Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 môn Hóa học năm 2017 - Mã đề 357

doc 5 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 25/07/2022 Lượt xem 178Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 môn Hóa học năm 2017 - Mã đề 357", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 môn Hóa học năm 2017 - Mã đề 357
Mã đề thi 357
Họ, tên thí sinh :..........................................................................
Số báo danh :...............................................................................
TT LUYỆN THI THANH TƯỜNG
ĐỀ THI THỬ LẦN 1
(Đề thi có 4 trang)
KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017
Bài thi Khoa nhọc tự nhiên; Môn: Hóa học
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; 
Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Fe = 56; Cr = 52; Cu = 64; Zn = 65; Rb = 85,5.
Câu 1: Cho các polime sau : polietilen, poli(vinyl clorua), polibutadien, poli(metyl metacrylat), số polime được dùng làm chất dẻo là
A. 2.	B. 1.	C. 3.	D. 4 .
Câu 2: Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ, tại cực âm xảy ra quá trình
A. khử nước.	B. oxi hoá nước.	C. khử Cu2+.	D. oxi hoá Cu2+.
Câu 3: CH3COOC2H5 có tên gọi là
A. metyl axetat.	B. etyl fomat.	C. etyl axetat.	D. metyl propionat.
Câu 4: Cho các chất Al2O3, ZnSO4, Al(OH)3, NaHCO3, số chất lưỡng tính là
 A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 5: Kim loại nào sau đây không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường ?
A. Ca	B. Sr	C. Be	D. Na
Câu 6: Chất nào sau đây thuộc chất gây nghiện ?
A. tinh bột.	B. muối ăn	C. mì chính	D. rượu
Câu 7: Dùng chất khử như Al, CO, H2 khử các oxit kim loại ở nhiệt độ cao tạo thành kim loại là điều chế kim loại bằng phương pháp
A. điện phân nóng chảy.	B. nhiệt luyện.
C. thuỷ luyện.	D. điện phân dung dịch.
Câu 8: Trong số các kim loại : Fe, Cu, Al, Ag. Kim loại nào chỉ có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân ?
A. Ag.	B. Al.	C. Cu.	D. Fe.
Câu 9: Polime nào sau đây không chứa nguyên tố oxi trong phân tử ?
A. policaproamit.	B. poli(etylen-terephtalat).
C. poli(metyl metacrylat).	D. poliacrylonitrin.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây chưa chính xác ?
A. Nước cứng là nước chứa ion Ca2+ và Mg2+.
B. KNO3 là những tinh thể không màu, bền trong không khí và tan nhiều trong nước.
C. NaHCO3 có tính chất lưỡng tính, vừa tác dụng được với dung dịch axit, vừa tác dụng được với dung dịch bazơ.
D. Bột nhôm và oxit sắt ( gọi là hỗn hợp tecmit) dùng để hàn đường ray.
Câu 11: Để phân biệt dung dịch Gly và Lys có thể dùng
A. dung dịch NaOH.	B. quỳ tím .	C. dung dịch HCl.	D. Cu(OH)2 .
Câu 12: Phân biệt các dung dịch mất nhãn đựng riêng biệt các chất gồm NaCl, Na2CO3, Na2S bằng một hoá chất, có thể dùng
A. dung dịch HCl.	B. quỳ tím.	C. dung dịch NaOH.	D. dung dịch Na2SO4.
Câu 13: Thuỷ phân chất béo X thu được muối của axit panmitic. Công thức của X là
A. (C15H31COO)2C2H4.	B. (C15H31COO)3C3H5.
C. (C17H35COO)3C3H5.	D. C15H31COOC2H5.
Câu 14: Cho ḍng H2 dư đi qua ống sứ đựng hỗn hợp X gồm Cu, Fe2O3, Al2O3 nung nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp chất rắn Y. Hoà tan Y trong dung dịch HCl dư được dung dịch Z và chất rắn T. Cho Z tác dụng với NaOH dư, khuấy kĩ trong không khí đến phản ứng hoàn toàn được kết tủa G. Thành phần của G là
A. Cu(OH)2 và Fe(OH)2.	B. Fe(OH)3.
C. Fe(OH)2 và Fe(OH)3.	D. Fe(OH)3 và Al(OH)3.
Câu 15: Cho các phát biểu
1) Axit aluminic rất yếu, yếu hơn axit cacbonic
2) Nhôm là một kim loại lưỡng tính.
3) Nhôm sunfat khan khi tan trong nước làm nước nóng lên
4) Muối cacbonat của kim loại kiềm tan trong nước cho môi trường kiềm.
Số phát biểu đúng là
A. 1.	B. 2.	C. 4.	D. 3.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây là đúng :
A. Các dung dịch muối Fe(II) dễ dàng bị oxi hoá thành dung dịch muối Fe(III).
B. Quặng manhetit có thành phần chủ yếu là Fe2O3.
C. Ion Fe3+ vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.
D. Sắt là kim loại phổ biến nhất trong vỏ trái đất.
Câu 17: Phân tử khối của Alanin bằng
A. 117.	B. 89.	C. 147.	D. 75 .
Câu 18: Cho các phát biểu sau đây 
1) Các aminoaxit thiên nhiên là những hợp chất cơ sở để kiến tạo nên các loại protein của sự sống.
2) Peptit HOOC-CH2-NH-OC-NH – CH(CH3)-NH2 có tên là Gly-Ala
3) nilon -6, tơ visco, tơ olon ( hay tơ nitron) đều là tơ hoá học.
4) Este được dùng làm dung môi để tách chiết một số chất hữu cơ do có khả năng hoà tan tốt nhiều chất.
Số phát biểu đúng là
A. 2.	B. 4 .	C. 3.	D. 1.
Câu 19: Cho các chất : vinyl axetat, triolein, glucozơ, saccarozơ, polietilen, số chất tác dụng với H2 ( Ni, t0) là
A. 4.	B. 1.	C. 3.	D. 2.
Câu 20: Phản ứng nào sau đây chưa chính xác ?
A. 2CrO3 + 2NaOH dư Na2Cr2O7 + H2O.
B. 2CrCl3 + Zn ® 2CrCl2 + ZnCl2.
C. 2NaCrO2 + 3Br2 + 8NaOH Na2CrO4 + 6NaBr + 4H2O.
D. 4CrO3 + 3C 2Cr2O3 + 3CO2.
Câu 21: Cacbohydrat X có trong tất cả các bộ phận của cây như rễ, thân, lá, có nhiều trong quả chín, đặc biệt là quả nho chín nên còn gọi là đường nho. X được nhắc đến ở đây là
A. tinh bột.	B. glucozơ.	C. fructozơ.	D. saccarozơ.
Câu 22: Cho các trường hợp bảo vệ kim loại sau đây: 
1) Tráng thiếc lên bề mặt vật bằng sắt ( sắt tây ).
2) Gắn miếng kẽm kim loại vào chân vịt của tàu thuỷ để bảo vệ vỏ tàu.
3) Mạ niken lên vật bằng sắt.
4) Ngâm Na trong dầu hoả.
Số trường hợp kim loại được bảo vệ theo phương pháp bảo vệ bề mặt là
A. 1.	B. 2.	C. 4.	D. 3.
Câu 23: Tinh bột được cấu tạo từ các gốc
A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 24: Crom không tác dụng với
A. dung dịch NaOH.	B. dung dịch HCl.	C. oxi.	D. lưu huỳnh.
Câu 25: Hỗn hợp X gồm etyl axetat và glucozơ. Để đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X cần vừa đủ 44,8 lít oxi ( đktc), sau phản ứng thu được 83,6 gam CO2. Nếu cho m gam X nói trên tráng bạc hoàn toàn th́ lượng Ag thu được là
A. 43,2g.	B. 75,6g.	C. 54g .	D. 27g.
Câu 26: Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,2 mol FeCl3 và 0,1 mol CuCl2 đến phản ứng hoàn toàn thu được 12 gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là
A. 7,2.	B. 6,0.	C. 9,6.	D. 7,5.
Câu 27: Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Cu, Fe3O4 , Al2O3 cần vừa đủ 1,81 lít dung dịch HCl 1M, sau phản ứng thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với NaOH dư trong điều kiện không có không khí thu được 62,56 gam hỗn hợp gồm 2 kết tủa. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Cu trong hỗn hợp đầu có giá trị gần nhất với
A. 24% .	B. 21% .	C. 19% .	D. 27%.
Câu 28: Hoà tan hoàn toàn 8,0 gam hỗn hợp Cr và Fe bằng dung dịch HCl loăng nóng được dung dịch chứa 18,65 gam muối và V lít H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 3,36	B. 4,83	C. 2,8	D. 6,72
Câu 29: Đun 153,9 gam saccarozo trong môi trường axit rồi cho sản phẩm thực hiện phản ứng hoàn toàn với AgNO3/NH3 thu được 155,52 gam Ag. Hiệu suất phản ứng thuỷ phân saccarozơ là
A. 80% .	B. 76,4% .	C. 60%.	D. 64,2%.
Câu 30: Cho 45,3 gam phèn nhôm - amoni tác dụng với tối đa V ml dung dịch NaOH 1M . Giá trị của V bằng
A. 400.	B. 150.	C. 500 .	D. 450.
Câu 31: Khi thuỷ phân hoàn toàn 700 gam protein A thu được 238 gam alanin. Nếu phân tử khối của A là 700 000 th́ số mắt xích alanin trong A là
A. 2346.	B. 3352.	C. 1872.	D. 2674.
Câu 32: Cho 34,65 gam peptit X có công thức phân tử Val-Gly-Gly tác dụng với 200ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y. Để tác dụng hoàn toàn với Y cần V ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Z chỉ chứa các muối. Phần trăm khối lượng muối có phân tử khối bé nhất trong hỗn hợp là a%. Giá trị a gần nhất với
A. 20% .	B. 23,5%.	C. 34%.	D. 47% .
Câu 33: Điện phân dung dịch chứa 38,625 gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl với điện cực trơ, cường độ ḍng điện không đổi 5 A sau thời gian t giây thấy khối lượng dung dịch giảm 20,675 gam đồng thời catot tăng 9,6 gam. Dung dịch sau điện phân hoà tan được 2,0 gam CuO. Giá trị của t là
A. 5790.	B. 6755.	C. 7720.	D. 9650.
Câu 34: Đốt cháy hoàn toàn 7,4 gam este X no, đơn chức, mạch hở thu được 5,4 gam nước. Cũng 7,4 gam X nói trên phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH được 3,2 gam ancol Y và m gam muối Z. Giá trị m là
A. 8,2.	B. 9,6.	C. 4,1.	D. 6,8.
Câu 35: Cho m gam hỗn hợp M gồm Na, Ba, Al tác dụng với lượng nước dư thu được 8,96 lít H2 (đktc), chất rắn X và dung dịch Y. Sục CO2 dư vào Y thu được lượng kết tủa là
A. 7,8 gam .	B. 17,65 gam.	C. 20,8 gam.	D. 15,6 gam.
Câu 36: Hỗn hợp X gồm aminoaxit Y với este Z tạo bởi Y và metanol ( nY = nZ ). Cho 49,6 gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch NaOH 1M được 3,2 gam ancol và dung dịch T. Cô cạn cẩn thận dung dịch T được m gam chất rắn. Giá trị m là
A. 57,6.	B. 52,6.	C. 50,8.	D. 54,4 .
Câu 37: X là este no, đơn chức; Y là este no, hai chức; Z là este không no chứa một liên kết C=C (X, Y, Z đều mạch hở). Đun nóng 59,8 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z (số mol của X bé hơn số mol của Z) với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp chứa 2 muối và hỗn hợp F gồm 3 ancol đều no, hở có phân tử hơn kém nhau 1 nguyên tử oxi ( cùng số nguyên tử C và H ) . Dẫn F qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 34 gam. Đốt cháy toàn bộ muối thu được CO2; 0,5 mol H2O và 0,4 mol Na2CO3. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp E gần với giá trị
A. 85%.	B. 51%.	C. 34%.	D. 10%.
Câu 38: Cho m gam hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O, BaO tan hoàn toàn trong một lượng nước dư được dung dịch Y và 4,48 lít H2 (đktc). Cho Y tác dụng với dung dịch Al2(SO4)3 1M , để thu được lượng kết tủa tối đa cần dùng vừa hết 150ml, khối lượng kết tủa là 70 gam . Giá trị của m gần nhất với
A. 73,5.	B. 73.	C. 44,5.	D. 43.
Câu 39: Hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3, Cr2O3. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X thu được hỗn hợp Y. Chia Y thành 2 phần bằng nhau. 
- Phần 1 tan hoàn toàn trong 1,55 lít HCl 1M ( vừa đủ ) thu được 8,96 lít H2 ( đktc)
- Phần 2 tác dụng với dung dịch NaOH dư được dung dịch Z, một phần chất rắn không tan và V lít H2 (đktc). 
Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
A. 8,96.	B. 6,16.	C. 6,72.	D. 3,36.
Câu 40: Đun nóng 0,4 mol hỗn hợp E gồm đipeptit X, tripeptit Y và tetrapeptit Z đều mạch hở bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa 0,5 mol muối của glyxin và 0,2 mol muối của alanin và 0,5 mol muối của valin. Mặt khác đốt cháy m gam E trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và nước là 50,12 gam. Giá trị m gần nhất với
A. 21,5.	B. 20.	C. 25.	D. 23.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_lan_1_mon_hoa_hoc_nam_2017_ma_de_35.doc