Đề thi thử thpt quốc gia lần 1 năm học 2016 - 2017 môn: Hóa Học - Mã đề thi 002

pdf 12 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1002Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử thpt quốc gia lần 1 năm học 2016 - 2017 môn: Hóa Học - Mã đề thi 002", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử thpt quốc gia lần 1 năm học 2016 - 2017 môn: Hóa Học - Mã đề thi 002
Đề luyện tập BeeClass số 002-2017 www.facebook.com/groups/hoahocbeeclass 
Trang 1/4 – Mã đề thi 002 
SGD&ĐT BẮC NINH 
THPT HÀN THUYÊN 
ĐỀ THI THỬ 
(Đề thi có 04 trang) 
KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 
NĂM HỌC 2016-2017 
Môn: HÓA HỌC 
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề 
Họ và tên thí sinh:. 
Số báo danh:.. 
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: 
H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; Ca = 40; Cr = 52; 
Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Sr = 88; Ag = 108; Ba = 137. 
Câu 1: Dung dịch chất X không làm đổi màu quỳ tím; dung dịch chất Y làm quỳ tím hóa xanh. 
Trộn lẫn hai dung dịch trên thu được kết tủa. Hai chất X và Y tương ứng là 
 A. KNO3
và Na2CO3. B. Ba(NO3)2
và Na2CO3. 
 C. Ba(NO3)2
và K2SO4. D. Na2SO4
và BaCl2. 
Câu 2: Axit nào sau đây là axit béo? 
 A. Axit ađipic B. Axit glutamic C. Axit stearic D. Axit axetic 
Câu 3: Fructozơ không phản ứng được với chất nào sau đây? 
 A. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. B. H2 (xúc tác Ni, t0). 
 C. nước Br2. D. dung dịch AgNO3/NH3, t0. 
Câu 4: Hóa chất nào sau đây không dùng khi sản xuất saccarozơ trong công nghiệp từ mía? 
 A. Vôi sữa. B. Khí sunfurơ. C. Khí cacbonic. D. Phèn chua. 
Câu 5: Thủy phân este Z trong môi trường axit thu được hai chất hữu cơ X và Y (MX < MY). 
Bằng một phản ứng có thể chuyển hoá X thành Y. Chất Z không thể là. 
 A. metyl propionat. B. etyl axetat. C. vinyl axetat. D. metyl axetat. 
Câu 6: Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt 
tác dụng với: Na, dung dịch NaOH, dung dịch NaHCO3, dung dịch AgNO3/NH3, t0. Số phản ứng 
xảy ra là 
 A. 3. B. 5. C. 6. D. 4. 
Câu 7: Chất khí nào sau đây được tạo ra từ bình chữa cháy và dùng để sản xuất thuốc giảm đau 
dạ dày? 
 A. CO2. B. CO. C. CH4. D. N2. 
Câu 8: Hai chất đồng phân của nhau là 
 A. amilozơ và amilopectin. B. xenlulozơ và tinh bột. 
 C. saccarozơ và glucozơ. D. fructozơ và glucozơ. 
Câu 9: Trong phân tử của các cacbohyđrat luôn có 
 A. nhóm chức xetôn. B. nhóm chức axit. C. nhóm chức anđehit. D. nhóm chức ancol. 
Câu 10: Cho 0,1 mol tristearin tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 
m gam glixerol. Giá trị của m là 
 A. 9,2. B. 14,4. C. 4,6. D. 27,6. 
Câu 11: Ở điều kiện thường, cacbohiđrat nào sau đây không hòa tan được Cu(OH)2. 
 A. saccarozơ B. fructozơ C. glucozơ D. xenlulozơ 
Câu 12: Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số 
loại trieste được tạo ra tối đa là 
 A. 3. B. 5. C. 6. D. 4. 
Câu 13: Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân hoàn toàn AgNO3 là: 
 A. Ag2O, NO2, O2. B. Ag, NO2, O2. C. Ag2O, NO, O2. D. Ag, NO, O2. 
Câu 14: Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch chứa 
Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M, sau phản ứng thu được số mol CO2 là 
 A. 0,015. B. 0,020. C. 0,010. D. 0,030. 
Mã đề thi 002 
Đề luyện tập BeeClass số 002-2017 www.facebook.com/groups/hoahocbeeclass 
Trang 2/4 – Mã đề thi 002 
Câu 15: Cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành khí X; nhiệt phân tinh thể KNO3 
tạo thành khí Y; cho tinh thể KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đặc tạo thành khí Z. Các khí 
X, Y và Z lần lượt là 
 A. SO2, O2 và Cl2. B. Cl2, O2 và H2S. C. H2, O2 và Cl2. D. H2, NO2 và Cl2. 
Câu 16: Có thể phân biệt 3 dung dịch: KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là 
 A. giấy quỳ tím. B. BaCO3. C. Al. D. Zn. 
Câu 17: Lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất 80% là 
 A. 1,80gam. B. 2,25gam. C. 1,82gam. D. 1,44gam. 
Câu 18: Có thể dùng NaOH (ở thể rắn) để làm khô các chất khí 
 A. NH3, SO2, CO, Cl2. B. N2, Cl2, O2 , CO2, H2. 
 C. N2, NO2, CO2, CH4, H2. D. NH3, O2, N2, CH4, H2. 
Câu 19: Isoamyl axetat là este có mùi chuối chín có khối lượng phân tử là. 
 A. 116 B. 144 C. 102 D. 130 
Câu 20: Có 4 dung dịch muối riêng biệt: CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dung dịch KOH 
(dư) vào 4 dung dịch trên, rồi thêm tiếp dung dịch NH3 đặc (dư) vào thì sau khi kết thúc các phản 
ứng số chất kết tủa thu được là 
 A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. 
Câu 21: Trong các thí nghiệm sau: 
 (1) Cho SiO2
tác dụng với axit HF. 
 (2) Cho khí SO2
tác dụng với khí H2S. 
 (3) Cho khí NH3
tác dụng với CuO đun nóng. 
 (4) Cho CaOCl2
tác dụng với dung dịch HCl đặc. 
 (5) Cho Si đơn chất tác dụng với dung dịch NaOH. 
 (6) Cho khí O3
tác dụng với Ag. 
 (7) Cho dung dịch NH4Cl tác dụng với dung dịch NaNO2 đun nóng. 
Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là 
 A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. 
Câu 22: Một phân tử saccarozơ có 
 A. một gốc β-glucozơ và một gốc α-fructozơ. B. một gốc α-glucozơ và một gốc β-fructozơ. 
 C. một gốc β-glucozơ và một gốc β-fructozơ. D. hai gốc α-glucozơ. 
Câu 23: Tác nhân chủ yếu gây mưa axit là 
 A. SO2 và NO2. B. CH4 và NH3. C. CO và CH4. D. CO và CO2. 
Câu 24: Tổng hệ số (các số nguyên, tối giản) của tất cả các chất trong phương trình phản ứng 
giữa Cu với dung dịch HNO3 đặc, nóng là 
 A. 8. B. 10. C. 11. D. 9. 
Câu 25: Ở điều kiện thích hợp xảy ra các phản ứng sau: 
 (a) 2C + Ca  CaC2. (b) C + 2H2
 CH4. 
 (c) C + CO2
 2CO. (d) 3C + 4Al  Al4C3. 
Trong các phản ứng trên, tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng 
 A. (a). B. (b). C. (c). D. (d). 
Câu 26: Chất nào sau đây vừa tác dụng được với dung dịch NaOH, vừa tác dụng được với nước 
Br2? 
 A. CH3CH2CH2OH. B. CH3CH2COOH. C. CH2=CHCOOH. D. CH3COOCH3. 
Câu 27: Để điều chế 53,46 kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 60%) cần dùng ít nhất V lít axit 
nitric 94,5% (D = 1,5 g/ml) phản ứng với xenlulozơ dư. Giá trị của V là 
 A. 36. B. 60. C. 24. D. 40. 
Câu 28: Cacbohiđrat nào sau đây thuộc loại đisaccarit? 
 A. Xenlulozơ. B. Glucozơ. C. Saccarozơ. D. Amilozơ. 
Đề luyện tập BeeClass số 002-2017 www.facebook.com/groups/hoahocbeeclass 
Trang 3/4 – Mã đề thi 002 
Câu 29: Đốt cháy 24,48 gam hỗn hợp X gồm glucozơ và saccacrozơ cần dùng 0,84 mol O2. Mặt 
khác đun nóng 24,48 gam X trong môi trường axit, được hỗn hợp Y gồm các chất hữu cơ. Cho 
toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng, thu được m gam Ag. Các 
phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là 
 A. 43,20 gam B. 25,92 gam C. 34,56 gam D. 30,24 gam 
Câu 30: Đun nóng 14,64 gam este X (C7H6O2) cần dùng 120 gam dung dịch NaOH 8%. Cô cạn 
dung dịch thu được lượng muối khan là. 
 A. 22,08 gam B. 28,08 gam C. 24,24 gam D. 25,82 gam 
Câu 31: Hòa tan hết m gam kim loại M cần dùng 136 gam dung dịch HNO3 31,5%. Sau khi kết 
thúc phản ứng thu được dung dịch X và 0,12 mol khí NO duy nhất. Cô cạn dung dịch X thu được 
(2,5m + 8,49) gam muối khan. Kim loại M là. 
 A. Ca B. Mg C. Zn D. Cu 
Câu 32: Hỗn hợp X gồm OHC-C≡C-CHO; HOOC-C≡C-COOH, OHC-C≡C-COOH. Cho m 
gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong nước amoniac dư (đun nóng nhẹ) thu được 
43,2 gam Ag. Mặt khác m gam hỗn hợp X tác dụng với NaHCO3 dư thu được 11,648 lít CO2 
(đktc). Thêm m’ gam glucozơ vào m gam hỗn hợp X sau đó đem đốt cần 60,032 lít O2 (đktc), 
sản phẩm sinh ra được hấp thụ vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 614,64 gam kết tủa. Giá trị 
của (m + m’) là 
 A. 94,28 B. 88,24 C. 96,14 D. 86,42 
Câu 33: X, Y, Z, T là một trong số các dung dịch sau: glucozơ; fructozơ; glixerol; phenol. Thực 
hiện các thí nghiệm để nhận biết chúng và có kết quả như sau: 
Chất Y Z X T 
Dung dịch AgNO3/NH3, 
đun nhẹ 
Xuất hiện kết 
tủa bạc trắng 
 Xuất hiện kết 
tủa bạc trắng 
Nước Br2 Nhạt màu Xuất hiện kết 
tủa trắng 
Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là. 
 A. fructozơ, glucozơ, glixerol, phenol. B. phenol, glucozơ, glixerol, fructozơ. 
 C. glucozơ, fructozơ, phenol, glixerol. D. fructozơ, glucozơ, phenol, glixerol. 
Câu 34: Đốt cháy hoàn toàn 10,58 gam hỗn hợp X chứa ba este đều đơn chức, mạch hở bằng 
lượng oxi vừa đủ, thu được 8,96 lít khí CO2 (đktc). Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn 10,58 gam X 
cần dùng 0,07 mol H2 (xúc tác, t0) thu được hỗn hợp Y. Đun nóng toàn bộ Y với 250 ml dung 
dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được một ancol Z duy nhất và m gam rắn 
khan. Giá trị của m là. 
 A. 15,60 B. 15,46 C. 13,36 D. 15,45 
Câu 35: Thủy phân hoàn toàn chất béo X trong môi trường axit, thu được axit oleic và axit 
stearic có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2. Khối lượng phân tử của X là: 
 A. 886 B. 890 C. 884 D. 888 
Câu 36: Đốt cháy X cũng như Y với lượng oxi vừa đủ, luôn thu được CO2 có số mol bằng số 
mol O2 đã phản ứng. Biết rằng X, Y (MX < MY) là hai este đều mạch hở, không phân nhánh và 
không chứa nhóm chức khác. Đun nóng 30,24 gam hỗn hợp E chứa X, Y (số mol của X gấp 1,5 
lần số mol Y) cần dùng 400 ml dung dịch KOH 1M, thu được hỗn hợp F chứa 2 ancol và hỗn 
hợp chứa 2 muối. Dẫn toàn bộ F qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 15,2 gam. Đốt 
cháy hoàn toàn hỗn hợp muối cần dùng 0,42 mol O2. Tổng số nguyên tử có trong Y là 
 A. 21 B. 20 C. 22 D. 19 
Câu 37: Phát biểu nào sau đây là đúng? 
 A. Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ (xúc tác Ni, đun nóng) tạo ra sobitol. 
 B. Xenlulozơ tan tốt trong nước và etanol. 
 C. Saccarozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. 
 D. Thủy phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch H2SO4, đun nóng, tạo ra fructozơ. 
Đề luyện tập BeeClass số 002-2017 www.facebook.com/groups/hoahocbeeclass 
Trang 4/4 – Mã đề thi 002 
Câu 38: Từ m gam tinh bột điều chế ancol etylic bằng phương pháp lên men với hiệu suất của cả 
quá trình là 75%. Lượng CO2 sinh ra từ quá trình trên được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch 
Ca(OH)2, thu được 50 gam kết tủa và dung dịch X. Thêm dung dịch NaOH 1M vào X, để lượng 
kết tủa thu được là lớn nhất thì cần tối thiểu 100 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là 
 A. 75,6 gam B. 64,8 gam C. 84,0 gam D. 59,4 gam 
Câu 39: Hoà tan 8,4 gam Fe vào 500 ml dung dịch X gồm HCl 0,2M và H2SO4 0,1M. Cô cạn 
dung dịch thu được sau phản ứng thì thu được bao nhiêu gam muối khan? 
 A. 18,75 gam B. 16,75 gam C. 19,55 gam D. 13,95 gam 
Câu 40: Có bốn dung dịch riêng biệt được đánh số: (1) H2SO4 1M; (2) HCl 1M; (3) KNO3 1M 
và (4) HNO3 1M. Lấy ba trong bốn dung dịch trên có cùng thể tích trộn với nhau, rồi thêm bột 
Cu dư vào, đun nhẹ, thu được V lít khí NO (đktc). Hỏi trộn với tổ hợp nào sau đây thì thể tích 
khí NO là lớn nhất? 
 A. (1), (2) và (3) B. (1), (2) và (4) C. (1), (3) và (4) D. (2), (3) và (4) 
Đề luyện tập BeeClass số 002-2017 www.facebook.com/groups/hoahocbeeclass 
Trang 5/4 – Mã đề thi 002 
ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM 
01. B 02. C 03. C 04. D 05. A 06. C 07. A 08. D 09. D 10. A 
11. D 12. C 13. B 14. C 15. C 16. B 17. B 18. D 19. D 20. D 
21. C 22. B 23. A 24. B 25. C 26. C 27. D 28. C 29. D 30. A 
31. C 32. B 33. A 34. A 35. D 36. A 37. A 38. A 39. D 40. B 
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT 
Câu 1: Dung dịch chất X không làm đổi màu quỳ tím; dung dịch chất Y làm quỳ tím hóa xanh. 
Trộn lẫn hai dung dịch trên thu được kết tủa. Hai chất X và Y tương ứng là 
 A. KNO3
và Na2CO3. B. Ba(NO3)2
và Na2CO3. 
 C. Ba(NO3)2
và K2SO4. D. Na2SO4
và BaCl2. 
Hướng dẫn: 
Y làm quỳ tím hóa xanh thấy ngay chất quen thuộc mà ta vẫn gặp là Na2CO3. Cũng từ dữ kiện 
này loại ngay C và D. 
Trộn X với Y thu được kết tủa loại A. 
Câu 2: Axit nào sau đây là axit béo? 
 A. Axit ađipic B. Axit glutamic C. Axit stearic D. Axit axetic 
Hướng dẫn: 
Không nhớ được nhiều thì cũng nên nhớ lấy 3 axit béo hay gặp (được đề cập ở SGK) 
Tên Dạng gốc chức Công thức cấu tạo M Số 
C=C 
k 
(độ bất bão hòa) 
Axit panmitic C15H31COOH CH3[CH2]14COOH 256 0 1 
Axit stearic C17H35COOH CH3[CH2]16COOH 284 0 1 
Axit oleic cis-CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COOH 
C17H33COOH 
282 1 2 
Các axit còn lại không phải axit béo vì không có đặc điểm mạch C dài (khoảng 12 đến 24 C) và 
đơn chức. 
A. Axit ađipic HOOC-C4H8-COOH (C6H10O4) loại vì là axit 2 chức. 
B. Axit glutamic HOOCC2H4-CH(NH2)-COOH loại vì là axit tạp chức (ta vẫn gọi là amino axit). 
D. Axit CH3COOH axetic thì quen thuộc với chúng ta, nhưng nó lại có mạch C ngắn. 
Câu 3: Fructozơ không phản ứng được với chất nào sau đây? 
 A. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. B. H2 (xúc tác Ni, t0). 
 C. nước Br2. D. dung dịch AgNO3/NH3, t0. 
Hướng dẫn: 
A. Dĩ nhiên vì nó các nhóm OH kề nhau. 
B. Nó có nhóm C=O (cacbonyl) cộng hiđro cho poliancol. 
C. Không phản ứng được do nó chứa nhóm chức (C=O) mà không chứa nhóm CHO như glu. 
D. Đáng lẽ nó không phản ứng nhưng do thằng NH3 (môi trường kiềm) làm nó chuyển thành glu. 
Câu 4: Hóa chất nào sau đây không dùng khi sản xuất saccarozơ trong công nghiệp từ mía? 
 A. Vôi sữa. B. Khí sunfurơ. C. Khí cacbonic. D. Phèn chua. 
Hướng dẫn: 
Không hiểu sao đề lại ra chỗ này, không dạy hướng dẫn học sinh đọc thêm cơ mà. 
Xem chi tiết giảm tải:  
Đề luyện tập BeeClass số 002-2017 www.facebook.com/groups/hoahocbeeclass 
Trang 6/4 – Mã đề thi 002 
Câu 5: Thủy phân este Z trong môi trường axit thu được hai chất hữu cơ X và Y (MX < MY). 
Bằng một phản ứng có thể chuyển hoá X thành Y. Chất Z không thể là. 
 A. metyl propionat. B. etyl axetat. C. vinyl axetat. D. metyl axetat. 
Hướng dẫn: 
A. C2H5COOCH3 suy ra: CH3OH → C2H5COOH. (???) 
B. CH3COOC2H5 suy ra: C2H5OH → CH3COOH (lên men giấm) 
C. CH3COOCH=CH2 suy ra: CH3CHO → CH3COOH (+ O2, Mn2+) 
D. CH3COOCH3 suy ra: CH3OH → CH3COOH (+ CO, xt, to) 
Câu 6: Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt 
tác dụng với: Na, dung dịch NaOH, dung dịch NaHCO3, dung dịch AgNO3/NH3, t0. Số phản ứng 
xảy ra là 
 A. 3. B. 5. C. 6. D. 4. 
Hướng dẫn: 
C2H4O2 có 3 đồng phân HCOOCH3, CH3COOH và OH-CH2-CHO (loại vì tạp chức) 
Tác dụng Na: 1 (axit) 
Tác dụng NaOH: 2 (cả axit, este) 
Tác dụng NaHCO3: 1 (axit) 
Tác dụng AgNO3/NH3: 2 (nhóm chức CHO trong HCOOCH3) và H+ của CH3COOH với NH3 
Tổng: 1 + 2+ 1 + 2 = 6 
khi làm trên đề thi thì đánh dấu trên đề (nếu được phép). Có thể đếm theo từng chất. Ví dụ 
HCOOCH3 phản ứng với, CH3COOH phản ứng với. Tích vào rồi đếm. 
Bình luận: Trong một số đề thi thử trước đây: 
Câu 41: Cho m gam hỗn hợp X gồm HCOOCH=CH2, CH3COOH và OHC-CH2-CHO phản ứng 
với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, thu được tối đa 54 gam Ag. Mặt khác, nếu 
cho m gam X tác dụng với Na dư, thu được 0,28 lít H2 (ở đktc). Giá trị của m là 
 A. 10,5. B. 19,5. C. 9,6. D. 6,9. 
(Trường THPT Chuyên ĐH Vinh/ lần 3/2013) 
Đáp số câu trên là đáp án A. tức là cho rằng HCOOCH=CH2 thủy phân trong dd AgNO3/NH3 
(môi trường kiềm). Còn HCOOCH3 có thủy phân hay không? Tuy nhiên đây là 1 vấn đề khá là 
nhảy cảm nên chắc bộ không ra đâu. 
Câu 7: Chất khí nào sau đây được tạo ra từ bình chữa cháy và dùng để sản xuất thuốc giảm đau 
dạ dày? 
 A. CO2. B. CO. C. CH4. D. N2. 
Hướng dẫn: 
CO2 dùng trong bình chữa cháy thì được đề cập ở SGK 11 (thôi bỏ qua vì năm nay bộ nói chỉ ra 
lớp 12 cơ mà). 
NaHCO3 (liên quan đến bài CO2) một lần nữa được nhắc đến ở trang 110 SGK cơ bản. 
Câu 8: Hai chất đồng phân của nhau là 
 A. amilozơ và amilopectin. B. xenlulozơ và tinh bột. 
 C. saccarozơ và glucozơ. D. fructozơ và glucozơ. 
Hướng dẫn: 
Loại C rõ ràng một bên là C12H22O11 một bên là C6H12O6 
Loại B có vẻ như chúng cùng có công thức (C6H10O5)n nhưng n ở xenlu và tinh bột khác nhau. 
Mình chẳng biết cái thằng A nó như thế nào nhưng D là monosacarit có cùng công thức phân tử 
C6H12O6. 
Câu 9: Trong phân tử của các cacbohyđrat luôn có 
 A. nhóm chức xetôn. B. nhóm chức axit. C. nhóm chức anđehit. D. nhóm chức ancol. 
Hướng dẫn: 
Nhóm chức ancol ha. Có thể qua vài gluxit đã học. glu ta loại A. fruc ta loại C. loại ngay được B 
luôn. 
Đề luyện tập BeeClass số 002-2017 www.facebook.com/groups/hoahocbeeclass 
Trang 7/4 – Mã đề thi 002 
Câu 10: Cho 0,1 mol tristearin tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 
m gam glixerol. Giá trị của m là 
 A. 9,2. B. 14,4. C. 4,6. D. 27,6. 
Hướng dẫn: 
Có thể chẳng cần biết công thức tristearin là gì chỉ cần biết chất béo thủy phân ra 1C3H5(OH)3. 
Câu 11: Ở điều kiện thường, cacbohiđrat nào sau đây không hòa tan được Cu(OH)2. 
 A. saccarozơ B. fructozơ C. glucozơ D. xenlulozơ 
Hướng dẫn: 
Tại vì ở điều kiện thường xenlulozơ là chất rắn màu trắng, dạng sợi, không có mùi vị không tan 
trong nước nên nó không tạo thành dung dịch để hòa tan được Cu(OH)2 như các gluxit khác. 
Lưu ý: xenlulozơ tan trong nước Svayde (dd thu được khi hòa tan Cu(OH)2 trong NH3). Học chi 
tiết các chất là cần thiết tuy nhiên nên xem hệ thống lại kiến thức như ở trang 35 (SGK). 
Câu 12: Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số 
loại trieste được tạo ra tối đa là 
 A. 3. B. 5. C. 6. D. 4. 
Hướng dẫn: 
Gọi các gốc axit là A và B 
Trường hợp 2A+1B: AAB; ABA 2 chất 
trường hợp 2B + 1A (tráo đổi vai trò thôi mà): 2 chất 
Trường hợp 3A, 3B: 2 chất 
Tổng cộng: 6 chất. 
Bình luận: Bài này hỏi tối đa nên mới vậy, nếu ngược lại bài hỏi như dưới đây thì đáp án là 4: 
Triglixetit là este ba lần este của glixerol. Khi đun nóng glixerol với hỗn hợp hai axit 
C15H31COOH và C17H35COOH thì thu được tối đa số triglixerit mà mỗi chất đều chứa 
đồng thời cả hai axit là 
 A. 2 B. 4 C. 3 D. 5 
Câu 13: Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân hoàn toàn AgNO3 là: 
 A. Ag2O, NO2, O2. B. Ag, NO2, O2. C. Ag2O, NO, O2. D. Ag, NO, O2. 
Câu 14: Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch chứa 
Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M, sau phản ứng thu được số mol CO2 là 
 A. 0,015. B. 0,020. C. 0,010. D. 0,030. 
Hướng dẫn: 
nHCl = 0,03 mol; 
2 3Na CO
n 0,02 mol; 
3NaHCO
n  0,02 mol 
Đầu tiên 0,02 mol H+ sẽ phản ứng với 0,02 mol CO32- tạo thêm 0,02 mol HCO3- 
Còn dư 0,01 mol H+ sẽ phản ứng với 0,01 mol HCO3- tạo nên 0,01 mol CO2 
Câu 15: Cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành khí X; nhiệt phân tinh thể KNO3 
tạo thành khí Y; cho tinh thể KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đặc tạo thành khí Z. Các khí 
X, Y và Z lần lượt là 
 A. SO2, O2 và Cl2. B. Cl2, O2 và H2S. C. H2, O2 và Cl2. D. H2, NO2 và Cl2. 
Hướng dẫn: 
Fe + H2SO4  FeSO4 + H2 (X) 
KNO3 
ot KNO2 + ½O2 (Y) 
KMnO4 + 8HCl  KCl + MnCl2 + 4H2O + Cl2 (Z) 
Câu 16: Có thể phân biệt 3 dung dịch: KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là 
 A. giấy quỳ tím. B. BaCO3. C. Al. D. Zn. 
Hướng dẫn: 
Cho một ít BaCO3 vào lượng dư 3 dung dịch thì: 
+ KOH không hiện tượng; + HCl chỉ tạo khí; + H2SO4 tạo cả khí và kết tủa 
Đề luyện tập BeeClass số 002-2017 www.facebook.com/groups/hoahocbeeclass 
Trang 8/4 – Mã đề thi 002 
Câu 17: Lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất 80% là 
 A. 1,80gam. B. 2,25gam. C. 1,82gam. D. 1,44gam. 
Hướng dẫn: 
C6H12O6  C6H14O6 
Với 
6 14 6C H O
n  1,82/182 = 0,01 mol = 
6 12 6C H O
n phản ứng  
6 12 6C H O
n thực tế = 0,01/0,8 = 0,0125 mol 
Vậy mGlu = 0,0125.180 = 2,25 gam 
Câu 18: Có thể dùng NaOH (ở thể rắn) để làm khô các chất khí 
 A. NH3, SO2, CO, Cl2. B. N2, Cl2, O2 , CO2, H2. 
 C. N2, NO2, CO2, CH4, H2. D. NH3, O2, N2, CH4, H2. 
Hướng dẫn: 
Để làm khô được các khí này ngoài khả năng hút nước thì chất làm khô không phản ứng với các 
khí đó. Loại A vì SO2 và Cl2 phản ứng với NaOH; loại B vì Cl2 và CO2; loại C vì NO2 và CO2 
Câu 19: Isoamyl axetat là este có mùi chuối chín có khối lượng phân tử là. 
 A. 116 B. 144 C. 102 D. 130 
Hướng dẫn: Isoamyl axetat: CH3COO-CH2CH2CH(CH3)CH3  M = 130 đvC 
Câu 20: Có 4 dung dịch muối riêng biệt: CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dung dịch KOH 
(dư) vào 4 dung dịch trên, rồi thêm tiếp dung dịch NH3 đặc (dư) vào thì sau khi kết thúc các phản 
ứng số chất kết tủa thu được là 
 A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. 
Hướng dẫn: 
Cu(OH)2; Zn(OH)2 tạo phức tan với NH3; Al(OH)3 thì tan trong KOH dư 
Vậy chỉ còn lại mỗi Fe(OH)3 
Câu 21: Trong các thí nghiệm sau: 
 (1) Cho SiO2
tác dụng với axit HF. 
 (2) Cho khí SO2
tác dụng với khí H2S. 
 (3) Cho khí NH3
tác dụng với CuO đun nóng. 
 (4) Cho CaOCl2
tác dụng với dung dịch HCl đặc. 
 (5) Cho Si đơn chất tác dụng với dung dịch NaOH. 
 (6) Cho khí O3
tác dụng với Ag. 
 (7) Cho dung dịch NH4Cl tác dụng với dung dịch NaNO2 đun nóng. 
Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là 
 A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. 
Hướ

Tài liệu đính kèm:

  • pdfGiai_chi_tiet_de_Han_Thuyen_lan_12017.pdf