Đề thi thử THPT Quốc gia lần 3 môn Hóa học năm 2017 - Nguyễn Anh Phong

pdf 4 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 23/07/2022 Lượt xem 242Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia lần 3 môn Hóa học năm 2017 - Nguyễn Anh Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT Quốc gia lần 3 môn Hóa học năm 2017 - Nguyễn Anh Phong
1 
THẦY: NGUYỄN ANH PHONG 
(NAP) 
Ngày 19/11/2016 
ĐỀ THI THỬ KỲ THI QUỐC GIA NĂM 2017 
MÔN THI: HÓA HỌC – LẦN 3 
Thời gian làm bài 50 phút (không kể thời gian phát đề) 
Đề thi được post tại group facebook: TƯ DUY HÓA HỌC_NGUYỄN ANH PHONG 
Lời giải chi tiết chỉ có trên web: Qstudy.vn 
Thời gian nộp bài muộn nhất: 22h10 phút. 
Câu 01: Cacbohidrat nào sau đây có nhiều trong cây mía, củ cải đường? 
 A. amilozơ B. saccarozơ C. glucozơ D. Mantozơ 
Câu 02: Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là 
 A. stiren. B. Axit ađipic. C. caprolactam. D. vinyl xyanua. 
Câu 03: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím đổi thành màu xanh? 
 A. Glyxin B. Valin C. Lysin D. Alanin 
Câu 04: Chất nào sau đây có phản ứng màu biure? 
 A. Glixerol B. Gly-Ala C. Glucozơ D. Ala-Val-Gly 
Câu 05: Đốt cháy hoàn toàn 7,92 gam hỗn hợp chứa glucozơ, fructozơ, saccarozơ cần vừa đủ 6,048 lít 
khí O2 (đktc). Sản phẩm cháy thu được cho qua bình đựng nước vôi trong dư thầy xuất hiện m gam kết 
tủa. Giá trị của m là: 
 A. 22,0 B. 25,0 C. 30,0 D. 27,0 
Câu 06: Chất nào sau đây có khả năng làm quỳ tím xanh? 
 A. Alanin B. Anilin C. Etylamin D. Glyxin 
Câu 07: Chất nào sau đây có công thức phân tử là C3H4O2? 
 A. Vinylfomat B. Etylfomat C. Metylaxetat D. Phenylaxetat 
Câu 08: Axit oleic có công thức là: 
 A. C15H31COOH B. C17H35COOH C. C17H33COOH D. C17H31COOH 
Câu 09: Cho các chất sau: Glucozơ, saccarozơ, isopren, axit metacrylic, vinyl axetat, phenyl amin, metyl 
fomat, phenol, fructozơ. Số chất phản ứng được với dung dịch nước brom ở nhiệt độ thường là: 
 A. 6 B. 7 C. 8 D. 5 
Câu 10: Thủy phân 51,3 gam saccarozơ trong 100 ml dung dịch HCl 1M với hiệu suất 60%. Trung hòa 
lượng axit bằng NaOH vừa đủ rồi cho AgNO3/NH3 (vừa đủ) vào, sau khi các phản ứng hoàn toàn thấy 
xuất hiện m gam kết tủa. Giá trị của m là: 
 A. 38,88 B. 53,23 C. 32,40 D. 25,92 
Câu 11: Loại tơ nào sau đây khi đốt cháy hoàn toàn chỉ thu được CO2 và H2O. 
 A. Nilon-6,6 B. Tơ olon C. Tơ tằm D. Tơ lapsan 
Câu 12: Este X không tác dụng với Na. X tác dụng dd NaOH thu được một ancol duy nhất là CH3OH và 
muối natri ađipat. CTPT của X là. 
 A. C8H14O4 B. C4H6O4 C. C6H10O4 D. C10H18O4 
Câu 13: Trong các tên gọi dưới đây, chất nào có lực bazơ mạnh nhất ? 
 A. NH3 B. C6H5CH2NH2 C. C6H5NH2 D. (CH3)2NH 
Câu 14: Cho 3,05 gam phenylfomat vào 600 ml dung dịch NaOH 0,1M. Sau khi các phản ứng hoàn toàn, 
cô cạn dung dịch thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là: 
 A. 4,6 B. 5,2 C. 5,0 D. 3,1 
2 
Câu 15: Một hợp chất hữu cơ A có công thức C3H9O2N. Cho A phản ứng với dd NaOH, đun nhẹ, thu 
được muối B và khí C làm xanh quỳ ẩm. Nung B với NaOH rắn (xúc tác CaO) thu được một hidrocacbon 
đơn giản nhất. CTCT của A là: 
 A. CH3COONH3CH3. B. CH3CH2COONH4. 
 C. HCOONH3CH2CH3. D. HCOONH2(CH3)2. 
Câu 16: Cho các hợp chất sau đây: 
1. H2N(CH2)5CONH(CH2)5COOH 2. H2NCH(CH3)CONHCH2COOH 
3. H2NCH2CH2CONHCH2COOH 4. H2N(CH2)6CONH(CH2)4COOH 
5. H2NCH2CONHCH(CH3)COOH 
Hợp chất nào có liên kết peptit? 
 A. 1,2,3,4,5 B. 2,5 C. 3,5 D. 2,4 
Câu 17: Chất rắn kết tinh, nhiệt độ nóng chảy cao, dễ tan, là tính chất của chất nào sau đây? 
 A. C6H5NH2 B. C2H5OH C. CH3COOH D. H2NCH2CH2COOH 
Câu 18: Hỗn hợp E chứa ba este đều đơn chức (được tạo cùng từ một axit và 3 ancol no, đồng đẳng liên 
tiếp). Đốt cháy hoàn toàn 6,98 gam E thu được CO2 và H2O với tổng khối lượng là 16,74 gam. Thuỷ phân 
hoàn toàn lượng E trên bằng NaOH vừa đủ, sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được m gam muối khan. 
Giá trị của m là: 
 A. 12,3 B. 10,2 C. 8,2 D. 6,8 
Câu 19: Este X có công thức phân tử là C4H6O2 khi thủy phân trong môi trường axit thu được ancol có 
khả năng làm mất màu nước brom. Công thức cấu tạo thu gọn của X là: 
 A. CH3COO-CH=CH2 B. HCOO-CH=CH-CH3 
 C. HCOO-CH2CH=CH2 D. CH2=CH-COOCH3 
Câu 20: Polime nào sau đây là polime nhân tạo? 
 A. Xenlulozơ trinitrat B. PVC C. PE D. Thủy tinh hữu cơ 
Câu 21: Polime nào sau đây có cấu trúc mạng không gian? 
 A. Cao su buna B. Aminozơ C. Glicogen D. Cao su lưu hóa 
Câu 22: N – metyletanamin có công thức là: 
 A. C2H5NHCH3 B. CH3NHCH3 C. CH3NH2 D. CH3NH2C2H5 
Câu 23: Hòa tan 6 gam Gly vào 200 ml dung dịch hỗn hợp chứa HCl 0,1M và H2SO4 0,15M thu được 
dung dịch X. Cho 6,8 gam NaOH tan hết trong dung dịch X được dung dịch Y. Sau khi các phản ứng 
hoàn toàn, cô cạn Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là: 
 A. 13,59 B. 14,08 C. 12,84 D. 15,04 
Câu 24: Hợp chất X không no mạch hở có công thức phân tử C5H8O2, khi tham gia phản ứng xà phòng 
hoá thu được một anđehit và một muối của axit hữu cơ. Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với X 
(không kể đồng phân hình học) 
 A. 4 B. 5 C. 2 D. 3 
Câu 25: Hỗn hợp A gồm một amin đơn chức, một anken, một ankan. Đốt cháy hoàn toàn 12,95 gam hỗn 
hợp cần V lít O2 (đktc) thu được 19,04 lít CO2 (đktc), 0,56 lít N2 (đktc) và H2O. Giá trị của V là: 
 A. 34,048 B. 31,360 C. 32,536 D. 30,520 
Câu 26: Phát biểu nào sau đây chưa chính xác? 
 A. Glucozơ là hợp chất hữu cơ tạp chức. 
 B. Metylamin là chất lỏng ở điều kiện thường, làm quỳ tím hóa xanh. 
 C. Etyl fomat cho được phản ứng tráng gương. 
 D. Amino axit là chất rắn ở điều kiện thường và dễ tan trong nước. 
3 
Câu 27: Cho 7,78 gam hỗn hợp X chứa Gly và Ala vào 200 ml dung dịch KOH 0,4M sau khi các phản 
ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là: 
 A. 10,82 B. 10,18 C. 11,04 D. Không xác định 
Câu 28: Cho các nhận định sau: 
(a). Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit luôn là phản ứng thuận nghịch. 
(b). Thủy phân este trong NaOH dư luôn thu được ancol. 
(c). Các este đều không tham gia phản ứng tráng bạc. 
(d). Thủy phân este trong môi trường kiềm (KOH) luôn thu được muối. 
Tổng số nhận định đúng là: 
 A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 
Câu 29: Nhận định nào sau đây là đúng? 
 A. Trong cơ thể, chất béo bị oxi hóa chậm cho O2 và H2O và cung cấp năng lượng cho cơ thể. 
 B. Dầu mỡ sau khi rán, có thể tái chế thành nhiên liệu. 
 C. Chất béo dễ bị ôi thiu là do bị oxi hóa thành các axit. 
 D. Dầu ăn và dầu máy có cùng thành phần nguyên tố. 
Câu 30: Hỗn hợp E chứa một este đơn chức và một este ba chức tất cả đều mạch hở, no và không chứa 
nhóm chức nào khác (tỷ lệ mol tương ứng là 4:1). Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp E trong dung 
dịch NaOH (cô cạn) dung dịch sau phản ứng thu được hai ancol CH3OH, C3H5(OH)3 và (m + 0,6) gam 
muối. Cho toàn bộ lượng ancol trên vào bình chứa Na (dư) thấy khối lượng bình tăng a gam. Giá trị của a 
gần nhất với? 
 A. 2,10 B. 4,20 C. 3,40 D. 3,70 
Câu 31: Cho các phát biểu sau: 
(1) Dung dịch fructozơ và glucozơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc; 
(2) Saccarozơ và tinh bột đều bị thủy phân khi có axit H2SO4 (loãng) làm xúc tác; 
(3) Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp; 
(4) Mỗi mắt xích trong phân tử xenlulozơ có 3 nhóm -OH tự do, nên hòa tan được Cu(OH)2. 
(5) Amilozơ và saccarozơ đều thuộc loại đisaccarit. 
(6) Xenlulozơ thể hiện tính chất của ancol khi phản ứng với HNO3 đặc có mặt chất xúc tác H2SO4 đặc. 
Phát biểu đúng là 
 A. 2 B. 3 C. 1 D. 4 
Câu 32: Hỗn hợp X chứa Ala-Ala-Gly; Ala-Gly-Glu; Gly-Ala-Val. Thủy phân hoàn toàn m gam X trong 
NaOH dư, sản phẩm thu được có chứa 12,61 gam muối của Gly, 16,65 gam muối của Ala. Đốt cháy hoàn 
toàn lượng X trên rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy qua nước vôi trong dư thấy xuất hiện a gam kết tủa. Giá 
trị của a là: 
 A. 124 B. 126 C. 118 D. 135 
Câu 33: Cho sơ đồ phản ứng sau: 
 Este X (C6H10O4) + 2NaOH 
0t
 X1 + X2 + X3 
X2 + X3
0
2 4H SO , 140 C C3H8O + H2O 
Nhận định nào sau đây là sai? 
 A. X có hai đồng phân cấu tạo. 
 B. Từ X1 có thể điều chế CH4 bằng 1 phản ứng. 
 C. X không phản ứng với H2 và không có phản ứng tráng bạc. 
 D. Trong X chứa số nhóm -CH2- bằng số nhóm –CH3. 
4 
Câu 34: Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 3,2 mol O2, thu được 2,28 mol CO2 và 2,08 
mol H2O. Mặt khác, cho a gam X vào 500 ml NaOH 0,3M, sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được chất 
rắn chứa m gam muối khan. Giá trị của m là: 
 A. 43,14. B. 37,12. C. 36,48. D. 37,68. 
Câu 35: Hỗn hợp E chứa 3 amin no, đơn chức, hở. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần 0,255 mol O2. Sản 
phẩm cháy thu được có chứa 0,03 mol N2. Nếu cho lượng E trên tác dụng hết với HNO3 dư thì khối lượng 
muối thu được là: 
 A. 5,17 B. 6,76 C. 5,71 D. 6,67 
Câu 36: Hỗn hợp E chứa Gly và một hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C4H12O4N2 tỷ lệ mol tương 
ứng là 2:1. Cho 3,02 gam E tác dụng (vừa đủ) với dung dịch chứa NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng 
thu được m gam rắn khan gồm hỗn hợp 2 muối và một chất khí là chất hữu cơ có khả năng làm xanh giấy 
quỳ ẩm. Giá trị của m có thể là: 
 A. 3,59 hoặc 3,73 B. 3,28 C. 3,42 hoặc 3,59 D. 3,42 
Câu 37: Hỗn hợp E chứa hai este X, Y đều đơn chức, mạch hở (MX<MY). Thủy phân hoàn toàn 7,06 gam 
E bằng dung dịch chứa NaOH vừa đủ, sau phản ứng thu được một ancol duy nhất và 7,7 gam hỗn hợp 
gồm hai muối của một axit hữu cơ và Gly. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn lượng E trên cần 0,315 mol O2, 
sản phẩm cháy thu được có chứa 0,26 mol CO2. Phần trăm khối lượng của X trong E gần nhất với: 
 A. 30,5% B. 20,4% C. 24,4% D. 35,5% 
Câu 38: Hỗn E chứa ba axit béo X, Y, Z và chất béo T được tạo ra từ X, Y, Z và glixerol. Đốt cháy hoàn 
toàn 52,24 gam E cần dùng vừa đủ 4,72 mol O2. Nếu cho lượng E trên vào dung dịch nước Br2 dư thì thấy 
có 0,2 mol Br2 phản ứng. Mặt khác, cho lượng E trên vào dung dịch NaOH (dư 15% so với lượng phản 
ứng) thì thấy có 0,18 mol NaOH phản ứng. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn 
khan. Giá trị của m gần nhất với: 
 A. 55,0 B. 56,0 C. 57,0 D. 58,0 
Câu 39: Hỗn hợp E chứa 3 este (MX<MY<MZ) đều mạch hở, đơn chức và cùng được tạo thành từ một 
ancol. Đốt cháy 9,34 gam E cần dùng vừa đủ 0,375 mol O2. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn lượng E trên 
trong NaOH (dư) thu được 10,46 gam hỗn hợp muối. Biết số mol mỗi chất đều lớn hơn 0,014 mol. Phần 
trăm khối lượng của Y có trong E gần nhất với: 
 A. 25,0% B. 20,0% C. 30,0% D. 24,0% 
Câu 40: X là tripeptit, Y là tetrapeptit và Z là hợp chất có CTPT là C4H9NO4 (đều mạch hở). Cho 0,2 mol 
hỗn hợp E chứa X, Y, Z tác dụng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,59 mol NaOH (vừa đủ). Sau phản ứng 
thu được 0,09 mol ancol đơn chức; dung dịch T chứa 3 muối (trong đó có muối của Ala và muối của một 
axit hữu cơ no, đơn chức, mạch hở) với tổng khổi lượng là 59,24 gam. Phần trăm khối lượng của X trong 
E là: 
 A. 16,45% B. 17,08% C. 32,16% D. 25,32% 
------------------HẾT------------------ 
Thông báo: Lịch thi thử lần 4 – 2017 
+ 21h10 tới 22h Thứ 7, ngày 10/12/2016 
+ Để tham gia thi thử các em tham gia vào nhóm facebook: TƯ DUY HÓA HỌC_NGUYỄN ANH PHONG 
Đây là chương trình thi thử miễn phí do thầy NAP tổ chức, để tham gia các em chỉ cần tham gia vào 
nhóm face trên và nhớ lịch thi. Đúng lịch thầy sẽ đăng đề và đường link gửi đáp án để chấm và thông báo 
điểm cho các em. Mỗi lần thi sẽ có ít nhất 5 bạn được nhận giải thưởng. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_thpt_quoc_gia_lan_3_mon_hoa_hoc_nam_2017_nguyen_a.pdf