SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÌNH PHƯỚC (Đề chính thức) ĐỀ THI THỬ THPT QG LẦN 1 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 132 Học sinh không được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn. Cho C=12; H=1; O=16; N=14; C=12; S=32; Cl=35,5;P=31 Na=23; K=39; Al=27; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Ca=40; Mg=24; Ba=137; Ag=108; Mn=55; Sr =87 Câu 1: Thủy phân este X có công thức phân tử C4H8O2 trong dung dịch NaOH thu được hỗn hợp 2 chất hữu cơ Y và Z trong đó Z có tỉ khối hơi so với H2 bằng 23. Tên của X là: A. etyl axetat B. metyl axetat C. metyl propionat D. propyl fomat Câu 2: Khi để lâu trong không khí ẩm một vật bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị sây sát sâu tới lớp sắt bên trong. Phát biểu nào sau đây đúng: A. Sắt tây bị ăn mòn điện hoá và thiếc bị ăn mòn B. Sắt tây chỉ bị ăn mòn hoá học. C. Sắt tây bị ăn mòn điện hoá, ở cực catot xảy ra quá trình khử. D. Sắt tây bị ăn mòn điện hoá, thiếc đóng vai trò là cực anot. Câu 3: Cation R+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Nguyên tử R là A. K B. Mg C. Ca D. Na Câu 4: Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion A. SO42-, Cl-. B. HCO3-, Cl-. C. Ca2+, Mg2+. D. Na+, K+. Câu 5: Glyxin không tham gia phản ứng với chất nào dưới đây? A. NaOH B. HCl C. C2H5OH D. NaCl Câu 6: Chất nào sau đây không phản ứng được với metyl acrylat (CH2=CH-COOCH3)? A. dung dịch Br2. B. dung dịch NaOH. C. H2 (xt, t0). D. CaCO3. Câu 7: Peptit nào sau đây không có phản ứng màu biure? A. Ala-Ala-Gly-Gly. B. Gly-Ala-Gly. C. Ala-Gly-Gly. D. Ala-Gly. Câu 8: 5,4 gam một kim loại hóa trị III tác dụng hết với khí Cl2 dư thu được 26,7 gam muối. Kim loại đó là A. Fe B. Al C. Cr D. Ba Câu 9: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch HNO3 loãng? A. Au B. Mg C. Al D. Cu Câu 10: Cho 15 gam hỗn hợp các amin gồm anilin, metylamin, đimetylamin, đietylmetylamin tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng sản phẩm thu được có giá trị là : A. 15,925 gam. B. 16,825 gam. C. 20,18 gam. D. 21,123 gam. Câu 11: Những tính chất vật lí chung của kim loại (dẫn điện, dẫn nhiệt, dẻo, ánh kim) gây nên chủ yếu bởi: A. các electron tự do trong tinh thể kim loại B. khối lượng riêng của kim loại C. cấu tạo mạng tinh thể của kim loại D. tính chất của kim loại Câu 12: Xà phòng hóa 7,4 gam HCOOC2H5 bằng dung dịch KOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là: A. 8,2 B. 9,8 C. 6,8 D. 8,4 Câu 13: Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để sản xuất A. glucozơ và glixerol. B. xà phòng và glixerol. C. glucozơ và ancol etylic. D. xà phòng và ancol etylic. Câu 14: Cho 2,3 gam Na phản ứng hoàn toàn với 97,8 gam nước thu được dung dịch G. Nồng độ % của NaOH trong dung dịch G là: A. 3,9% B. 5,6% C. 4,0% D. 2,3% Câu 15: Điều chế kim loại K bằng cách nào sau đây ? A. Điện phân KCl nóng chảy. B. Điện phân dung dịch KCl không có màng ngăn. C. Dùng khí CO khử ion K+ trong K2O ở nhiệt độ cao. D. Điện phân dung dịch KCl có màng ngăn. Câu 16: Để phân biệt dung dịch AlCl3 và dung dịch KCl ta dùng dung dịch A. NaNO3. B. H2SO4. C. NaOH. D. HCl. Câu 17: Trong các ion sau ion nào có tính oxi hóa mạnh nhất: A. Cu2+ B. Ag+ C. Na+ D. Fe2+ Câu 18: Cặp polime nào sau đây đều được điều chế bằng phương pháp trùng ngưng? A. PE, tơ nitron. B. Cao su buna, nilon-6 C. thuỷ tinh hữu cơ, nilon-6,6 D. poli(etylen-terephtalat), nilon-6 Câu 19: Glucozo và fructozo đều A. có phản ứng tráng bạc. B. có công thức phân tử C6H10O5. C. thuộc loại đisaccarit D. có nhóm chức –CH=O trong phân tử. Câu 20: Lên men m gam glucozơ để tạo thành ancol etylic (hiệu suất phản ứng bằng 90%). Hấp thụ hoàn toàn lượng khí CO2 sinh ra vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 15 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 15,0 B. 7,5 C. 45,0 D. 18,5 Câu 21: Dãy nào sau đây gồm các chất được xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ? A. Amoniac, etylamin, anilin. B. Anilin, amoniac, metylamin. C. Anilin, metylamin, amoniac. D. Etylamin, anilin, amoniac. Câu 22: Dung dịch chất nào dưới đây làm đổi màu quỳ tím thành xanh? A. C6H5NH2 B. H2N-CH2-COOH C. CH3CH2CH2NH2 D. HOOC-CH(NH2)-CH2CH2COOH Câu 23: Chất béo C3H5(OOCC17H33)3 là trieste của glixerol với axit: A. Stearic B. Axetic C. Oleic D. Panmitic Câu 24: Trong các tên gọi dưới đây, tên gọi nào không đúng với hợp chất CH3CH(NH2)COOH? A. Axit 2-aminopropanoic. B. Anilin. C. Axit a-aminopropionic. D. Alanin. Câu 25: Hỗn hợp X gồm hai este đơn chức, đồng phân. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng 10,08 lit oxi (đktc), thu được 17,6 gam CO2 và 5,4 gam nước. Cho m gam X tác dụng hết với 200 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 12,1 gam chất rắn và hỗn hợp ancol Y. Khối lượng của ancol có phân tử khối lớn hơn trong Y là A. 4,6 gam B. 2,3 gam C. 3,0 gam D. 2,9 gam Câu 26: Cho 1,67 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), thoát ra 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Hai kim loại đó là (Mg= 24, Ca= 40, Sr= 87, Ba = 137) A. Mg và Ca. B. Ca và Sr. C. Be và Mg. D. Sr và Ba. Câu 27: Cho các phát biểu sau: (1) Este tạo bởi ancol no đơn chức hở và axit không no đơn chức (có 1 liên kết đôi C = C) hở có công thức phân tử chung là CnH2n–2O2 (n 4) (2) Ở nhiệt độ thường chất béo chứa chủ yếu (C17H33COO)3C3H5 là chất lỏng. (3) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2(xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol (4) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch. Số phát biểu đúng là A. 1 B. 3. C. 4 D. 2 Câu 28: Cho các phát biểu sau: (a) glucozơ và fructozơ đều bị khử bởi H2. (b) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hoá lẫn nhau. (c) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3. (d) Trong dung dịch, glucozơ và fructozơ đều hoà tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam. Số phát biểu đúng là A. 2 B. 1 C. 3 D. 4 Câu 29: Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch hỗn hợp Al2(SO4)3 và AlCl3 thu được kết tủa có khối lượng theo số mol Ba(OH)2 như đồ thị: Tổng giá trị (x + y) bằng A. 163,2 B. 162,3 C. 132,6 D. 136,2 Câu 30: Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic. Trong X, nguyên tố oxi chiếm 40% về khối lượng. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH, tạo ra 8,16 gam muối. Giá trị của m là A. 5,6. B. 6,4. C. 7,2. D. 4,8. Câu 31: Điện phân dung dịch hỗn hợp gồm 0,2 mol CuSO4 và 0,12 mol NaCl với điện cực trơ trong thời gian 4 giờ và I=1,34A. Khối lượng kim loại thu được ở catot và thể tích khí thoát ra ở anot(đktc) lần lượt là A. 3,2 gam Cu và 1,344 l khí B. 3,2 gam Cu và 1,792 l khí C. 6,4 gam Cu và 1,792 l khí D. 6,4 gam Cu và 13,44 l khí Câu 32: Hỗn hợp X gồm Ala – Ala; Ala – Gly – Ala; Ala – Gly – Ala – Gly và Ala – Gly – Ala – Gly – Gly. Đốt cháy hoàn toàn 26,26 gam hỗn hợp X cần vừa đủ 25,872 lít khí O2 (đktc). Cho 0,15 mol hỗn hợp X tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ thì thu được m gam muối. Giá trị của m là: A. 114,35 B. 59,49 C. 114,53 D. 68,61 Câu 33: X là một tripeptit,Y là một pentapeptit,đều mạch hở. Hỗn hợp Q gồm X;Y có tỷ lệ mol tương ứng là 2:3. Thủy phân hoàn toàn 149,7 gam hỗn hợp Q bằng H2O (xúc tác axit) thu được 178,5 gam hỗn hợp các aminoaxit. Cho 149,7 gam hỗn hợp Q vào dung dịch chứa 1 mol KOH ;1,5 mol NaOH, đun nóng hỗn hợp để phản ứng thủy phân xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch E. Tổng khối lượng chất tan trong dung dịch E có giá trị là: A. 256,7gam B. 199,8gam C. 185,2gam D. 212,3gam Câu 34: Cho dãy các kim loại: Na, Ba, Al, K, Mg. Số kim loại trong dãy phản ứng với lượng dư dung dịch FeCl3 thu được kết tủa là: A. 2. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 35: Hỗn hợp X gồm Na và Al. Cho m gam X tác dụng với nước dư thấy thoát ra V lít khí. Nếu cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy thoát ra 1,75V lít khí. Thành phần phần trăm khối lượng của Na trong hỗn hợp là: A. 39,87% B. 49,87% C. 29,87% D. 77,31% Câu 36: Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: Ca(NO3)2, NaOH, Na2CO3, KHSO4, Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là A. 6 B. 5 C. 7 D. 4 Câu 37: Thủy phân hết m gam hỗn hợp X gồm một số este được tạo bởi axit đơn chức và ancol đơn chức bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn thu được a gam muối và 5,6 gam hỗn hợp ancol. Đốt cháy a gam hỗn hợp muối thu được hỗn hợp khí Y và 7,42 gam Na2CO3. Cho toàn bộ hỗn hợp khí Y sinh ra qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 23 gam kết tủa đồng thời thấy khối lượng bình tăng 13,18 gam so với ban đầu. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m gần giá trị nào nhất sau đây? A. 10. B. 13. C. 12. D. 11. Câu 38: Cho 2,55 gam hỗn hợp X gồm Al, Mg tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thấy khối lượng dung dịch tăng lên 2,3 gam. Phần trăm số mol của Mg trong hỗn hợp đầu là: A. 40%. B. 50%. C. 52,94%. D. 47,06%. Câu 39: Cho 2,16 gam hỗn hợp gồm Al và Mg tan hết trong dung dịch axit HNO3 loãng, đun nóng nhẹ tạo ra dung dịch X và 448 ml (đo ở 354,90 K và 988 mmHg) hỗn hợp khí Y khô gồm 2 khí không màu, không đổi màu trong không khí. Tỷ khối của Y so với oxi bằng 0,716 lần tỷ khối của khí cacbonic so với nitơ. Làm khan X một cách cẩn thận thu được m gam chất rắn Z, nung Z đến khối lượng không đổi thu được 3,84 gam chất rắn T. Giá trị của m là A. 15,18. B. 15,48. C. 16,68. D. 17,92. Câu 40: Cho các este: etyl fomat (1), vinyl axetat (2), tripanmitin (3), metyl acrylat (4), phenyl axetat (5). Dãy gồm các este đều phản ứng được với dung dịch NaOH (đung nóng) sinh ra ancol là A. (2), (3), (5) B. (3), (4), (5) C. (1), (3), (4) D. (1), (2), (3) ----------------------------------------------- ----------- HẾT ----------
Tài liệu đính kèm: