Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 môn Hóa học năm 2017 - Mã đề 132 - Sở GD & ĐT Bắc Ninh

doc 7 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 23/07/2022 Lượt xem 229Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 môn Hóa học năm 2017 - Mã đề 132 - Sở GD & ĐT Bắc Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 môn Hóa học năm 2017 - Mã đề 132 - Sở GD & ĐT Bắc Ninh
Mã đề: 132
SỞ GD & ĐT
TỈNH BẮC NINH
(Đề thi có 40 câu / 4 trang)
ĐỀ THI THỬ LẦN 1 THPT QUỐC GIA NĂM 2017
Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Câu 1: Dung dịch chất nào sau đây có phản ứng màu biure?
A. Lòng trắng trứng.   	B. Metyl fomat.       	C. Glucozơ.   	D. Đimetyl amin.
Câu 2: Để phân biệt 3 dung dịch riêng biệt: H2NCH2COOH, CH3COOH, C2H5NH2 ta dùng thuốc thử nào sau đây?
A. Dung dịch HCl.      	B. Dung dịch NaOH.	C. Natri.    	D. Quỳ tím.
Câu 3: Dung dịch nước brom tác dụng với dung dịch của chất nào sau đây ở nhiệt độ thường, tạo thành kết tủa trắng?
A. H2N–CH2–COOH.   	B. CH3–NH2.       	C. CH3COOC2H5.	D. C6H5–NH2 (anilin).
Câu 4: Chất không có phản ứng thủy phân trong môi trường axit là
A. tinh bột.      	B. etyl axetat.  	C. Gly–Ala.   	D.  glucozơ.
Câu 5: Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất toàn bộ quá trình là 75%. Hấp thụ toàn bộ lượng khí CO2 sinh ra trong quá trình trên vào dung dịch nước vôi trong, thu được 30,0 gam kết tủa và dung dịch X. Biết dung dịch X có khối lượng giảm 12,4 gam so với dung dịch nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m là
A. 48,0.          	B. 24,3.             	C. 43,2.               	D. 27,0.
Câu 6: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, quan sát thấy hiện tượng gì?
A. Thanh Fe có màu trắng và dung dịch nhạt dần màu xanh. 
B. Thanh Fe có màu đỏ và dung dịch nhạt dần màu xanh.
C. Thanh Fe có trắng xám và dung dịch nhạt dần màu xanh.
D. Thanh Fe có màu đỏ và dung dịch dần có màu xanh.
Câu 7: Hòa tan hoàn toàn m gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng, thu được 5,376 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm N2, N2O và dung dịch chứa 8m gam muối. Tỉ khối của X so với H2 bằng 18. Giá trị của m là
A. 17,28.       	B. 21,60.            	C. 19,44.       	D. 18,90.
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn m gam một triglixerit X cần vừa đủ x mol O2, sau phản ứng thu được CO2 và y mol H2O. Biết m = 78x – 103y. Nếu cho a mol X tác dụng với dung dịch nước Br2 dư thì lượng Br2 phản ứng tối đa là 0,15 mol. Giá trị của a là
A. 0,20.      	B.  0,10.       	C. 0,05.            	D. 0,15.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Để khử mùi tanh của cá sau khi mổ để nấu, người ta thường dùng giấm ăn. 
B. Trong môi trường axit, fructozơ chuyển thành glucozơ.
C. Tripeptit Ala–Gly–Ala tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo dung dịch màu tím.
D. Dung dịch anilin không làm quỳ tím chuyển màu xanh.
Câu 10: Dung dịch amino axit nào sau đây làm xanh quỳ tím?
A. Lysin.    	B. Glyxin.    	C. Alanin.      	D. Axit glutamic.
Câu 11: Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam Mg bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được V lít H2 (ở đktc). Giá trị của V là
A. 2,24.          	B. 3,36.    	C. 4,48.         	D. 5,60.
Câu 12: Cho 8,3 gam hỗn hợp gồm 2 amin no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl x mol/lít, thu được dung dịch chứa 15,6 gam hỗn hợp muối. Giá trị của x là
A. 0,5.     	B. 1,5.     	C. 2,0.           	D. 1,0.
Câu 13: Chất nào sau đây không phải amin bậc một?
A. C2H5NHCH3.       	B. CH3NH2.           	C. C6H5NH2.       	D. C2H5NH2.
Câu 14: Trong một số trường hợp, khi người bệnh bị suy kiệt thì được bác sĩ chỉ định truyền dịch “đạm” để cơ thể sớm hồi phục. Chất đạm trong dịch truyền là
A. saccarozơ.    	B.  amin.            	C. glucozơ.         	D. amino axit.
Câu 15: Cho dung dịch chứa m gam glucozơ tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng thu được tối đa 10,8 gam Ag. Giá trị của m là
A. 16,2.           	B. 18,0.         	C.  8,1.         	D.  9,0.
Câu 16: Hỗn hợp X gồm Valin và Gly–Ala. Cho a mol X vào 100 ml dung dịch HCl 1,0M, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với 275 ml dung dịch gồm NaOH 1,0M đun nóng, thu được dung dịch chứa 26,675 gam muối. Giá trị của a là
A. 0,175.         	B. 0,275.            	C.  0,125.           	D. 0,225.
Câu 17: Cho 2,24 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch CuSO4 0,05M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là
A. 3,84.       	B. 2,32.            	C. 1,68.        	D. 0,64.
Câu 18: Để thủy phân hoàn toàn m gam este đơn chức X cần dùng vừa hết 200 ml dung dịch NaOH 0,25M, sau phản ứng thu được 2,3 gam ancol và 3,4 gam muối. Công thức của X là
A. CH3COOCH3.  	B. HCOOCH3.     	C. CH3COOC2H5.     	D. HCOOC2H5.
Câu 19: Cho dãy các chất: etyl axetat, triolein, glucozơ, anilin, glyxin. Số chất có phản ứng với dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường là
A. 5 	B. 2	C. 4	D. 3
Câu 20: Loại tơ nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?
A. Tơ visco.    	B. Tơ nitron.      	C. Tơ nilon–6,6.            D. Tơ xenlulozơ axetat.
Câu 21: Chất nào sau đây vừa có phản ứng với H2NCH(CH3)COOH vừa có phản ứng với C2H5NH2?
A. CH3OH.     	B. NaOH.           	C. HCl.      	D. NaCl.
Câu 22: Trùng hợp 1,50 tấn etilen thu được m tấn polietilen (PE) với hiệu suất phản ứng bằng 80%. Giá trị của m là
A. 1,500.          	B. 0,960.            	C. 1,200.           	D. 1,875.
Câu 23: Cho các chất: CH3NH2, CH3NHCH3, C6H5NH2 (anilin), NH3. Chất có lực bazơ mạnh nhất trong dãy trên là
A. CH3NH2.     	B. NH3.         	C. CH3NHCH3.     	D. C6H5NH2.
Câu 24: Este no, đơn chức, mạch hở có công thức phân tử chung là
A. CnH2n+2O2 (n ≥ 2).    	B. CnH2n-2O2 (n ≥ 3).   	C. CnH2nO (n ≥ 3).  	D. CnH2nO2 (n ≥ 2).
Câu 25: Este CH3COOCH3 có tên gọi là
A. etyl axetat.     	B. metyl axetat.             	C. etyl fomat.      	D. metyl metylat.
Câu 26: Chất béo là trieste của axit béo với chất nào sau đây?
A. Etanol.        	B. Etylen glicol.        	C. Glixerol.     	D. Metanol.
Câu 27: Kim loại có độ cứng lớn nhất là
A. sắt.        	B. vàng.           	C. crom.         	D. nhôm.
Câu 28: Este nào sau đây có phân tử khối là 88?
A. Etyl axetat.         	B. Metyl fomat.       	C. Vinyl fomat.   	D. Metyl axetat.
Câu 29: Hỗn hợp X gồm H2NCH2COOH (7,5 gam) và CH3COOC2H5 (4,4 gam). Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 13,8.  	B. 15,8.     	C. 19,9.      	D. 18,1.
Câu 30: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử
Thuốc thử
Hiện tượng
X
Quỳ tím
Quỳ tím chuyển màu xanh
Y
Cu(OH)2 trong môi trường kiềm
Dung dịch màu tím
Z
Dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng
Kết tủa Ag trắng
 X, Y, Z lần lượt là
A. metyl amin, lòng trắng trứng, glucozơ.       
B.  metyl amin, glucozơ, lòng trắng trứng.
C. glucozơ, metyl amin, lòng trắng trứng.    
D. glucozơ, lòng trắng trứng, metyl amin.
Câu 31: Số este có cùng công thức phân tử C3H6O2 là
A. 3 	B. 2	C. 1	D. 4
Câu 32: Thủy ngân dễ bay hơi và rất độc. Nếu chẳng may nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì dùng chất nào trong các chất sau để khử độc thủy ngân?
A. Bột sắt.      	B. Bột lưu huỳnh.  	C. Bột than.      	D. Nước.
Câu 33: Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit?
A. Tinh bột.     	B. Fructozơ.      	C. Saccarozơ.              	D. Glucozơ.
Câu 34: Kim loại nào sau đây tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường?
A. Fe.           	B. Na.               	C. Cu.             	D. Ag.
Câu 35: X là a–amino axit trong phân tử có có một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Cho 26,7 gam X phản ứng với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa 37,65 gam muối. Công thức của X là
A.  H2N–CH2–COOH.                	B. H2N–[CH2]3–COOH.
C. H2N–[CH2]2–COOH.            	D. H2N–CH(CH3)–COOH.
Câu 36: Xà phòng hóa hoàn toàn 2,96 gam HCOOC2H5 bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 2,52.         	B. 3,28.          	C. 2,72.        	D. 3,36.
Câu 37: Cho y gam kim loại M vào dung dịch Fe2(SO4)3, sau phản ứng hoàn toàn khối lượng phần dung dịch tăng thêm y gam. Kim loại M là
A. Cu.            	B. Ba.                	C. Na.          	D. Ag.
Câu 38: Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “riêu cua” nổi lên là do
A. sự đông tụ của protein do nhiệt độ.      	B. phản ứng màu của protein.
C. sự đông tụ của lipit.             	D. phản ứng thủy phân của protein.
Câu 39: Các chất nào sau đây đều có phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit?
A. Tinh bột, saccarozơ, fructozơ                	B. Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ.
C. Tinh bột, xenlulozơ, fructozơ.    	D. Tinh bột, xenlulozơ, glucozơ.
Câu 40: Phân tử khối của peptit Gly–Ala là
A. 146.          	B. 164.                 	C. 128.           	D. 132.
ĐÁP ÁN
1.A
2.D
3.D
4.D
5.C
6.B
7.B
8.C
9.B
10.A
11.A
12.D
13.A
14.D
15.D
16.C
17.B
18.D
19.D
20.C
21.C
22.C
23.C
24.D
25.B
26.C
27.C
28.A
29.B
30.A
31.B
32.B
33.A
34.B
35.D
36.C
37.A
38.A
39.B
40.A
LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1:
Lòng trắng trứng cũng là protein.
Đáp án A
Câu 2:
Dùng : Quì tím :
+) H2NCH2COOH : Tím
+) CH3COOH : đỏ
+) C2H5NH2 : xanh
Đáp án D
Câu 3:
Đáp án D
Câu 4:
Đáp án D
Câu 5:
Phương pháp : Tính lượng chất theo hiệu suất phản ứng.
Ta có : mdd giảm = mCaCO3 – mCO2 => nCO2 = 0,4 mol
(C6H10O5)n -> nC6H12O6 -> 2nCO2
=> ntinh bột = 1/2n . 100/75 . 0,4 = 4/15 mol
=> m = 43,2g
Đáp án C
Câu 6:
Nhờ phản ứng : Fe + CuSO4(xanh) -> FeSO4 + Cu(đỏ)
Đáp án B
Câu 7:
Phương pháp :
-Bảo toàn e
-Kim loại phản ứng với HNO3 tạo sản phẩm khử thì áp dụng :
            Công thức : ne = nNO2 + 3nNO + 8nN2O + 10nN2 + 8nNH4NO3
Có : MX = 36g , nX = 0,24 mol => nN2 = nN2O = 0,12 mol
Al sẽ chuyển hết thành Al(NO3)3 => nAl(NO3)3 = nAl = m/27 (mol)
=> mAl(NO3)3 = 7,89m có NH4NO3 => nNH4NO3 = m/720 (mol)
Bảo toàn e : 3nAl = 8nN2O + 10nN2 + 8nNH4NO3
=> 3.m/27 = 8.0,12 + 10.0,12 + 8.m/720
=> m = 21,6g
Đáp án B
Câu 8:
Phương pháp : Bảo toàn khối lượng , Bảo toàn nguyên tố
Bảo toàn khối lượng : mX + mO2 = mCO2 + mH2O
=> nCO2 = (110x – 121y)/44 = 2,5x – 2,75y (mol)
Bảo toàn Oxi : 6nX + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O => nX = 0,5x – 0,75y
(số pi - 1).nX = nCO2 – nH2O = 2,5x – 2,75y – y = 2,5y – 3,75y
=> (Số pi – 1) = (2,5 – 3,75y) : (0,5x – 0,75y) = 5
=> Số pi = 6. Vì có 3  pi trong 3 nhóm COO
=> Số pi trong gốc hidrocacbon = 3
=> nBr2 = 3nX => a = 0,05 mol
Đáp án C
Câu 9:
B Sai. Vì trong môi trường kiềm thì fructozo mới chuyển thành glucozo.
Đáp án B
Câu 10:
Lysin có 2 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH
Đáp án A
Câu 11:
Mg + H2SO4 -> MgSO4 + H2
=> nH2 = nMg = 0,1 mol
=> VH2 = 2,24 lit
Đáp án A
Câu 12:
Tổng quát : R-N + HCl -> RNHCl
Bảo toàn khối lượng : mamin + mHCl = mmuối
=> nHCl = 0,2 mol
=> x = 1M
Đáp án D
Câu 13:
Amin bậc 1 là amin chỉ có 1 nhóm hidrocacbon thay thế cho 1 H trong phân tử NH3
Đáp án A
Câu 14:
Đáp án D
Câu 15:
Glucozo -> 2Ag
=> nGlucozo = ½ nAg = 0,05 mol
=> m = 9g
Đáp án D
Câu 16:
Trong a mol X có : x mol Valin ; y mol Gly-Ala
Xét tổng quát : nNaOH = nHCl + nVal + 2nGly-Ala => x + 2y = 0,175 mol (1)
Lại có: hỗn hợp muối gồm : x mol Val-Na ; y mol Gly-Na ; y mol Ala-Na ; 0,1 mol NaCl
=> mmuối = 139x + 208y + 0,1.58,5 = 26,675g(2)
Từ (1),(2) => x = 0,075 ; y = 0,05 mol
=> a = 0,125 mol
Đáp án C
Câu 17:
Fe + CuSO4 -> FeSO4 + Cu
, nFe = 0,04 mol ; nCuSO4 = 0,01 mol
=> chất rắn gồm : 0,01 mol Cu và 0,03 mol Fe
=> m = 2,32g
Đáp án B
Câu 18:
Vì  phản ứng vừa đủ => nNaOH = nancol = nmuối = 0,05 mol
=> Mancol = 46g => C2H5OH
Và Mmuối = 68g => HCOONa
Vậy este là HCOOC2H5
Đáp án D
Câu 19:
Các chất : etyl axetat, triolein, glyxin
Đáp án D
Câu 20:
Đáp án C
Câu 21:
Đáp án C
Câu 22:
Phản ứng : nCH2=CH2 -> (-CH2-CH2-)n
Bảo toàn khối lượng : metilen pứ =mPE
Do H% = 80% => mPE = 80%.mEtilen = 1,2 tấn.
Đáp án C
Câu 23:
Các gốc hidrocacbon no gắn vào N làm tăng lực bazo
Các gốc hidrocacbon thơm (C6H5-) gắn vào N sẽ làm giảm lực bazo
Càng nhiều nhóm sẽ càng tăng hiệu lực.
Đáp án C
Câu 24:
Đáp án D
Câu 25:
Đáp án B
Câu 26:
Đáp án C
Câu 27:
Đáp án C
Câu 28:
Đáp án A
Câu 29:
Trong X có : 0,1 mol H2NCH2COOH và 0,05 mol CH3COOC2H5 phản ứng với NaOH
Tạo ra chất rắn gồm : 0,1 mol H2NCH2COONa ; 0,05 mol CH3COONa ; 0,05 mol NaOH
=> m = 15,8g
Đáp án B
Câu 30:
Đáp án A
Câu 31:
Các CTCT : HCOOC2H5 ; CH3COOCH3.
Đáp án B
Câu 32:
Nhờ phản ứng : Hg + S -> HgS↓
Đáp án B
Câu 33:
Đáp án A
Câu 34:
Đáp án B
Câu 35:
X có dạng : H2N-R-COOH + HCl -> ClH3NRCOOH
Bảo toàn khối lượng : mX + mHCl = mMuối => nHCl = 0,3 mol = nX
=> MX = 89g => X là CH3-CH(NH2)-COOH
Đáp án D
Câu 36:
HCOOC2H5 + NaOH -> HCOONa + C2H5OH
=> nHCOONa = nHCOOC2H5 = 0,04 mol
=> m = 2,72g
Đáp án C
Câu 37:
Cho y gam M vào thì dung dịch tăng y gam => không có chất thoát ra khỏi dung dịch
=> Cu + Fe2(SO4)3 -> CuSO4 + 2FeSO4
Đáp án A
Câu 38:
Đáp án A
Câu 39:
Đáp án B
Câu 40:
Đáp án A

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_lan_1_mon_hoa_hoc_nam_2017_ma_de_13.doc