xuyên
Câu 22: Giai cấp nào ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là lực lượng đầu tiên tiếp xúc với các trào lưu tư tưởng mới từ bên ngoài vào Việt Nam?
A. Giai cấp Công nhân 	
B. Giai cấp nông dân
C. Giai cấp tư sản dân tộc	
D. Giai cấp tiểu tư sản
Câu 23: Các số liệu sau đây, số liệu nào đúng nhất ?
A. Riêng trong tháng 5/1930, cả nước có 50 cuộc đấu tranh của nông dân, 20 cuộc đấu tranh của công nhân, 8 cuộc đấu tranh của học sinh và dân nghèo thành thị
B. Riêng trong tháng 5/1930 cả nước có 30 cuộc đấu tranh của nông dân, 40 cuộc đấu tranh của công nhân và 4 cuộc đấu tranh của học sinh và dân nghèo thành thị
C. Riêng trong tháng 5/1930 cả nước có 34 cuộc đấu tranh của nông dân, 16 cuộc đấu tranh của công nhân và 4 cuộc đấu tranh của học sinh và dân nghèo thành thị
D. Riêng trong tháng 5/1930 cả nước có 16 cuộc đấu tranh của nông dân, 34 cuộc đấu tranh của công nhân và 4 cuộc đấu tranh của học sinh và dân nghèo thành thị
Câu 24: Theo quy định của Hiệp định Giơnevơ về việc chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương (7 - 1954), quân đội nhân dân Việt Nam ở Nam vĩ tuyến 17 
A. Yếu hơn Pháp	B. Mạnh hơn Pháp
C. Cân bằng với Pháp	D. Không còn
Câu 25: Vì sao cuối năm 1928 đầu năm 1929, những người cộng sản Việt Nam thấy cần thiết phải thành lập một Đảng Cộng sản để lãnh dạo phong trào đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc?
	A. Do phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta phát triển mạnh.
	B. Do phong trào dân tộc và dân chủ, đặc biệt là phong trào công nông theo con đường cách mạng Việt Nam phát triển mạnh.
C. Trước sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái, Việt Nam quốc dân đảng tan rã.
D. Sự phát triển mạnh của hai tổ chức Thanh niên và Tân Việt.
Câu 26: Từ năm 1919 đến năm 1925, Nguyễn Ái Quốc đã tham gia sáng lập những tổ chức nào của của các dân tộc bị áp bức và của Việt Nam? Trong đó, tổ chức nào có vai trò quan trọng nhất đối với cách mạng Việt Nam? 
A. Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa (1921); Cộng sản đoàn (2-1925); Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên (6-1925); Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông (7-1925) và Trong các tổ chức trên, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên có vai trò quan trọng nhất đối với cách mạng Việt Nam .
B. Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa (1921); Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên (6-1925); Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông (7-1925) và Trong các tổ chức trên, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên có vai trò quan trọng nhất đối với cách mạng Việt Nam .
C. Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa (1921); Tâm tân xã; Cộng sản đoàn (2-1925); Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên (6-1925); Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông (7-1925) và Trong các tổ chức trên, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên có vai trò quan trọng nhất đối với cách mạng Việt Nam .
D. Đảng Cộng sản Pháp (1920) ; Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa (1921); Cộng sản đoàn (2-1925); Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên (6-1925); Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông (7-1925) và Trong các tổ chức trên, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên có vai trò quan trọng nhất đối với cách mạng Việt Nam .
Câu 27: Trong các nội dung sau đây, nội dung nào không nằm trong Hiệp định Giơ-ne-vơ?
A. Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia.
B. Hai bên thực hiện ngừng bắn ở Nam Bộ để giải quyết vấn đề Đông Dương bằng con đường hoà bình.
C. Việt Nam sẽ thực hiện thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7/1956.
D. Trách nhiệm thi hành Hiệp định thuộc về những người ký Hiệp định và những người kế tục nhiệm vụ của họ.
Câu 28: Luận điểm nào sau đây nói đúng nhất về những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1950 ) của quân và dân ta ?
A. Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến (1946 – 1950), ta đã xây dựng được lực lượng mọi mặt, chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài và bước đầu giành thắng lợi quan trọng với chiến thắng Việt bắc thu – đông năm 1947 và Biên giới thi – đông năm 1950.
B. Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến (1946 – 1950), ta đã xây dựng được lực lượng mọi mặt và lực lượng kháng chiến của ta đã trưởng thành chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài, toàn diện, tiếp tục giữ vững quyền chủ động trên chiến trường và giành nhiều thắng lợi quan trọng tạo điều kiện cho cuộc kháng chiến nhanh chóng kết thúc.
C. Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến (1946 – 1950), ta đã chuẩn bị được mọi điều kiện về lực lượng vũ trang cho cuộc chiến đấu lâu dài và bước đầu giành thắng lợi quan trọng với chiến thắng Việt bắc thu – đông năm 1947 và Biên giới thi – đông năm 1950.
D. Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến (1946 – 1950), ta đã bước đầu chuẩn bị được mọi điều kiện về mặt trận chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa- giáo dục và giành thắng lợi to lớn trong chiến dịch Việt Bắc năm 1947, Biên giới năm 1950 nhằm tạo điều kiện cho cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc. 
Câu 29: Mục tiêu chung của các thế lực phản động trong và ngoài nước đối với nước ta sau cách mạng thánh Tám là?
A. Bảo vệ chính quyền Trần Trọng Kim ở Việt Nam.
B. Đưa thực dân Pháp trở lại Việt Nam.
C. Mở đường cho đế quốc Mĩ xâm lược Việt Nam.
D. Chống phá chính quyền cách mạng Việt Nam.
Câu 30: Cho các sự kiện lịch sử sau:
1. Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị thành lập Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam và Ủy ban Dân tộc giải phóng các cấp.
2. Ban Thường Vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” 
3. Theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, khu giải phóng chính thức được thành lập, gọi là Khu giải phóng Việt Bắc.
4. Ban thường vụ Trung ương Đảng họp tại Võng La ( Đông Anh – Phúc Yên). Hội nghị đã vạch ra kế hoạch cụ thể về việc chuẩn bị toàn diện cho cuộc kh

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_thu_chat_luong_lan_1_nam_2017_cua_CLB.doc