Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 môn Hóa học năm 2017 - Mã đề 132 - Trường THPT Phương Sơn (Có đáp án)

doc 11 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 23/07/2022 Lượt xem 202Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 môn Hóa học năm 2017 - Mã đề 132 - Trường THPT Phương Sơn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 môn Hóa học năm 2017 - Mã đề 132 - Trường THPT Phương Sơn (Có đáp án)
Mã đề: 132
SỞ GD & ĐT 
TỈNH BẮC GIANG
THPT PHƯƠNG SƠN
(Đề thi có 40 câu / 4 trang)
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM 2017
Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố :
H =1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S =32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; 
Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba=137.
Câu 1: Khi đun nóng 25,8 gam hỗn hợp gồm ancol etylic và axit axetic có H2SO4 đặc làm xúc tác thu được 14.08 gam este. Nếu đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp ban đầu đó thu được 23,4 ml nước. Hiệu suất của phản ứng este hóa là 
	A. 70% 	B. 80% 	C.75% 	D. 85% 
Câu 2: Sản phẩm của phản ứng thủy phân saccarozơ là
	A. Glucozơ và fructozơ 	B. ancoletylic	C. glucozơ 	D. fructozơ
Câu 3: Anilin (C6H5NH2) và phenol (C6H5OH) đều có phản ứng với
	A. nước Br2.	B. dung dịch NaOH.	C. dung dịch HCl.	D. dung dịch NaCl.
Câu 4: Kết quả thí nghiệm của các hợp chất hữu cơ A, B, C, D, E như sau:
Mẫu thử
Thuốc thử
Hiện tượng
A
Dung dịch AgNO3 trong môi trường NH3 đun nóng
Kết tủa Ag trắng sáng
B
Cu(OH)2 trong môi trường kiềm, đun nóng
Kết tủa Cu2O đỏ gạch
C
Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường
Dung dịch xanh lam
D
Nước Br2
Mất màu dung dịch Br2
E
Qùy tím
Hóa xanh
Các chất A, B, C, D, E lần lượt là:
	A. Etanal, axit etanoic, metyl axetat, phenol, etyl amin. 
	B. Metyl fomat, etanal, axit metanoic, glucozơ, metyl amin.
	C. Metanal, glucozơ, axit metanoic, fructozơ, metyl amin.
	D. Metanal, metyl fomat, axit metanoic, metyl amin, glucozơ.
Câu 5: Chất nào sau đây không tham gia phản ứng trùng hợp
	A. CH3 –CH3 	B. CH2=CH–Cl	
	C. CH2=CH2 	D. CH2=CH–CH2 =CH 
Câu 6: Thành phần chính của quặng xiđerit là 
	A. FeCO3 	B. Fe3O4 	C. FeS2 	D. Al2O3. 2H2O
Câu 7: Cặp chất nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học
	A. Fe + dung dịch HCl	B. Cu + dung dịch FeCl3
	C. Cu + dung dịch FeCl2	D. Fe + dung dịch FeCl3
Câu 8: Cho m gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe vào dung dịch H2SO4 loãng (dư), kết thúc phản ứng thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Fe trong 2m gam X là 
	A. 4.48 	B. 11,2 	C. 16,8 	D. 1,12
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng
	A. Thạch cao khan (CaSO4.H2O) được dùng làm phấn viết bảng, bó bột khi gãy xương.
	B. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm tồn tại dưới dạng hợp chất.
	C. Sắt là kim loại nặng, có tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt nhất trong các kim loại.
	D. Phèn chua có công thức là NaAl(SO4)2.12H2O được dùng để làm trong nước đục.
Câu 10: Hiđro hóa hết 132,6 gam triolein (với xúc tác Ni, t°) sinh ra m gam chất béo rắn. Giá trị của m là
	A. 132,9 	B. 133,2 	C. 133,5 	D. 133,8 
Câu 11: Tã lót trẻ em sau khi giặt thường vẫn còn sót lại một lượng nhỏ ammoniac, dễ làm cho trẻ bị viêm da, thậm chí mẩn ngứa, tấy đỏ. Để khử sạch amoniac nên dùng chất gì sau đây cho vào nước xả cuối cùng để giặt ?
	A. Phèn chua 	B. Giấm ăn 	C. Muối ăn 	D. Gừng tươi
Câu 12: Cr(OH)3 không phản ứng với
	A. Dung dịch NH3 	B. Dung dịch H2SO4 loãng
	C. Dung dịch brom trong NaOH 	D. Dung dịch KOH dư.
Câu 13: Số đồng phân este mạch hở, có công thức phân tử C3H4O2 là	
	A. 2	B. 4	C. 1	D. 3
Câu 14: Glyxin không phản ứng được với chất nào dưới đây?
	A. Cu	B. HCl	C. KOH	D. Na2CO3
Câu 15: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ sôi nóng chảy cao nhất trong các kim loại
	A. Sắt 	B. Vonfram 	C. Kẽm 	D. Đồng
Câu 16: Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch chứa hỗn hợp FeCl2 và AlCl3, thu được kết tủa X. Nung X trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y. Vậy Y là.
	A. Fe2O3.	B. Fe2O3 và Al2O3.	C. Al2O3.	D. FeO.
Câu 17: Tiến hành các thí nghiệm sau:
	(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư	(b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2
	(c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng	(d) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư
	(e) Nhiệt phân AgNO3	(f) Điện phân nóng chảy Al2O3
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiện thu được kim loại là:
	A. 4 	B. 2 	C. 3 	D. 5
Câu 18: Cho 50 ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 2,16 gam Ag kết tủa. Nồng độ mol/l của dung dịch glucozơ đã dùng là:
 	A. 0,20M.	 B. 0,01M.	 C. 0,10M.	 D. 0,02M.
Câu 19: Xà phòng hóa hoàn toàn 14,25 gam este đơn chức, mạch hở với 67,2 gam dung dịch KOH 25%, chưng cất dung dịch sau phản ứng, thu được phần rắn X và 57,9 gam chất lỏng Y. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng Na dư, thấy thoát ra 32,76 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của muối trong rắn X là.
	A. 48,8%	B. 49,9%	C. 54,2%	D. 58,4%
Câu 20: Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp X gồm a mol KNO3 và b mol Fe(NO3)2 trong bình chân không thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Cho toàn bộ Z vào nước thì thu được dung dịch HNO3 và không có khí thoát ra. Biểu thức liên hệ giữa a và b là: 
	A. a = 2b	B. a = 3b	C. b = 2a	D. b = 4a
Câu 21: Hòa tan hết 8,1 gam kim loại X vào dung dịch HCl lấy dư thấy thu được 10,08 lít khí H2 (đktc). Nhận xét về kim loại X là đúng
A. X có độ dẫn điện lớn hơn so với Cu.	B. X là kim loại nhẹ hơn so với nước. 	
C. X tan cả trong dung dịch HCl và NH3.	D. X là kim loại có tính khử mạnh.
Câu 22: Cho 3 thí nghiệm sau:
	(1) Cho từ từ dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Fe(NO3)2.
	(2) Cho bột sắt từ từ đến dư vào dung dịch FeCl3. 
	(3) Cho từ từ dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch FeCl3.
Trong mỗi thí nghiệm, số mol ion Fe3+ biến đổi tương ứng với đồ thị nào sau đây
	A. 1-a, 2-c, 3-b.	B. 1-a, 2-b, 3-c.	C. 1-b, 2-a, 3-c.	D. 1-c, 2-b, 3-a.
Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất béo thu được lượng CO2 vào H2O hơn kém nhau 8 mol. Mặt khác a mol chất béo trên tác dụng tối đa với 600ml dung dịch Br2 1M. Giá trị a là 
 	A.0,10 	B. 0,15 	C. 0,20 	D. 0,30
Câu 24: Cho các dãy chất sau: stiren, metyl fomat, anilin, fructozơ, anđehit axetic, axit fomic, phenol. Số chất trong dãy có khả năng làm mất màu nước Br2
A. 6	B. 5	C. 4	D. 3
Câu 25: Cho luồng khí CO (dư ) đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam hỗn hợp chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu là : 
	A. 4,0 	B. 0,8 	C. 2,0 	D. 8,3
Câu 26: Chất A là một α-aminoaxit mạch cacbon không phân nhánh. Cho 0,1 mol A vào dung dịch chứa 0,25 mol HCl dư, thu được dung dịch B. Để phản ứng hết với dung dịch B cần vừa đủ 300ml dung dịch NaOH 1,5M đun nóng, sau phản ứng thu được dung dịch D. Nếu cô cạn dung dịch D, thì thu được 33,725 gam chất rắn khan. Tên của A là 
 	A. Glyxin 	B. Alanin 	C. Axit glutamic 	D. Axit α- aminobutiric
Câu 27: X, Y là hai axit cacboxylic đều đơn chức, mạch hở (trong phân tử X, Y chứa không quá 2 liên kết p và 50 < MX < MY); Z là este được tạo bởi X, Y và etylen glicol. Đốt cháy 13,12 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z cần dùng 0,50 mol O2. Mặt khác 0,36 mol E làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 0,1 mol Br2. Nếu đun nóng 13,12 gam E với 200 ml dung dịch KOH 1M (vừa đủ), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp F gồm a gam muối A bà b gam muối B (MA < MB). Tỉ lệ của a : b gần nhất với giá trị nào sau đây 
	A. 2,9	B. 2,7	C. 2,6	D. 2,8
Câu 28: Cho m gam Na vào 200 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 1M và Ba(OH)2 0,5M, đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cho dung dịch X vào 200 ml dung dịch hỗn hợp Al2(SO4)3 0,5M và HCl 1M, đến phản ứng hoàn toàn thu được 31,1 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của m là:
A. 4,6.	B. 23.	C. 2,3.	D. 11,5.
Câu 29: Cho các phát biểu sau:
(1) Sự kết tủa của protein bằng nhiệt được gọi là sự đông tụ.
(2) Sợi bông và tơ tằm có thể phân biệt bằng cách đốt chúng.
(3) Dùng dung dịch HCl có thể tách riêng benzen ra khỏi hỗn hợp gồm benzen và anilin.
(4) Glucozơ có vị ngọt hơn fructozơ.
(5) Để nhận biết glucozơ và fructozơ có thể dùng dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng.
(6) Gạo nếp dẻo hơn gạo tẻ do trong gạo nếp chứa nhiều amilopectin hơn.
Số nhận xét đúng là:
A. 4.	B. 3.	C. 5.	D. 6.
Câu 30: Cho các phát biểu sau:
	(a) Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, crom thuộc nhóm VIIIB
	(b) Crom không tác dụng với dung dịch axit HNO3 và H2SO4 đặc nguội
	(c) Khi thêm dung dịch kiềm vào muối cromat sẽ tạo thành đicromat
	(d) Trong môi trường axit, muối crom (VI) bị khử thành muối crom (III)
	(e) CrO là oxit bazơ, Cr2O3 là oxit lưỡng tính, CrO3 là oxit axit
	(g) Lưu huỳnh, photpho, ancol etylic đều bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3
Số phát biểu đúng 
	A. 4	B. 5	C. 6	D. 2
Câu 31: Điện phân dung dịch nào sau đây, thì có khí thoát ra ở cả 2 điện cực (ngay từ lúc mới đầu bắt đầu điện phân)
 A. Cu(NO3)2	B. FeCl2 	C. K2SO4 	D. FeSO4 
Câu 32: Cho 0,3 mol bột Cu và 0,6 mol Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,9 mol H2SO4 (loãng). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là 
 A. 8,96	B. 4,48	C. 10,08	D. 6,72
Câu 33 : X gồm hai α – aminoaxxit no, hở (chứa một nhóm -NH2, một nhóm –COOH) là Y và Z 
(Biết MZ = 1,56MY). Cho a gam X tác dụng 40,15 gam dung dịch HCl 20% thu được dung dịch A. Để tác dụng hết các chất trong dung dịch A cần 140 ml dung dịch KOH 3M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn a gam X thu được sản phẩm cháy gồm CO2, H2O, N2 được dẫn qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 32,8 gam. Phân tử khối của Z là : 
 A. 117	B. 139	C. 147	D. 123
Câu 34: Đốt cháy hoàn toàn 0,35 mol hỗn hợp X gồm metyl propionat, metyl axetat và 2 hiđrocacbon mạch hở cần vừa đủ 28,448 lít O2 (đktc), tạo ra 14,4 gam H2O. Nếu cho 0,35 mol X vào dung dich Br2 dư thì số mol Br2 phản ứng tối đa là
	A. 0,42.	B. 0,26.	C. 0,33.	D. 0,40.
Câu 35: Cho m gam hỗn hợp X gồm glyxin và axit glutamic tác dụng với 0,4 mol HCl thu được dung dịch Y, Y phản ứng tối đa với 0,8 mol NaOH thu được 61,9 gam hỗn hợp muối. % Khối lượng glyxin có trong X là
	A. 50,51%.	B. 25,25%.	C. 43,26%.	D. 37,42%.
Câu 36: Đốt cháy 2,15 gam hỗn hợp gồm Zn, Al và Mg trong khí oxi dư, thu được 3,43 gam hỗn hợp X. Toàn bộ X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch H2SO4 0,5M. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
	A. 160.	B. 480.	C. 240.	D. 360.
Câu 37 : Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra thu được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 550 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kỹ dung dịch X thu thêm được 100 gam kết tủa. Giá trị của m là 
 A. 650 gam	B. 810 gam	C. 550 gam	D. 750 gam
Câu 38: Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là :
 A. 0,70 mol	B. 0,55 mol	C. 0,65 mol	D. 0,50 mol
Câu 39: Cho m gam hỗn hợp Na, Ba vào nước thu được dung dịch A và 6,72 lít khí (đkc). Thể tích dung dịch hỗn hơp H2SO4 0,5M và HCl 1M cần dùng để trung hòa dung dịch A là
 A. 0,3 lít	B. 0,2 lít	C. 0,4 lít 	D. 0,5 lít
Câu 40: Este X (C8H8O2) tác dụng với lượng dư dung dịch KOH, đun nóng thu được hai muối hữu cơ và nước. X có tên gọi là
	A. phenyl fomat.	B. benzyl fomat.	C. metyl benzoat.	D. phenyl axetat.
----------HẾT----------
PHÂN TÍCH –HƯỚNG DẪN GIẢI 
ĐỀ THI THỬ THPT PHƯƠNG SƠN – BẮC GIANG LẦN 1
Câu 1: Chọn B.
Tóm tắt quá trình: 
- Gọi 
Câu 2: Chọn A.
- Thủy phân saccarozơ trong môi trường axit: 
Câu 3: Chọn A.
- Anilin (C6H5NH2) và phenol (C6H5OH) đều có phản ứng với dung dịch Br2 tạo kết tủa trắng
Câu 4: Chọn B.
Mẫu thử
Thuốc thử
Hiện tượng
A: HCOOCH3
Dung dịch AgNO3 trong môi trường NH3 đun nóng
Kết tủa Ag trắng sáng
B: CH3CHO
Cu(OH)2 trong môi trường kiềm, đun nóng
Kết tủa Cu2O đỏ gạch
C: HCOOH
Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường
Dung dịch xanh lam
D: C6H12O6 (glucozơ)
Nước Br2
Mất màu dung dịch Br2
E: CH3NH2
Qùy tím
Hóa xanh
Câu 5: Chọn A.
- Điều kiện để các chất tham gia phản ứng trùng hợp là trong phân tử chất đó phải có liên kết bội hoặc vòng kém bền. 
· Trùng hợp etilen tạo polietilen (PE): 
· Trùng hợp vinyl clorua tạo poli(viny lclorua) (PVC):
· Trùng hợp buta-1,3-đien tạo polibutađien hay cao su buna: 
· Trong phân tử etan: không có liên kết bội nên không tham gia phản ứng trùng hợp. 
Câu 6: Chọn A.
- Quặng boxit chứa thành phần chính là Al2O3. 2H2O.
- Một số loại quặng sắt quan trọng: 
+ Quặng hematit đỏ chứa Fe2O3 khan.
+ Quặng hematit nâu chứa Fe2O3.nH2O.
+ Quặng manhetit chứa Fe3O4 là quặng giàu sắt nhất, nhưng hiếm có trong tự nhiên.
+ Ngoài ra còn có quặng xiđerit chứa, quặng pirit sắt chứa FeS2. 
Câu 7: Chọn C.
- Để xác định chiều của phản ứng oxi hóa – khử ta dựa vào quy tắc a: 
Chất oxi hóa mạnh
 Chất oxi hóa yếu
Chất khử mạnh
Chất khử yếu
- Chiều phản ứng: Chất oxi hóa mạnh + Chất khử mạnh → Chất oxi hóa yếu + Chất khử yếu
- Các phương trình xảy ra:
	· Fe + 2HCl FeCl2 + H2	· Cu + 2FeCl3 2FeCl2 + CuCl2
	· Cu + FeCl2 : không xảy ra	· Fe + 2FeCl3 3FeCl2
Câu 8: Chọn B.
. Vậy 
- Lưu ý: Cu không tác dụng với H2SO4 loãng.
Câu 9: Chọn B.
A. Sai, Thạch cao nung có công thức là CaSO4.H2O dùng làm phấn viết bảng, bó bột khi gãy xương.
B. Đúng, Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại dưới dạng hợp chất.
C. Sai, Kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag chứ không phải là Fe.
D. Sai, Công thức phèn chua là K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O hay KAl(SO4)2.12H2O.
Câu 10: Chọn C.
- Phương trình: (C17H33COO)3C3H5 + 3H2 (C17H35COO)3C3H5
 mol: 0,15 0,15
Câu 11: Chọn B.
- Tã lót trẻ em sau khi giặt thường lưu lại lượng amoniac và bột giặt mà mắt thường không nhìn thấy được. Với số lượng chất hoá học còn xót lại này rất có thể làm cho da bị viêm, thậm chí bị sưng tấy đau ngứa. Bởi vậy, khi giặt tã lót, nếu nhỏ vào nước giặt một vài giọt giấm ăn, các loại chất trên sẽ được khử sạch.
Câu 12: Chọn A.
- Các phản ứng của Cr(OH)3:
	·: không phản ứng	· 
	· 
	· 
Câu 13: Chọn C.
Ta có: D = = 2 = Þ C3H4O2 là este đơn chức, mạch hở trong phân tử có 1 liên kết C=C. Vậy chỉ có đồng phân tương ứng là: .
Câu 14: Chọn A.
- Glyxin (H2N-CH2-COOH) trong phân tử chứa đồng thời nhóm amino (NH2) và nhóm cacboxyl (COOH) nên nó vừa thể hiện tính axit và vừa thể hiện tính bazơ có thể tác dụng được với HCl, KOH, Na2CO3 nhưng không tác dụng với lại kim loại .
Câu 15: Chọn B.
- Những kim loại khác nhau có nhiệt độ nóng chảy khác nhau. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp là thủy ngân (Hg) nóng chảy ở -390C và kim loại nóng chảy ở nhiệt độ cao nhất là (W) nóng chảy ở 34100C. 
Câu 16: Chọn A.
- Quá trình: 
- Các phương trình xảy ra:
	· FeCl2 + 2NaOH Fe(OH)2 + 2NaCl	
	· AlCl3 + NaOH Al(OH)3 + NaCl ; vì NaOH dư nên: Al(OH)3 + NaOHNa[Al(OH)4]
	· Trong không khí: 2Fe(OH)2 + O2 + H2O2Fe(OH)3 và nung: 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
Câu 17: Chọn C.
- Phương trình xảy ra:
	(a) Mg + Fe2(SO4)3 MgSO4 + 2FeSO4 (1) 	Mg + FeSO4 MgSO4 + Fe (2)
+ Nếu cho Mg tác dụng với Fe3+ dư thì chỉ dừng lại ở phản ứng (1) khi đó sản phẩm sẽ không có kim loại.
+ Nếu cho Mg dư tác dụng với Fe3+ thì xảy ra cả 2 phản ứng (1) và (2) khi đó sản phẩm thu được có chứa kim loại.	
	(b) Cl2 + 2FeCl2 2FeCl3	(c) H2 + CuO Cu + H2O	
	(d) 2Na + 2H2O 2NaOH + H2 ; 2NaOH + CuSO4 Cu(OH)2¯ + Na2SO4
	(e) 2Ag + 2NO2 + O2	(f) 
Vậy có thí nghiệm thu được kim loại là (c), (e), (f).
Câu 18: Chọn A.
- Ta có: 
Câu 19: Chọn D.
- Ta có: 
- Hướng tư duy 1: Tìm công thức cấu tạo của este
- Chất lỏng Y gồm: 
mà 
Þ muối trong rắn X là C2H3COOK: 0,125 mol
. Vậy 
- Hướng tư duy 2: Tìm lượng KOH dư
+ Ta có: nKOH pư = 0,125 mol nKOH dư = 0,175 mol
+ Rắn X gồm R’COOK và KOH dư mKOH dư = 13,75 (g) Þ %mmuối 
Câu 20: Chọn C.
- Hướng tư duy 1: Cân bằng phương trình phản ứng
	 2KNO3 2KNO2 + O2	4Fe(NO3)2 2Fe2O3 + 8NO2 + O2	
mol: a 0,5a b 2b 0,25b
- Cho hỗn hợp khí Z vào H2O: 4NO2 + O2 + 2H2O 4HNO3
 mol: 2b 0,5b
mà 	
- Hướng tư duy 2: Bảo toàn e
Câu 21: Chọn D.
 (với n là hóa trị của X) Þ X là Al.
A. Sai, Theo thứ tự độ dẫn điện giảm dần là:. 
B. Sai, Nhôm là kim loại nhẹ () nặng hơn so với nước ().
C. Sai, Al chỉ tan trong dung dịch HCl còn dung dịch NH3 thì không tan, vì NH3 có tính bazơ yếu không hòa tan được Al(OH)3.
D. Đúng, Al là kim loại có tính khử mạnh: .
Câu 22: Chọn B.
- Đồ thị (a) cho thấy lượng Fe3+ từ 0 tăng dần sau đó không đổi nên ứng với thí nghiệm (1). 
+ Phương trình phản ứng :
- Đồ thị (b) cho thấy lượng Fe3+ giảm dần về 0 nên ứng với phản ứng (2). 
+ Phương trình phản ứng : 
- Đồ thị (c) cho thấy lượng Fe3+ không đổi nên ứng với phản ứng (3). 
+ Phương trình phản ứng : 
Câu 23: Chọn A.
- Khi đốt chất béo E ta có: 
- Khi cho a mol E tác dụng tối đa với 0,6 mol Br2 Þ 
Câu 24: Chọn A.
* Những chất tác dụng với dung dịch brom gồm:
- Hidrocacbon: Xiclopropan (C3H6), Anken, Ankin, Ankadien, Stiren.
- Các hợp chất hữu cơ có gốc hidrocacbon không no.
- Andehit (-CHO)
- Các hợp chất có nhóm chức andehit: Axit fomic, Este của axit fomic, Glucozơ, Mantozơ
- Phenol (C6H5-OH) và anilin (C6H5-NH2) phản ứng thế ở vòng thơm.
Vậy có chất thỏa mãn là: stiren, metyl fomat, anilin, anđehit axetic, axit fomic, phenol. 
Câu 25: Chọn A.
- Ta có : 
Câu 26: Chọn C.
- Gộp quá trình:
- Ta có: 
Þ MA = 147: . Vậy A là . 
Câu 27: Chọn C.
- Quá trình 1: . Gọi a, b, c lần lượt là mol của X, Y, Z. 
+ Ta có: 
- Quá trình 2: Khi cho E tác dụng với dung dịch Br2, nhận thấy Þ Trong X, Y chỉ có 1 chất tham gia phản ứng cộng Br2, khi đó Z được tạo bởi X, Y cũng có phản ứng cộng Br2.
+ Gọi X là chất có 2 liên kết p Þ Y có chứa 1 liên kết p và Z có chứa 3 liên kết p. 
+ Ta có hệ sau: 
 (với n,m là số C của X, Y với n ≥ 3 và m ≥ 2).
+ Xét n = 3 suy ra n = 2. Từ đó Z gồm 
+ Nếu n > 3 thì m < 2 : không thỏa điều kiện.
Câu 28: Chọn D.
- Khi thêm m gam Na vào dung dịch hỗn hợp NaOH và Ba(OH)2 thì:
 (với x là số mol Na thêm vào)
- Nhận thấy: 
- Hướng tư duy 1:
+ Để x đạt giá trị lớn nhất thì kết tủa Al(OH)3 đạt cực đại rồi tan lại một phần 
Þ mà 
- Hướng tư duy 2 :
+ Áp dụng BTNT Cl, S và Al Þ dung dịch sau phản ứng gồm: 
 Þ
Câu 29: Chọn A.
(1) Đúng, Sự đông tụ là sự đông lại của protein và tách ra khỏi dung dịch khi đun nóng hoặc thêm axit, bazơ, muối. Sự kết tủa của protein bằng nhiệt cũng được gọi là sự đông tụ.
(2) Đúng, Sợi bông chứa thành phần chính là xenlulozơ khi đốt cháy không có mùi khét và mùi giống như mùi đốt giấy. Tơ tằm khi đốt cháy có mùi khét như mùi tóc cháy do trong thành phần của tơ tằm được kết tinh từ protein.
(3) Đúng, Cho dung dịch HCl dư vào benzen và anilin thì anilin tan trong HCl còn phần không tan là benzen sau đó ta chiết lọc phần không tan thu được benzen. Đem dung dịch còn lại gồm có HCl dư và C6H5NH3Cl sau khi chiết tác dụng với NaOH ta thu được anilin không tan.
(4) Sai, Glucozơ hay còn gọi là đường nho , fructozơ có nhiều trong mật ong và độ ngọt của nó gấp 2,5 lần glucozơ.
(5) Sai, Không dùng AgNO3/NH3 vì cả 2 chất đều có khả năng tham gia phản ứng. Để nhận biết glucozơ và fructozơ thì ta dùng dung dịch Br2 vì glucozơ làm mất màu dung dịch Br2 trong khi fructozơ thì không.
(6) Đúng, Trong tinh bột, amilopectin chiểm khoảng 70-80% . Trong gạo nếp chứa thành phần amilopectin cao hơn gạo tẻ vì vậy gạo nếp sẽ dẻo hơn gạo tẻ.
Vậy có nhận xét đúng là (1), (2), (3), (6). 
Câu 30: Chọn A.
(a) Sai, Cấu hình Cr(Z=24): 1s22s22p63s23p63d54s1 : Cr nằm ở chu kì 4, nhóm VIB.
(b) Đúng, Cr bị thụ động hóa khi tác dụng với dung dịch axit HNO3 và H2SO4 đặc nguội.
(c) Sai, Tổng quát: .
	 màu vàng màu da cam
- Trong môi trường kiềm, muối đicromat chuyển hóa thành cromat và ngược lại trong môi trường axit, muối cromat chuyển hóa thành đicromat.
(d) Đúng, Trong môi trường axit, muối crom (VI) có tính oxi hóa mạnh và bị khử thành muối crom (III).
Ví dụ: K2Cr2O7 + 14HCl 2KCl + 3CrCl3 +3Cl2 + 7H2O
(e) Đúng.
(g) Đúng, Phản ứng và 
Vậy có phát biểu đúng. 
Câu 31: Chọn C.
Tại catot
Tại anot
H2O + 2e → 2OH- + H2
H2O → 4H+ + O2 + 4e
Bản chất của điện phân dung dịch K2SO4 là cô cạn dung dịch.
Câu 32: Chọn A.
- Ta có : và 
- Quá trình khử NO3- xảy ra như sau : 
Câu 33 : Chọn A.
- Khi cho X tác dụng với 0,22 mol HCl rồi đem dung dịch thu được tác dụng với 0,42 mol thi :
 . 
- Đặt CTTQ của X là , đốt X thì : 
- Theo đề ta có : 
Vậy trong X có chứa
Câu 34: Chọn A.
- Ta thực hiện phép quy đổi sau : và 
Þ Hỗn hợp X sau quy đổi gồm: C3H8, C2H6, CxHy và CO2 
- Khi đốt hỗn hợp X sau khi quy đổi (gồm các hidrocacbon và CO2) thì l

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_lan_1_mon_hoa_hoc_nam_2017_ma_de_13.doc