ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I MÔN THI: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 90 phút Họ, tên thí sinh:.......................................................................... Điểm: Cho biết khối lượng nguyên tử (theo đvC) của các nguyên tố : H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; F = 19 ; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108 ; I = 127 ; Ba = 137 Câu 1: Các nguyên tố nhóm VIIA có cấu hình electron lớp ngoài cùng là A. 3s2 3p5 B. 2s2 2p5 C. ns2 np5 D. 4s2 4p5 Câu 2: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch axit H2SO4 loãng A. Na. B. Fe. C. Cu. D. Mg. Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp Mg và Fe bằng dd HCl dư. Sau phản ứng thu được 11,2 lít khí (đktc) và dd X. Cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam muối khan? A. 71,0 gam. B. 90,0 gam. C. 55,5 gam. D. 91,0 gam. Câu 4: Khí CO2 có lẫn tạp chất là SO2. Để loại tạp chất thì cần sục hỗn hợp vào dung dịch nào sau đây? A. Ba(OH)2dư) B. Ca(OH) (dư) C. NaOH (dư) D. Br2 (dư) Câu 5: Cho 2,86 gam hổn hợp MgO, CaO, BaO tan vừa đủ trong 200ml dd H2SO4 0,2 M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng được bao nhiêu gam muối khan? A. 5,72 gam B. 5,66 gam C. 5,96 gam D. 6,06 gam Câu 6: Nhận định nào sau đây không đúng A. glucozo và xenlulozơ đều có cấu tạo mạch không phân nhánh B. Có thể phân biệt glucozo và fructozo bằng phản ứng tráng gương C. Saccarozo được tạo thành từ một gốc α-glucozo và một gốc -fructozo D. Glucozo, fructozo, saccarozo, mantozo đều hòa tan Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh lam Câu 7: Anilin (C6H5NH2) phản ứng với dung dịch A. NaOH. B. HCl. C. Na2CO3. D. NaCl. Câu 8: Dung dịch X gồm 0,1 mol K+; 0,2 mol Mg2+; 0,1 mol Na+; 0,2 mol Cl- và a mol Y2-. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam muối khan. Ion Y2- và giá trị của m là A. SO42- và 56,5. B. CO32- và 42,1. C. CO32- và 30,1. D. SO42- và 37,3. Câu 9: Oxi hoá không hoàn toàn ancol isopropylic bằng CuO nung nóng, thu được chất hữu cơ X. Tên gọi của X là A. propanal. B. metyl vinyl xeton. C. metyl phenyl xeton. D. đimetyl xeton. Câu 10: Để trung hòa 20 ml dung dịch HCl 0,1M cần 10 ml dung dịch NaOH nồng độ x mol/l. Giá trị của x là A. 0,4 B. 0,2 C. 0,1 D. 0,3 Câu 11: Một dung dịch chứa 0,2 mol Na+ ; 0,1 mol Mg2+ ; 0,05 mol Ca2+ ; 0,15 mol HCO3- ; và x mol Cl-. Vậy x có giá trị là A. 0.35 mol B. 0,3 mol C. 0,20 mol D. 0,15 mol Câu 12: Có 3 chất lỏng benzen, anilin, stiren, đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thử để phân biệt 3 chất lỏng trên là A. dung dịch phenolphtalein. B. nước brom. C. dung dịch NaOH. D. giấy quì tím Câu 13: Hợp chất hữu cơ X khi thuỷ phân trong môi trường kiềm được các sản phẩm trong đó có hai chất có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. CTCT của X là A. HCOO-CH2- CH2-CH3 B. HCOOCH=CH2-CH3 C. HCOOC(CH3)=CH2 D. CH3-COO-CH=CH2 Câu 14: Cho các hợp chất sau: (a) HOCH2-CH2OH. (b) HOCH2-CH2-CH2OH. (c) HOCH2-CH(OH)-CH2OH. (d) CH3-CH(OH)-CH2OH. (e) CH3-CH2OH. (f) CH3-O-CH2CH3. Các chất đều tác dụng được với Na, Cu(OH)2 là A. (a), (c), (d). B. (c), (d), (e). C. (c), (d), (f). D. (a), (b), (c). Câu 15: Axit HCOOH không tác dụng được với dung dịch nào sau đây ? A. dung dịch KOH. B. dung dịch Na2CO3. C. dung dịch NaHCO3. D. dung dịch NaCl. Câu 16: Cho các phản ứng sau: (a) H2S + SO2 → ; (b) Na2S2O3 + dung dịch H2SO4 (loãng) → ; (c) KMnO4 + HCl (đặc) → ; (d) SO2 + dung dịch Br2 → ; (e) Ag + O3 → ; (g) SiO2 + dung dịch HF →. Số phản ứng tạo ra đơn chất là A. 3. B. 6. C. 5. D. 4. Câu 17: Hiđroxit cao nhất của một nguyên tố R có dạng HRO4. R cho hợp chất khí với hiđro chứa 2,74% hiđro theo khối lượng. nguyên tố R là A. P B. I C. Cl D. Br Câu 18: Trộn dung dịch chứa a mol AlCl3 với dung dịch chứa b mol NaOH. Để thu được kết tủa thì cần có tỉ lệ A. a : b = 1 : 4. B. a : b 1 : 4. Câu 19: Cho các polime sau: Poli(vinylclorua), thuỷ tinh plexiglas, teflon, nhựa novolac, tơ visco, tơ nitron, cao su buna, tơ nilon -6,6. Trong đó, số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là A. 6. B. 7. C. 5. D. 4. Câu 20: Cho 0,1 mol hỗn hợp X gồm hai anđehit no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng thu được 32,4 gam Ag. Hai anđehit trong X là A. HCHO và C2H5CHO. B. C2H3CHO và C3H5CHO. C. HCHO và CH3CHO. D. CH3CHO và C2H5CHO. Câu 21: Thủy phân 86 gam poli(vinyl axetat) để điều chế poli(vinyl ancol) thu được 48,2 gam polime. Hiệu suất của phân là A. 96% B. 92% C. 90% D. 80% Câu 22: Cho các dãy chất: etyl axetat, etilen, buta-1,3-đien, vinyl axetat, etyl acrylat. Số chất trong dãy làm nhạt màu dung dịch brom là A. 4. B. 5. C. 3. D. 2. Câu 23: Tõ an®ehit no ®¬n chøc A chuyÓn trùc tiÕp thµnh ancol B vµ axit D tư¬ng øng ®Ó ®iều chế este E tõ B vµ D. H·y x¸c ®Þnh tØ sè d = MA/ ME A. 1/2 B. 3/2 C. 2 D. 2/3 Câu 24: Hiđrocacbon X có CTPT C8H10 không làm mất màu dung dịch brom. Khi đun nóng X trong dung dịch KMnO4 tạo thành hợp chất Y(C7H5KO2). Khi cho Y phản ứng với dung dịch HCl tạo thành hợp chất C7H6O2. X có tên gọi nào sau đây ? A. 1,3- đimetylbenzen B. etylbenzen C. 1,4- đimetylbenzen D. 1,2- đimetylbenzen Câu 25: Dãy các chất nào sau đây đều không làm đổi màu quỳ tím A. alanin, lysin, phenyl amin B. axit glutamic, lysin, glyxin C. axit glutamic, valin, alanin D. anilin, glyxin, valin Câu 26: Polime X có công thức (– NH – [CH2]5 – CO – )n. Phát biểu nào sau đây không đúng ? A. X thuộc loại poliamit. B. X chỉ được tạo ra từ phản ứng trùng ngưng C. X có thể kéo sợi. D. % khối lượng C trong X không thay đổi với mọi giá trị của n. Câu 27: Xà phòng hóa 8,8 gam etyl axetat bằng 200 mlNaOH 0,2M. Sau phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn khan có khối lượng là A. 8,56 gam. B. 3,28 gam. C. 10,4 gam. D. 8,2 gam. Câu 28: Ba hợp chất hữu cơ X, Y, Z có cùng CTPT C3H4O2. X, Y đều tham gia phản ứng tráng bạc ; X, Z có phản ứng cộng với Br2 ; Z có tác dụng với KHCO3. X, Y, Z lần lượt là A. HCOOCH=CH2, HCO-CH2-CHO, CH2=CH-COOH B. HCOOCH=CH2, CH2=CH-COOH, HCO-CH2-CHO C. HCO-CH2-CHO, HCOOCH=CH2, CH2=CH-COOH D. CH3-CO-CHO, HCOOCH=CH2, CH2=CH-COOH Câu 29: Dãy gồm những polime nào sau đây đều được dùng làm chất dẻo? A. Poli(vinyl axetat), polietilen, poliacrilonitrin, poli(phenol-fomanđehit). B. Poli(metyl metacrylat), polietilen, poli(etylen-terephtalat), tinh bột. C. poli(phenol-fomanđehit), poli(vinyl axetat), poli(vinyl clorua), polietilen. D. Poli(vinyl axetat), poli(vinyl clorua), poliacrilonitrin, polibutađien. Câu 30: Cho các phát biểu sau: (a) Trong các phản ứng hóa học, flo chỉ thể hiện tính oxi hóa ; (b) Axit flohiđric là axit yếu ; (c) Dung dịch NaF loãng được dùng làm thuốc chống sâu răng ; (d) Trong hợp chất, các halogen (F, Cl, Br, I) đều có số oxi hóa: -1, +1, +3, +5 và +7 ; (e) Tính khử của các ion halogenua tăng dần theo thứ tự: F−, Cl−, Br−, I−. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là A. 4. B. 3. C. 5. D. 2. Câu 31: Lấy 3,51 gam hỗn hợp Al, Zn tác dụng với dung dịch HNO3 dư được 1,344 lít (đktc) khí X là sản phẩm khử duy nhất. Xác định X? A. NO2 B. N2 C. NO D. N2O Câu 32: Hoà tan hoàn toàn 14,52 gam hỗn hợp X gồm NaHCO3, KHCO3 và MgCO3 bằng dd HCl dư, thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc) và dd chứa m gam muối KCl. Giá trị của m là A. 11,175 B. 16,39. C. 11,92. D. 8,94. Câu 33: Cã bao nhiªu nguyªn tè mµ cÊu h×nh electron nguyªn tö líp ngoµi cïng là 4s2? A. 12 B. 1 C. 4 D. 9 Câu 34: Độ linh động của nguyên tử hiđro trong phân tử các chất sau giảm dần theo thứ tự A. ancolbenzylic > ancol etylic > phenol > axit axetic B. axit axetic > phenol > ancol etylic > ancolbenzylic C. phenol > ancol benzylic > axit axetic > ancol etylic D. axit axetic > ancol etylic > phenol > ancol benzylic Câu 35: Amino axit X có công thức (H2N)2C3H5COOH. Cho 0,02 mol X tác dụng với 200 ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,1M và HCl 0,3M, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 0,1M và KOH 0,2M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 6,38. B. 10,45. C. 10,43. D. 8,09. Câu 36: Oxi hóa m gam ancol X đơn chức thu được 1,8m gam hỗn hợp Y gồm anđehit, axit cacboxylic và nước Chia hỗn hợp Y thành hai phần bằng nhau: Phần 1cho tác dụng với Na dư, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Phần 2 cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư trong NH3, thu được a gam Ag. Giá trị của m và a là A. 12,8 và 64,8. B. 16,0 và 75,6. C. 16,0 và 43, D. 20,0 và 108,0. Câu 37: Cho hỗn hợp X gồm C3H7COOH, C4H8(NH2)2, HO-CH2- CH=CH-CH2OH. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X, sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 thấy tạo ra 20 gam kết tủa và dung dịch Y. Đun nóng dung dịch Y thấy xuất hiện kết tủa Cô cạn dung dịch Y rồi nung chất rắn thu được đến khối lượng không đổi thu được 5,6 gam chất rắn. Giá trị của m là A. 8,8 B. 7,2 C. 8,2 D. 5,4 Câu 38: Cho m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được được dung dịch B Cô cạn dung dịch B được 90,4 gam muối khan. Nếu cho dung dịch B tác dụng với Cl2 dư thì được 97,5 gam muối khan. Giá trị của m là A. 23,2 gam B. 39,2 gam C. 46,4 gam D. 38,4 gam Câu 39: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Trong một chu kỳ theo chiều tăng của đện tích hạt nhân, bán kính cúa các nguyên tố nhóm A tăng dần. B. Trong một nhóm A theo chiều tăng của điện tích hạt nhân tính axit của các axit tăng dần. C. Trong một chu kỳ theo chiều tăng của đện tích hạt nhân, tính bazơ của các oxit và hiđroxit yếu dần, đồng thời tính axit của chúng mạnh dần. D. Số oxi hóa cao nhất của một mguyên tố nhóm A có trị số bằng số thứ tự của nhóm. Câu 40: Hỗn hợp khí X gồm etilen, metan, propin và vinylaxetilen có tỉ khối so với H2 là 17. Đốt cháy hoàn toàn 3,4 gam hỗn hợp X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình dung dịch Ca(OH)2 (dư) thì khối lượng bình tăng thêm m gam. Giá trị của m là: A. 14,6 B. 11,7 C. 13,2 D. 6,78 Câu 41: Cho các phát biểu sau: (1) phenol có tính axit nhưng yếu hơn axit cacbonic ; (2) dung dịch phenol làm đổi màu quỳ tím sang đỏ ; (3) phenol có tính axit mạnh hơn etanol ; (4) phenol tan tốt trong nước lạnh do tạo được liên kết hiđro với nước ; (5) axit picric (2, 4, 6 – trinitrophenol) có tính axít mạnh hơn phenol ; (6) phenol tan tốt trong dung dịch NaOH. Số phát biểu đúng là A. 1, 3, 5, 6. B. 1, 2, 3, 6. C. 1, 2, 4, 6. D. 1, 2, 5, 6. Câu 42: Khi cho chất béo X phản ứng với dung dịch brom thì 1 mol X phản ứng tối đa với 4 mol Br2. Đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được b mol H2O và V lít CO2 (đktc). Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là A. V = 22,4 (4a – b). B. V = 22,4(b + 3a). C. V = 22,4(b + 6a). D. V = 22,4(b + 7a) Câu 43: Hỗn hợp X gồm hai este đơn chức là đồng phân của nhau. Đung nóng m gam X với 300 ml dung dịch NaOH 1M, kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và (m – 8,4) gam hỗn hợp hơi gồm hai anđehit no, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối hơi so với H2 là 26,2. Cô cạn dung dịch Y thu được (m – 1,1) gam chất rắn. Công thức của hai este là A. CH3COOCH=CHCH3 và CH3COOC(CH3)=CH2. B. HCOOC(CH3)=CH2 và HCOOCH=CHCH3. C. C2H5COOCH=CH2 và CH3COOCH=CHCH3. D. HCOOCH=CHCH3 và CH3COOCH=CH2. Câu 44: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a). Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường ; (b) Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl loãng (dư) ; (c) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) ; (d) Hòa tan hết hỗn hợp Cu và Fe2O3 (có số mol bằng nhau) vào dung dịch H2SO4 loãng (dư). Trong các thí nghiệm trên, sau phản ứng, số thí nghiệm tạo ra hai muối là A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 45: Hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Ca và CaO. Hòa tan 10,72 gam X vào dung dịch HCl vừa đủ thu được 3,248 lit khí (đktc) và dung dịch Y. Trong Y có 12,35 gam MgCl2 và x gam CaCl2. Giá trị x là A. 15,54 B. 33,05 C. 31,08 D. 21,78 Câu 46: Hỗn hợp X gồm Fe3O4, CuO và Al, trong đó khối lượng oxi bằng 1/4 khối lượng hỗn hợp. Cho 0,06 mol khí CO qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z gồm 2 khí có số mol bằng nhau. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 loãng dư, thu được dung dịch chứa 3,08m gam muối và 0,04 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m xấp xỉ bằng A. 9,48 B. 9,51 C. 9,77 D. 9,02 Câu 47: Xà phòng hoá hoàn toàn m gam một este no, đơn chức, mạch hở E bằng 28 gam dung dịch KOH 28%. Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thu được 25,68 gam chất lỏng X và chất rắn khan Y. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được sản phẩm gồm CO2, H2O và K2CO3 , trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 18,34 gam. Mặt khác, cho X tác dụng với Na dư, thu được 13,888 lít khí H2 (đktc). Giá trị m gần nhất với A. 11. B. 12. C. 10. D. 14. Câu 48: Đun nóng 0,14 mol hỗn hợp A gồm hai peptit X (CxHyOzN4) và Y (CnHmO7Nt) với dd NaOH vừa đủ chỉ thu được dung dịch chứa 0,28 mol muối của glyxin và 0,4 mol muối của alanin. Mặt khác đốt cháy m gam A trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và nước là 63,312 gam. Giá trị m gần nhất là A. 28. B. 34. C. 32. D. 18. Câu 49: Cho X, Y là hai chất thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic (MX < MY); cho Z là ancol có cùng số nguyên tử cacbon với X; T là este hai chức tạo bởi X, Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn 11,16 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T cần vừa đủ 13,216 lít khí O2 (đktc), thu được khí CO2 và 9,36 gam nước Mặt khác 11,16 gam E tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,04 mol Br2. Khối lượng muối thu được khi cho cùng lượng E trên tác dụng với KOH dư là A. 5,44 g B. 5,04 g C. 5,80 g D. 4,68 g. Câu 50: Đốt cháy hoàn toàn m gam một hỗn hợp X gồm: glucozơ, saccarozơ, metanal và axit etanoic toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết trong bình chứa dung dịch Ca(OH)2 dư sau thí nghiệm khối lượng bình tăng (m + 86,4) gam và trong bình có (m + 190,8) gam kết tủa Giá trị của m gần nhất với giá trị A. 78,5. B. 80,5 C. 78,0. D. 80. -------------------------------------- ------------- HẾT ----------
Tài liệu đính kèm: