Đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 môn Hóa học năm 2017 - Trường THPT chuyên Biên Hòa (Có đáp án)

doc 8 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 25/07/2022 Lượt xem 256Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 môn Hóa học năm 2017 - Trường THPT chuyên Biên Hòa (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 môn Hóa học năm 2017 - Trường THPT chuyên Biên Hòa (Có đáp án)
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BIÊN HÒA
KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2-NĂM 2017
MÔN : HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút; 
(40 câu trắc nghiệm)
Cho biết nguyên tử khối của một số nguyên tố: Na = 23, K = 39, Ca= 40, Ba =137, Mg = 24, Al = 27, Fe = 56, Zn = 65, Cu = 64, Ag = 108, Cl = 35,5, O = 16, S = 32, P = 31, Br = 80, C = 12, H = 1.
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 15,48 gam hỗn hợp gồm glucozơ, saccarozơ và xenlulozơ cần dùng 0,54 mol O2, sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được dung dịch có khối lượng giảm m gam so với dung dịch ban đầu. Giá trị của m là
A. 22,14g.	B. 19,44 g.	C. 21,24 g.	D. 23,04 g.
Câu 2: Cho các phát biểu sau:
Chất béo là trieste của glixerol và các axit béo.
Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm gọi là phản ứng xà phòng hóa.
Các este đều được điều chế từ axit cacboxylic và ancol.
Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5.
Tất cả các peptit có phản ứng màu với Cu(OH)2/OH-.
Dung dịch saccarozơ không tham gia phản ứng tráng bạc. 
Số phát biểu đúng là
A. 2.	B. 5.	C. 4.	D. 3.
Câu 3: Có các nhận định sau:
Lipit là một loại chất béo.
Lipit gồm chất béo, sáp, sterit, photpholipit,
Chất béo là các chất lỏng.
Chất béo chứa các gốc axit không no thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường.
Phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.
Chất béo là thành phần chính của dầu mỡ động, thực vật. 
Các nhận định đúng là
A. 1, 2, 4, 6.	B. 2, 4, 6.	C. 3, 4, 5.	D. 1, 2, 4, 5.
Câu 4: Cho 0,46 gam kim loại kiềm M tác dụng hết với H2O, thu được 0,01 mol khí H2. Kim loại M là
A. Li.	B. K.	C. Na.	D. Rb.
Câu 5: Tiến hành các thí nghiệm với các dung dịch X, Y, Z, T thu được kết quả sau:
- Dung dịch X làm quì tím chuyển màu xanh.
- Dung dịch Y cho phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
- Dung dịch Z không làm quì tím đổi màu.
- Dung dịch T tạo kết tủa trắng với nước brom.
Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là dung dịch :
A. metyl amin, lòng trắng trứng, alanin, anilin.
B. metyl amin, anilin, lòng trắng trứng, alanin.
C. lòng trắng trứng, metyl amin, alanin, anilin.
D. metyl amin, lòng trắng trứng, anilin, alanin.
Câu 6: Cho 8,8 gam etyl axetat tác dụng với 100 ml dd NaOH 0,4M, sau phản ứng hoàn toàn, cô cạn dd thu được chất rắn khan có khối lượng là
A. 3,28 gam.	B. 6,88 gam.	C. 8,56 gam.	D. 8,20 gam.
Câu 7: Trong các ion sau: Zn2+, Cu2+, Fe2+, Fe3+. Ion có tính oxi hóa mạnh nhất là
A. Fe3+.	B. Zn2+.	C. Cu2+.	D. Fe2+.
Câu 8: Cho sơ đồ phản ứng:
X (C5H8O2) + NaOH → X1 (muối) + X2
Y (C5H8O2) + NaOH → Y1 (muối) + Y2
Biết X1 và Y1 có cùng số nguyên tử cacbon; X1 có phản ứng với nước brom, còn Y1 thì không. Tính chất hóa học nào giống nhau giữa X2 và Y2?
A. Bị khử bởi H2 (t0, Ni).	B. Tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 (to).
C. Bị oxi hóa bởi O2 (xúc tác) thành axit cacboxylic.	D. Tác dụng được với Na.
Câu 9: Thí nghiệm nào sau đây không có sự hòa tan chất rắn?
A. Cho Al(OH)3 vào dung dịch HNO3.	B. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, nóng.
C. Cho NaCl vào H2O.	D. Cho Al vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
Câu 10: Oxit nhôm không phản ứng với chất nào sau đây?
A. HCl.	B. H2.	C. Ca(OH)2.	D. NaOH.
Câu 11: Phương trình hoá học nào sau đây sai?
A. Mg + H2SO4 ® MgSO4 + H2
B. Al(OH)3 + 3HCl ® AlCl3 +3H2O
C. Fe2O3 + 6HNO3 ® 2Fe(NO3)3 + 3H2O
D. Fe3O4 + 4HNO3 ® Fe(NO3)2 + 2Fe(NO3)3 + 4H2O
Câu 12: Nhỏ từ từ 100 ml dung dịch hỗn hợp K2CO3 0,05 M và KHCO3 0,15 M vào 150 ml dung dịch HCl 0,1M và khuấy đều. Sau các phản ứng, thu được V ml khí CO2 (đktc). Giá trị của V là
A. 224,0.	B. 336,0.	C. 268,8.	D. 168,0.
Câu 13: Sản phẩm cuối cùng của quá trình thuỷ phân các polipeptit nhờ xúc tác thích hợp là
A. β-amino axit.	B. este.	C. α-amino axit.	D. axit cacboxylic.
Câu 14: Hòa tan Fe3O4 vào dung dịch HCl dư, thu được dung dịch X. Cho dãy các chất: MnO2, Cl2, KOH, Na2CO3, CuSO4, HNO3, Fe, NaNO3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch X là:
A. 6.	B. 5.	C. 4.	D. 7.
Câu 15: Tên thay thế của amino axit có công thức cấu tạo CH3−CH(CH3)−CH(NH2)−COOH?
A. Axit 2 – aminoisopentanoic.	B. Axit 2 – amino – 3 metylbutanoic.
C. Axit b – aminoisovaleric.	D. Axit a – aminoisovaleric.
Câu 16: Hòa tan hoàn toàn 5,6 gam Fe và 2,4 gam bột kim loại M vào dung dịch HCl, thu được 3,584 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là
A. Al.	B. Mg.	C. Zn.	D. Ca.
Câu 17: So sánh tính chất của glucozơ, tinh bột, saccarozơ, xenlulozơ.
Cả 4 chất đều dễ tan trong nước và đều có các nhóm -OH.
Trừ xenlulozơ, còn lại glucozơ, tinh bột, saccarozơ đều có thể tham gia phản ứng tráng bạc.
Cả 4 chất đều bị thủy phân trong môi trường axit.
Khi đốt cháy hoàn toàn 4 chất trên đều thu được số mol CO2 và H2O bằng nhau.
Cả 4 chất đều là các chất rắn, màu trắng. 
Trong các so sánh trên, số so sánh không đúng là
A. 4.	B. 3.	C. 5.	D. 2.
Câu 18: Khử hoàn toàn một lượng Fe2O3 bằng H2 dư, thu được chất rắn X và m gam H2O. Hòa tan hết X trong dung dịch HCl dư, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là
A. 1,80.	B. 1,35.	C. 0,90.	D. 4,00.
Câu 19: Để điều chế 23 g rượu etylic từ tinh bột, hiệu suất thuỷ phân tinh bột và lên men glucozơ tương ứng là 90% và 80%. Khối lượng tinh bột cần dùng là
A. 60g.	B. 56,25g.	C. 56g.	D. 50g.
Câu 20: Cho dãy các chất: alanin, caprolactam, acrilonitrin, axit ađipic, etylen glicol. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng là
A. 4.	B. 3.	C. 2.	D. 5.
Câu 21: Cho mẫu nước cứng chứa các ion: Ca2+, Mg2+ và HCO3–. Hoá chất được dùng để làm mềm mẫu nước cứng trên là
A. HNO3.	B. Ca(OH)2.	C. H2SO4.	D. NaCl.
Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn x mol một peptit X mạch hở được tạo thành từ amino axit no A chỉ chứa một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH thì thu được b mol CO2 và c mol nước. Biết b – c = 3,5x. Số liên kết peptit trong X là
A. 9.	B. 8.	C. 10.	D. 6.
Câu 23: Cho các phát biểu sau:
(1) Các oxit của kim loại kiềm phản ứng với CO tạo thành kim loại.
(2) Các kim loại Ag, Fe,Cu và Mg đều được điều chế được bằng phương pháp điện phân dung dịch.
(3) Các kim loại Mg, K và Fe đều khử được ion Ag+ trong dung dịch thành Ag.
(4) Cho Cu vào dung dịch FeCl3 dư, thu được dung dịch chứa 3 muối. 
Số phát biểu đúng là
A. 4.	B. 1.	C. 3.	D. 2.
Câu 24: Kim loại Fe phản ứng với dung dịch X (loãng, dư), tạo muối Fe(III). Dung dịch X là
A. NaNO3, HCl.	B. H2SO4, Na2SO4.	C. HCl, H2SO4.	D. CuSO4, Fe2(SO4)3.
Câu 25: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Hàm lượng cacbon trong thép ít hơn trong gang.
B. Nhôm là kim loại màu trắng, dẫn nhiệt tốt.
C. Quặng hematit có thành phần chính là Fe2O3.
D. Sắt(III) hiđroxit là chất rắn, màu đỏ, không tan trong nước.
Câu 26: Kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch FeSO4 và dung dịch H2SO4 đặc, nguội?
A. Na.	B. Al.	C. Fe.	D. Cu.
Câu 27: Cho dãy các chất: Ag, K, Na2O, NaHCO3 và Al(OH)3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 28: Kim loại có khối lượng riêng lớn nhất là
A. Os.	B. Ag.	C. Ba.	D. Pb.
Câu 29: Este X được tạo thành từ axit oxalic và hai ancol đơn chức. Trong phân tử X, số nguyên tử cacbon nhiều hơn số nguyên tử oxi là 1. Khi cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, sau khi phản ứng hoàn toàn có 9,6 gam NaOH đã phản ứng. Giá trị của m là
A. 17,5.	B. 31,68.	C. 14,5.	D. 15,84.
Câu 30: Trong số các phát biểu sau về anilin :
(1) Anilin tan ít trong nước nhưng tan nhiều trong dung dịch NaOH.
(2) Anilin có tính bazơ, dung dịch anilin không làm đổi màu quỳ tím.
(3) Anilin dùng để sản xuất phẩm nhuộm, dược phẩm, polime.
(4) Anilin tham gia phản ứng thế brom vào nhân thơm dễ hơn benzen.
Các phát biểu đúng là
A. (2), (3), (4).	B. (1), (2), (3).	C. (1), (2), (4).	D. (1), (3), (4).
Câu 31: Từ chất hữu cơ X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol các chất)
(1) X + nH2O nY
(2) Y 2E + 2Z
(3) 6n Z + 5n H2O X + 6n O2
(4) nT + nC2H4(OH)2 tơ lapsan + 2nH2O
(5) T + 2 E G + 2H2O
Khối lượng phân tử của G là
A. 222.	B. 202.	C. 204.	D. 194.
Câu 32: Cho m gam hỗn hợp Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 4,48 lít H2 (đktc). Nếu cho hỗn hợp trên phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc dư thu được 8,96 khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m gần nhất là
A. 17,72.	B. 36,91.	C. 17,81.	D. 36,82.
Câu 33: Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm với Fe2O3 trong điều kiện không có không khí. Chia hỗn hợp thu được sau phản ứng (đã trộn đều) thành 2 phần không bằng nhau. Phần 2 có khối lượng nhiêu hơn phần 1 là 134 gam. Cho phần 1 tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thấy có 16,8 lít khí H2 bay ra. Hòa tan phần 2 bằng lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thấy có 84 lít khí H2 bay ra. Các phản ứng đều xảy ra với hiệu suất 100%. Các khí đo ở đktc. Khối lượng Fe tạo thành trong phản ứng nhiệt nhôm gần nhất là
A. 186,0 gam.	B. 112,0 gam.	C. 192,2 gam.	D. 117,6 gam.
Câu 34: Cho X là một hợp chất hữu cơ đơn chức (chỉ chứa các nguyên tố C, H, O) tác dụng hoàn toàn với 1 lít dung dịch KOH 2,4M rồi cô cạn thì thu được 210 gam chất rắn khan Y và m gam ancol Z. Oxi hóa không hoàn toàn m gam ancol Z bằng oxi có xúc tác thì thu được hỗn hợp T. Chia T thành 3 phần bằng nhau:
- Phần 1 tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 43,2 gam Ag.
- Phần 2 tác dụng với NaHCO3 dư thu được 4,48 lít khí (ở đktc).
- Phần 3 tác dụng với Na (vừa đủ) thu được 8,96 lít khí (ở đktc) và 51,6 gam chất rắn khan.
Tên gọi của X là
A. etyl fomat.	B. n-propyl axetat.	C. metyl axetat.	D. etyl axetat.
Câu 35: Cho m gam hỗn hợp X gồm MgO, CuO, MgS và Cu2S (oxi chiếm 30% khối lượng) tan hết trong dung dịch H2SO4 và NaNO3, thu được dung dịch Y chỉ chứa 4m gam muối trung hòa và 2,016 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO2, SO2 (không còn sản phẩm khử khác). Cho Y tác dụng vừa đủ với dung dịch Ba(NO3)2, được dung dịch T và 27,96 gam kết tủa. Cô cạn T được chất rắn M. Nung M đến khối lượng không đổi, thu được 8,064 lít (đktc) hỗn hợp khí Q (có tỉ khối so với He bằng 9,75). Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 7,6.	B. 12,8.	C. 10,4.	D. 8,9.
Câu 36: Hỗn hợp E gồm hai chất hữu cơ X (C2H7O3N) và Y (C3H12O3N2). X và Y đều có tính chất lưỡng tính. Cho m gam hỗn hợp E tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 4,48 lít khí Z (Z là hợp chất vô cơ). Mặt khác, khi cho m gam hỗn hợp E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thoát ra 6,72 lít khí T (T là hợp chất hữu cơ đơn chức chứa C, H, N và làm xanh quỳ tím ẩm). Cô cạn dung dịch thu được chất rắn gồm hai chất vô cơ. Thể tích các khí đo ở đktc. Giá trị của m là
A. 21,2 gam.	B. 20,2 gam.	C. 21,7 gam.	D. 20,7 gam.
Câu 37: X và Y (MX < MY) là hai peptit mạch hở, đều tạo bởi glyxin và alanin (X và Y hơn kém nhau một liên kết peptit), Z là (CH3COO)3C3H5. Đun nóng toàn bộ 31,88 g hỗn hợp T gồm X, Y, Z trong 1 lít dung dịch NaOH 0,44M vừa đủ, thu được dd B chứa 41,04 gam hỗn hợp muối. Biết trong T nguyên tố oxi chiếm 37,139% về khối lượng. Phần trăm khối lượng của Y có trong T gần nhất là
A. 27%.	B. 36%.	C. 16%.	D. 18%.
Câu 38: Điện phân 1 lít dung dịch X gồm Cu(NO3)2 0,6M và FeCl3 0,4M đến khi anot thoát ra 17,92 lít khí (đktc) thì dừng lại. Lấy catot ra khỏi bình điện phân, khuấy đều dung dịch để phản ứng xẩy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch Y. Giả thiết kim loại sinh ra đều bám lên catot, sản phẩm khử của N+5 (nếu có) là NO duy nhất, hiệu suất điện phân là 100%. Hiệu khối lượng dung dịch X và Y gần nhất là
A. 91 gam.	B. 102 gam.	C. 101 gam.	D. 92 gam.
Câu 39: Hỗn hợp X gồm hai amino axit no, hở ( chỉ chứa hai loại nhóm chức). Đốt cháy hoàn toàn 0,03 mol hỗn hợp X cần 3,976 lít O2 (đktc) thu được H2O, N2 và 2,912 lít CO2 (đktc). Mặt khác, 0,03 mol X phản ứng vừa đủ với 0,05 mol HCl thu được dd Y. Dung dịch Y phản ứng vừa đủ với a mol NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 8,195.	B. 6,246.	C. 7,115.	D. 9,876.
Câu 40: Hỗn hợp X chứa 1 ancol đơn chức (A), axit hai chức (B) và este 2 chức (D) đều no, hở và có tỉ lệ mol tương ứng 3:2:3. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X cần dùng 6,272 lít O2 (đktc). Mặt khác đun nóng m gam hỗn hợp X trong 130 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y và hỗn hợp 2 ancol là đồng đẳng kế tiếp. Cô cạn dung dịch Y sau đó nung với CaO thu được duy nhất một hidrocacbon đơn giản nhất có khối lượng 0,24 gam. Các phản ứng đạt hiệu suất 100%. CTPT có thể có của ancol là
A. C5H11OH.	B. C3H7OH.	C. C2H5OH.	D. C4H9OH.
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BIÊN HÒA ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ THPTQG LẦN 2
BẢN CHÍNH MÔN HÓA HỌC
Stt câu
Mã đề
142
295
308
463
510
631
1
C
A
A
B
B
B
2
C
C
A
A
C
C
3
B
B
B
D
B
A
4
C
D
C
C
A
D
5
A
B
D
B
D
B
6
A
A
A
B
C
C
7
A
A
B
A
C
D
8
C
D
D
C
B
D
9
D
D
B
D
A
B
10
B
C
C
A
D
D
11
D
C
D
C
D
D
12
C
C
B
A
B
D
13
C
C
B
D
D
A
14
D
B
A
B
D
D
15
B
D
C
B
A
A
16
D
A
D
A
B
A
17
C
B
C
B
D
C
18
B
C
D
D
C
C
19
B
B
D
A
A
D
20
B
A
C
C
C
A
Stt câu
Mã đề
142
295
308
463
510
631
21
B
C
A
D
A
C
22
B
A
C
C
C
C
23
B
B
A
C
A
A
24
A
A
B
C
A
A
25
D
B
C
C
C
B
26
A
D
A
B
B
D
27
D
A
B
D
D
B
28
A
D
D
D
A
B
29
D
D
D
B
B
B
30
A
D
B
A
A
C
31
A
C
C
C
C
D
32
D
A
C
B
C
A
33
B
B
B
B
A
C
34
B
B
A
A
B
C
35
D
C
D
A
C
A
36
C
D
B
D
A
B
37
D
A
C
C
B
B
38
A
A
D
D
D
D
39
C
D
B
A
D
B
40
C
D
A
A
C
C
 HƯỚNG DẪN GIẢI CÂU KHÓ
Câu 1(VDC) :Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm với Fe2O3 trong điều kiện không có không khí.
 Chia hỗn hợp thu được sau phản ứng (đã trộn đều) thành 2 phần không bằng nhau. Phần 2 có khối lượng nhiêu hơn phần 1 là 134 gam. Cho phần 1 tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thấy có 16,8 lít khí H2 bay ra. Hòa tan phần 2 bằng lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thấy có 84 lít khí H2 bay ra. Các phản ứng đều xảy ra với hiệu suất 100%. Các khí đo ở đktc. Khối lượng Fe tạo thành trong phản ứng nhiệt nhôm gần nhất là
A. 112,0 gam.	B. 117,6 gam.	C. 186,0 gam.	D. 192,2 gam.
Hướng dẫn giải:
Pư: 2Al + Fe2O3 à Al2O3 + 2Fe
P1 + NaOH à H2 => Al dư, Fe2O3 hết sau phản ứng gồm: Fe, Al2O3, Al dư
Coi mP2 = a mp1
Gọi P1 nFe = 2x mol, nAl = y mol, nAl2O3 = x mol
Trong phần 2: nFe = 2ax mol, nAl = ay mol, nAl2O3 = ax mol
Từ P1: nAl = nH2 = 0,05 mol => y = 0,05 mol (1)
 P2: nH2 = 3,75 mol
2ax + 1,5ay = 3,75 (2)
Mặt khác mp2 –mp1 = 134
 ó (214x + 27y)(a-1) = 134 (3)
Từ 1,2,3 => a =3, x = 0,25 và a = 2, x = 0,56 (có 2 giá trị)
+ Khi a= 3, x = 0,25 => mFe = 112 gam
+ Khi a=2, x = 0,56 mol => mFe = 188,16 gam
Câu 2(VDC): Cho m gam hỗn hợp X gồm MgO, CuO, MgS và Cu2S (oxi chiếm 30% khối lượng) tan hết trong dung dịch H2SO4 và NaNO3, thu được dung dịch Y chỉ chứa 4m gam muối trung hòa và 2,016 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO2, SO2 (không còn sản phẩm khử khác). Cho Y tác dụng vừa đủ với dung dịch Ba(NO3)2, được dung dịch T và 27,96 gam kết tủa. Cô cạn T được chất rắn M. Nung M đến khối lượng không đổi, thu được 8,064 lít (đktc) hỗn hợp khí Q (có tỉ khối so với He bằng 9,75). Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây? 
	A. 8,9.	B. 7,6.	C. 10,4.	D. 12,8.
Giải: ta có sơ đồ 
Từ mol NO2 suy ra mol O2 do NaNO3 nhiệt phân là 0,18 – 0,18/4= 0,135 
→ mol Na+ = 0,27= mol NaNO2
→ mol NO3- (muối) = 0,27+0,18 = 0,45 mol
→ mol NO3- trong 4m gam muối = 0,45 – 0,12.2 = 0,21 mol
→ mol NO2(Z) = 0,27 – 0,21 = 0,06 mol
 Bảo toàn điện tích của 4m gam ta có tổng mol Cu2+ và Mg2+ = 0,09 mol.
 8,2275 8,9 gam.
Câu 3 (VD) : Hỗn hợp E gồm hai chất hữu cơ X (C2H7O3N) và Y (C3H12O3N2). X và Y đều có tính chất lưỡng tính. Cho m gam hỗn hợp E tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 4,48 lít khí Z (Z là hợp chất vô cơ). Mặt khác, khi cho m gam hỗn hợp E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thoát ra 6,72 lít khí T (T là hợp chất hữu cơ đơn chức chứa C, H, N và làm xanh quỳ tím ẩm). Cô cạn dung dịch thu được chất rắn gồm hai chất vô cơ. Thể tích các khí đo ở đktc. Tính giá trị của m?
A. 21,7 gam 	B. 21,2 gam	C. 20,2 gam	D. 20,7 gam
Giải:
X là CH3NH3HCO3 và Y là (CH3NH3)2CO3
Phương trình 
CH3NH3HCO3 + HCl CH3NH3Cl + CO2 + H2O
x	x
(CH3NH3)2CO3 +2 HCl 2CH3NH3Cl + CO2 + H2O
y	y
CH3NH3HCO3 + 2NaOH Na2CO3 + CH3NH2 + H2O
x	y
(CH3NH3)2CO3 +2 NaOH Na2CO3 + 2CH3NH2 +2 H2O
x	2y
=> x + y = 0,2
=> x + 2y = 0,3 => x = y = 0,1 mol
Câu 4 (VD): Hỗn hợp X gồm hai amino axit no, hở ( chỉ chứa hai loại nhóm chức). Đốt cháy hoàn toàn 0,03 mol hỗn hợp X cần 3,976 lít O2 (đktc) thu được H2O, N2 và 2,912 lít CO2 (đktc). Mặt khác, 0,03 mol X phản ứng vừa đủ với 0,05 mol HCl thu được dd Y. Dung dịch Y phản ứng vừa đủ với a mol NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 8,195	B. 6,246	C. 7,115	D. 9,876
Giải
Coi X 
Câu 5 (VDC) X và Y (MX < MY) là hai peptit mạch hở, đều tạo bởi glyxin và alanin (X và Y hơn kém nhau một liên kết peptit), Z là (CH3COO)3C3H5. Đun nóng toàn bộ 31,88 g hỗn hợp T gồm X, Y, Z trong 1 lít dung dịch NaOH 0,44M vừa đủ, thu được dd B chứa 41,04 gam hỗn hợp muối. Biết trong T ngyên tố oxi chiếm 37,139% về khối lượng. Phần trăm khối lượng của Y có trong T gần nhất với
A. 27%	B. 18%	C. 36%	D. 16%
Giải:
T
BTKL suy ra c = 0,14 = nAla → nGly = 0,06 = npeptit → mỗi peptit chứa đúng 1 mắt xích gly
Câu 6 (VDC) Hỗn hợp X chứa 1 ancol đơn chức (A), axit hai chức (B) và este 2 chức (D) đều no, hở và có tỉ lệ mol tương ứng 3:2:3. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X cần dùng 6,272 lít O2 (đktc). Mặt khác đun nóng m gam hỗn hợp X trong 130 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y và hỗn hợp 2 ancol là đồng đẳng kế tiếp. Cô cạn dung dịch Y sau đó nung với CaO thu được duy nhất một hidrocacbon đơn giản nhất có khối lượng 0,24 gam. Các phản ứng đạt hiệu suất 100%. CTPT có thể có của ancol là
A. C5H11OH	B. C3H7OH	C. C2H5OH	D. C4H9OH
Giải
Nung Y với CaO được HC đơn giản nhất nên axit B và axit tạo este D phải là HOOC-CH2-COOH
TH1: Phản ứng nung với CaO của Y lượng NaOH thiếu
NaOOC-CH2-COONa + 2NaOH → CH4 + 2Na2CO3
 0,03	← 0,24/16
→nNaOH phản ứng với X = 0,13 – 0,03 = 0,1 mol
 mol
X + 0,28 mol O2 → 
AD BTNT O ta có 9x + 5x.4 – 6x + 0,28.2 = 2( 9x +5x.3) + 9x(1+ ) +5x.2 – 6x
Thay x = 0,01 vào ta có = 1,333 → C
TH2: NaOH phản ứng nung với CaO dư → vô nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_lan_2_mon_hoa_hoc_nam_2017_truong_t.doc