Đề thi thử THPT Quốc gia lần I môn Hóa học năm 2017 - Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong

doc 11 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 25/07/2022 Lượt xem 212Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia lần I môn Hóa học năm 2017 - Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT Quốc gia lần I môn Hóa học năm 2017 - Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong
Đề thi thử THPT Quốc Gia trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong - Lần 1 - năm 2017
Môn: Hóa Học
Câu 1: Sắt khi tác dụng với hóa chất nào sau đây, thu được sản phẩm là hợp chất sắt(III)  ?
	A. Dung dịch HCl.   	B. Dung dịch H2SO4 loãng.
	C. Khí clo.   	D. Bột lưu huỳnh.
Câu 2: Anilin có công thức phân tử là:
	A. C3H7O2N	B. C2H5O2N	C. C6H7N	D. C7H9N
Câu 6: Đường glucozơ có nhiều trong hoa quả chín, đặc biệt là nho chín. Công thức phân tử của glucozơ là:
	A. C6H10O5	B. C6H12O6	C. C12H22O11	D. C18H32O16
Câu 7: Hòa tan hoàn toàn m gam Mg trong dung dịch HCl dư, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là:
	A. 4,8.	B. 2,4.	C. 7,2.	D. 3,6. 
Câu 8: Hai chất nào sau đây đều thủy phân được trong dung dịch NaOH đun nóng ?
	A. Saccarozơ và tristearin.	B. Xenlulozơ và triolein.
	C. Etyl axetat và Gly-Ala.	D. Etylamin và Metyl fomat. 
Câu 10: Thủy tinh hữu cơ (hay thủy tinh plexiglas) là một vật liệu quan trong, được sử dụng làm kính lúp, thấu kính, kính chống đạn,..Thủy tinh hữu cơ được tổng hợp từ phản ứng trùng hợp ?
	A. CH2=CH-COO-CH3.	B. CH2=CH(CH3)-COO-CH3.
	C. CH3-COO-CH=CH2	D. CH2=CH-CN. 
Câu 11: Hai kim loại nào sau đây tan đều tác dụng với dung dịch H2SO4 (loãng) và dung dịch FeSO4 
	A. Mg và Ag.	B. Zn và Cu.	C. Cu và Ca.	D. Al và Zn. 
Câu 12: Kim loại nào sau đây tan mạnh trong nước ở nhiệt độ thường ?
	A. Al	B. Mg	C. Fe	D. Na
Câu 13: Cho 13 gam bột Zn vào dung dịch chứa 0,1 mol AgNO3 và 0,2 mol Cu(NO3)2. Sau phản ứng hoàn toàn, thu được kết tủa có khối lượng là:
	A. 20,4.	B. 17,2.	C. 12,8.	D. 23,6. 
Câu 14: Cho dãy các chất sau: (1) CH3NH2, (2) (CH3)2NH, (3) C6H5NH2, (4) C6H5CH2NH2. Sự sắp xếp đúng với lực bazơ của các chất là:
	A. (3) < (4) < (2) < (1).	B. (4) < (3) < (1) < (2).	
	C. (2) < (3) < (1) < (4). 	D. (3) < (4) < (1) < (2). 
Câu 15: Cho sơ đồ phản ứng hóa học sau :
 (1) X + NaOH Y + Z 
 (2) Y + HCl CH3COOH + NaCl
 (3) Z + O2  CH3COOH + H2O
Công thức phân tử của X là:
	A. C3H6O2	B. C4H6O2	C. C4H8O2	D. C5H8O2
Câu 18: Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ bên dưới:
Hãy cho biết phát biểu nào sau đây không đúng ?
	A. Thanh Zn bị tan dần và khí hiđro thoát ra ở cả thanh Zn và thanh Cu.
	B. Thanh Zn bị tan dần và khí hiđro chỉ thoát ra ở phía thanh Zn.
	C. Thí nghiệm trên mô tả cho quá trình ăn mòn điện hóa học.
	D. Thanh Zn là cực âm và thanh Cu là cực dương của pin điện. 
Câu 24: Hỗn hợp X gồm etyl axetat, metyl propionat, isopropyl fomat. Thủy phân hoàn toàn X cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 1M và KOH 1,5M, đun nóng, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam hỗn hợp muối và 25 gam hỗn hợp ancol. Giá trị của m là:
	A. 43,8.	B. 42,4.	C. 40,6.	D. 39,5. 
Câu 25: Hòa tan vừa hết 22,5 gam hỗn hợp X gồm M, MO, M(OH)2 trong 100 gam dung dịch HNO3 nồng độ 44,1%, thu được 2,24 lít khí NO (đktc) và dung dịch sau phản ứng chỉ chứa muối M(NO3)2 có nồng độ 47,2%. Kim loại M là:
	A. Mg.	B. Cu.	C. Zn.	D. Fe. 
Câu 26: Cho các chất sau:
 (1) ClH3N-CH2-COOH 	 (2) H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH
 (3) CH3-NH3-NO3 	 (4) (HOOC-CH2-NH3)2SO4
 (5) ClH3N-CH2-CO-NH-CH2-COOH 	 (6) CH3-COO-C6H5
Số chất trong dãy khi tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được dung dịch chứa hai muối là: 
	A. 4	B. 3	C. 5	D. 6
Câu 27: Cho sơ đồ phản ứng sau:
Biết các phản ứng trên đều xảy ra theo đúng tỉ lệ mol. Phát biểu nào sau đây là sai ?
	A. X3 là hợp chất hữu cơ tạp chức.	B. Nhiệt độ sôi của X4 cao hơn của X1.
	C. Phân tử X2 có 6 nguyên tử hidro.	D. Hợp chất Y có 3 đồng phần cấu tạo
Câu 33: Hai chất hữu cơ X và Y đều có công thức phân tử C4H6O4. X tác dụng với NaHCO3, giải phóng khí CO2. Y có phản ứng tráng gương. Khi cho X hoặc Y tác dụng với NaOH đun nóng, đều thu được một muối và một ancol. Công thức cấu tạo của X và Y tương ứng là:
	A. CH3-OOC-CH2-COOH và H-COO-CH2-CH2-OOC-H.
	B. CH3-OOC-CH2-COOH và H-COO-CH2-OOC-CH3.
	C. HOOC-COO-CH2-CH3 và H-COO-CH2-COO-CH3.
	D. CH3-COO-CH2-COOH và H-COO-CH2-OOC-CH3. 
Câu 34: Tripeptit X mạch hở có công thức phân tử C10H19O4N3. Thủy phân hoàn toàn một lượng X trong dung dịch 400,0 ml dung dịch NaOH 2M (lấy dư), đun nóng, thu được dung dịch Y chứa 77,4 gam chất tan. Cho dung dịch Y tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, sau đó cô cạn cẩn thận, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
	A. 124,9.	B. 101,5.	C. 113,2.	D. 89,8. 
Câu 35: Cho các hỗn hợp (tỉ lệ mol tương ứng) sau:
 (a) Al và Na (1 : 2) vào nước dư. 
 (b) Fe2(SO4)3 và Cu (1 : 1) vào nước dư.
 (c) Cu và Fe2O3 (2 : 1) vào dung dịch HCl dư. 
 (d) BaO và Na2SO4 (1 : 1) vào nước dư.
 (e) Al4C3 và CaC2 (1 : 2) vào nước dư. 
 (f) BaCl2 và NaHCO3 (1 : 1) vào dung dịch NaOH dư. 
Số hỗn hợp chất rắn tan hoàn toàn và chỉ tạo thành dung dịch trong suốt là: 
	A. 4	B. 3	C. 6	D. 5
Câu 36: Nung hỗn hợp gồm Al, Fe3O4 và Cu ở nhiệt độ cao, thu được chất rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư, thu được chất rắn Y và khí H2. Cho Y vào dung dịch chứa AgNO3, thu được chất rắn Z và dung dịch E chứa 3 muối. Cho dung dịch HCl vào E, thu được khí NO. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần chất tan trong E là:
	A. Al(NO3)3, Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3.	B. Cu(NO3)2, Fe(NO3)3 và AgNO3.
	C. Cu(NO3)2, Fe(NO3)2 và Al(NO3)3.	D. Cu(NO3)2, Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3. 
Câu 37: Điện phân (với điện cực trơ, màng ngăn) dung dịch chứa hỗn hợp CuSO4 và NaCl (tỉ lệ mol 1 : 1) bằng dòng điện một chiều có cường độ ổn định. Sau t (h), thu được dung dịch X và sau 2t (h), thu được dung dịch Y. Dung dịch X tác dụng với bột Al dư, thu được a mol khí H2. Dung dịch Y tác dụng với bột Al dư, thu được 4a mol khí H2. Phát biểu nào sau đây không đúng ?
	A. Tại thời điểm 2t (h), tổng số mol khí thoát ra ở hai cực là 9a mol.
	B. Khi thời gian là 1,75t (h), tại catot đã có khí thoát ra.
	C. Tại thời điểm 1,5t (h), Cu2+ chưa điện phân hết.
	D. Nước bắt đầu điện phân tại anot ở thời điểm 0,75t (h). 
Câu 38: Hỗn hợp X gồm các peptit mạch hở và các amino axit (các amino axit tự do và amino axit tạo peptit đều có dạng H2N-CnH2n-COOH). Thủy phân hoàn toàn m gam X trong dung dịch NaOH, đun nóng, thấy có 1,0 mol NaOH đã phản ứng và sau phản ứng thu được 118 gam hỗn hợp muối. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X bằng oxi, sau đó cho sản phẩm cháy hấp thụ hết bởi nước vôi trong dư, thu được kết tủa và khối lượng dung dịch vôi trong giảm 137,5 gam. Giá trị của m là:
	A. 82,5.	B. 74,8.	C. 78,0.	D. 81,6. 
Câu 39: Hỗn hợp E gồm hai axit cacboxylic X và Y đơn chức và este tạo từ ancol Z no, hai chức, mạch hở với X và Y, trong đó số mol X bằng số mol của Z (X, Y có cùng số nguyên tử hiđro, trong đó X no, mạch hở và Y mạch hở, chứa 1 liên kết C=C). Đốt cháy hoàn toàn m gam E, thu được 0,3 mol CO2 và 0,22 mol H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn m gam E trong dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được a gam muối và 1,24 gam ancol Z. Giá trị của a là:
	A. 9,54.	B. 8,24.	C. 9,16.	D. 8,92. 
Câu 40: Hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4 và Cu (trong đó số mol FeO bằng 1/4 số mol hỗn hợp X). Hòa tan hoàn toàn 27,36 gam X trong dung dịch chứa NaNO3 và HCl, thu được 0,896 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của NO3-, ở đktc) và dung dịch Y chỉ chứa muối clorua có khối lượng 58,16 gam. Cho Y tác dụng với AgNO3 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là: 
	A. 106,93.	B. 155,72.	C. 110,17.	D. 100,45. 
Đáp án
1-C
4-B
5-A
6-B
10-B
11-D
14-D
15-B
16-B
20-C
21-C
24-A
26-C
30-C
31-B
32-D
33-A
34-A
36-D
37-D
38-A
39-D
40-B
LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án C
Câu 2: Đáp án C
Câu 3: Đáp án C
Câu 4: Đáp án B
Dựa vào dãy điện hóa kim loại : từ trái sang phải, tính khử giảm dần
Câu 5: Đáp án A
Câu 6: Đáp án B
Câu 7: Đáp án D
Phương pháp : Bảo toàn e
 Lời giải :
Bảo toàn e : 2nMg = 2nH2 => nMg = nH2 = 0,15 mol
=> mMg = 3,6g
Phương pháp : Bảo toàn e
 Lời giải :
nAg = nAgNO3 = 0,1 mol
Bảo toàn e : 2nZn = 2nCu + nAg => nCu = 0,15 mol
=> mrắn = mAg + mCu = 20,4g
Câu 14: Đáp án D
So sánh tính bazơ của các amin
(Rthơm)3N < (R thơm)2NH < RthơmNH2 < NH3 < Rno NH2 < (Rno)2NH < (Rno)3N
   Chú ý rằng với gốc Rno càng cồng kềnh thì ảnh hưởng không gian của nó càng lớn làm cản trở quá trình H+ tiến lại gần nguyên tử N nên (Rno)2NH < (Rno)3N sẽ không còn đúng nữa.
Câu 15: Đáp án B
Z : CH3CHO
Y : CH3COONa
X : CH3COOCH=CH2 (C4H6O2)
Câu 16: Đáp án B
Phương pháp : bài toán tính pH của dung dịch :
            pH = - log[H+] = 14 + log[OH-]
 Lời giải :
nH+ dư = nHCl – 2nBa(OH)2 = 0,12V – 2.0,05V = 0,02V (mol)
=> CH+ = 0,02V : 2V = 0,01
=> pH = - log[H+] = 2
Đáp án B
Câu 17: Đáp án A
Phương pháp : Bảo toàn e
 Lời giải :
Có : hỗn hợp (Fe,FeO) + H2SO4 -> FeSO4
Bảo toàn Fe : nFeSO4 = nFe+FeO = 0,3 mol
=> m = 45,6g
Câu 18: Đáp án B
Thí nghiệm thể hiện một pin điện hóa
Anot(Zn) : Zn -> Zn2+ + 2e
electron di chuyển từ thanh Zn qua thanh Cu qua dây dẫn
Tại thanh Cu, H+ sẽ kết hợp với electron => H2
=> khí H2 thoát ra ở phía thanh Cu
Câu 19: Đáp án A
Phương pháp : Cho amin tác dụng với HCl: (PP Giải bài tập dùng tăng giảm khối lượng)
Với amin A, có a nhóm chức, giả sử amin bậc I
         R(NH2)a + a HCl  R(NH3Cl)a
Số chức amin: a = nHCl : nA
Định luật bảo toàn khối lượng cho ta : mamin  + mHCl = mmuối
Lời giải :
Có : mMuối – mX = mHCl => nHCl = 0,1 mol
=> MX = 59g (C3H9N)
Các công thức cấu tạo thỏa mãn :
C – C – C – NH2
C – C(CH3) – NH2
C – NH – C – C
(CH3)3N
Câu 22: Đáp án D
NaAlO2 + HCl + H2O -> Al(OH)3 + NaCl
Câu 23: Đáp án B
Phương pháp : Bảo toàn e
 Lời giải :
Khi X tác dụng với NaOH dư thì : nAl = 2/3 mol
Khi cho X tác dụng với HCl dư thì :
Bảo toàn e : 2nFe + 3nAl = 2nH2 => nFe = 1 mol
Vậy %mAl = 75,67%
Câu 24: Đáp án A
Phương pháp : Bảo toàn khối lượng
 Lời giải :
Khi X tác dụng với dung dịch kiềm thì :
nX = nKOH + nNaOH = 0,5 mol
Bảo toàn khối lượng : mmuối = mX + mNaOH + mKOH – mancol = 43,8g
Câu 25: Đáp án B
Phương pháp : Bảo toàn nguyên tố
Lời giải :
Ta có : mdd sau pứ = mX + mdd HNO3 – mNO = 119,5g
Bảo toàn nguyên tố N : 2nM(NO3)2 = nHNO3 – nNO => nM(NO3)2 = 0,3 mol
Lại có : mM(NO3)2 = mdd sau pứ.C%M(NO3)2 = 56,4g
=> MM(NO3)2 = 188g => Cu(NO3)2 . Vậy M là Cu
Câu 26: Đáp án C
Các chất thỏa mãn : (1), (2), (4), (5), (6)
Câu 27: Đáp án D
X1 : C2H5OH
X2 : HOCH2CH2COOH
X3 : HOCH2CH2COOCH3
X4 : CH3COOH
D sai. Vì Y chỉ có 2 đồng phân là : 
CH3COOCH2CH2COOC2H5 và CH3CH(OOCCH3)COOC2H5
Câu 28: Đáp án C
Phương pháp : Bảo toàn khối lượng
 Lời giải :
Khi cho m gam axit glutamic tác dụng với 0,2 mol NaOH thì :
Bảo toàn khối lượng : mGlutamic + mNaOH = mrắn + mH2O
=> nGlutamic = 0,08 mol (Với nH2O = 2nGlutamic)
Khi cho X tác dụng với HCl thì  : nHCl = nGlutamic + nNaOH = 0,28 mol
=> VHCl = 0,28 lit
Câu 29: Đáp án A
Câu 30: Đáp án C
Câu 31: Đáp án B
B1 : Xác định thành phần các chất trong E
Giả sử m = 10g, khi đó : nX = 0,1 mol
Theo dữ kiện đề bài thì khi cho Y vào nước dư thu được 0,025 mol CaCO3
=> hỗn hợp X chứa 0,025 mol CaCO3 và 0,075 mol KHCO3. Các quá trình phản ứng xảy ra như sau :
2KHCO3 -> K2CO3 + CO2
CaCO3 -> CaO + CO2
Khi cho Y vào nước dư thì :
K2CO3 + CaO + H2O -> CaCO3 + 2KOH
Vậy dung dịch E gồm K2CO3 dư (0,0125 mol) và KOH (0,05 mol)
B2 : Dựa vào thành phần các chất trong E => Tính số mol HCl
Lượng HCl cho vào E đến khi bắt đầu thoát ra khí là : nHCl(1) = nK2CO3(E) + nKOH = 0,0625 mol
Lượng HCl cho vào E đến khi thoát ra hết khí là : nHCl(2) = 2nK2CO3(E) + nKOH = 0,075 mol
=> nHCl(1) : nHCl(2) = 5 : 6
Câu 32: Đáp án D
X tác dụng với Cu(OH)2 trong điều kiện thường => các đáp án có saccarozo thỏa mãn
=> Loại A và B Z làm quì tím chuyển xanh => không thể là Glyxin
=> Loại C
Câu 33: Đáp án A
X tác dụng với NaHCO3 tạo CO2 => gốc COOH
Y có tác dụng tráng gương => có nhóm –CHO
Câu 34: Đáp án A
Phương pháp : Bảo toàn khối lượng
 Lời giải :
Khi cho X tác dụng với 0,8 mol NaOH thì :
mX + mNaOH = mrắn + mH2O (Có : nX = nH2O)
=> nX = 0,2 mol
Khi cho dung dịch Y tác dụng với HCl dư thì :
mmuối = 245nX + 2.18nX + 3.36,5nX + 58,5nNaCl = 124,9g (Với nNaCl = nNaOH = 0,8 mol)
Câu 35: Đáp án B
Các thí nghiệm thỏa mãn là : (a), (b), (e)
Câu 36: Đáp án D
X + NaOH thu được H2 => Al dư => Fe3O4 chuyển hết thành Fe
=> X gồm : Al2O3 ; Al ; Fe ; Cu
=> Y gồm : Fe ; Cu
Y + AgNO3 => chất rắn Z + dung dịch E chứa 3 muối (Fe3+ ; Fe2+ ; Cu2+)
=> chất rắn chỉ gồm Ag
Câu 37: Đáp án D
Phương pháp : Bảo toàn điện tích
Lời giải :
Tại 2t(s) thì dung dịch sau điện phân gồm SO42- (x mol), Na+ (y mol) và H+ (8a mol)
Bảo toàn điện tích : 2nSO4 = nNa+ + nH+ => 2x = x + 8a => x = 8a
Tại t(s) thì quá trình điện phân xảy ra như sau :
Tại Catot :
Cu2+ + 2e -> Cu
Tại Anot :
2Cl- -> Cl2 + 2e
2H2O -> 4H+ + O2 + 4e
Dung dịch sau điện phân gồm Cu2+ , H+ (2a mol), Na+ (x mol), SO42- (x mol)
Ta có : ne trao đổi = 2nCl- + nH+ = x + 2a = 10a
Như vậy ta thấy :
D sai. VÌ nước bắt đầu điện phân ở anot tại thời điểm 0,8t (s)
Câu 38: Đáp án A
Phương pháp : Bảo toàn khối lượng , Qui đổi.
Lời giải :
Qui đổi hỗn hợp X thành C2H3ON , -CH2 , H2O (x mol) (Với nC2H3ON = nNaOH = 1 mol)
Xét hỗn hợp muối ta có : mmuối = mNH2CH2COONa + 14nCH2 => nCH2 = 1,5 mol
Khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X thì :
nCO2 = 2nC2H3ON + nCH2 = 3,5 mol và nH2O(spc) = 1,5nC2H3ON + nCH2 + nH2O = 3 + x
Khi sục sản phầm cháy  vào dung dịch Ca(OH)2 thì :
mgiảm = mCaCO3 – (mCO2 + mH2O) => nH2O = 0,25 mol
Vậy mX = 82,5g
Câu 39: Đáp án D
B1 : Xác định số mol E và số C trung bình các chất trong E => Biện luận
Khi đốt cháy chất hữu cơ (C,H,O)
=> nCO2 – nH2O = (số pi – 1).nchất ban đầu
hỗn hợp E có : X có 1 pi ; Y có 2 pi , Z có 3 pi
=> nCO2 – nH2O = nY + 2nZ  = nCOO = nX + nY + nZ (Do nX = nZ)
=> nE = nCO2 – nH2O = 0,08 mol
Số C trung bình mỗi chất trong E = 0,3 : 0,08 = 3,75
Vì Z là este tạo bởi X và Y => số C cao hơn Y,X và cao hơn 3,75
Y là axit đơn chức 1 liên kết C=C => ít nhất có 3C
=> Y là CH2=CHCOOH => X là CH3COOH (X và Y có cùng H)
B2 : Xác định số mol trừng chất trong E => khối lượng muối a(g) Bảo toàn nguyên tố : mE = mC + mH + mO = 12nCO2 + 2nH2O + 16.2nCOO = 6,6g
E gồm : x mol CH3COOH ; y mol C2H3COOH ; x mol CH3COOCnH2nOOCC2H3
=> 2x + y = 0,08 mol
Bảo toàn C : 2x + 3y + (n + 5)x = 0,3 mol
Ancol là CnH2n(OH)2 : x mol
=> (14n + 34)x = 1,24g
Giải hệ 3 ẩn ta được : x = 0,02 ; y = 0,04 ; xn = 0,04
=> n = 2
muối gồm : 0,04 mol CH3COONa và 0,06 mol C2H3COONa
=> a = 8,92g
Câu 40: Đáp án B
Phương pháp : Bảo toàn khối lượng, Bảo toàn e, Bảo toàn nguyên tố
Lời giải :
B1 : Xác định số mol các chất trong X
Khi cho X tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm NaNO3 và HCl thì :
Bảo toàn khối lượng : mX + mHCl + mNaNO3 = mmuối + mNO + mH2O
(Với nH2O = 0,5nHCl ; nNaNO3 = nNO = 0,04 mol)
=> nHCl = 1,04 mol
Xét hỗn hợp rắn X ta có : nO(X) = 0,5.(nHCl – 4nNO) = 0,44 mol.
Theo đề bài ta có hệ sau :
72nFeO + 232nFe3O4 + 64nCu = mX
3nFeO – nFe3O4 – nCu = 0
nFeO + 4nFe3O4 = nO(X) (Bảo toàn O)
=> nFeO = 0,04 ; nFe3O4 = 0,1 ; nCu = 0,02 mol
B2 : Cho X phản ứng với AgNO3 => Xác định thành phần của kết tủa.
Khi cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì hỗn hợp kết tủa gồm Ag và AgCl
Bảo toàn e : nAg = nFeO + nFe3O4 + 2nCu – 3nNO = 0,06 mol
Và : nAgCl = nHCl = 1,04 mol
Vậy mkết tủa = mAgCl + mAg = 155,72g

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_lan_i_mon_hoa_hoc_nam_2017_truong_t.doc