SỞ GD VÀ ĐT AN GIANG TRƯỜNG THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 - MÔN HOÁ HỌC NĂM HỌC 2016-2017 Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 132 Họ, tên thí sinh:.......................................................................... Số báo danh:............................................................................... * Thí sinh không được sử dụng bảng TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC. Cho nguyên tử khối các nguyên tố: H=1; C=12; N=14; O=16; Na=23; K=39; Mg=24, Al=27, Cl=35,5; Br=80, S=32; K=39; Ca=40; Mn=55; Fe=56; Zn=65; Cu=64, Ag=108; Ba=137; Cr=52. Câu 1: Đun nóng 100 gam dung dịch glucozơ 18% với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là A. 16,2. B. 10,8. C. 21,6. D. 32,4. Câu 2: Khi làm thí nghiệm với H2SO4 đặc nóng thường sinh ra khí SO2. Để hạn chế khí SO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta thường nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch A. muối ăn. B. Ancol. C. giấm ăn. D. kiềm. Câu 3: Phản ứng không phải phản ứng oxi hóa khử là A. Cl2 + Ca(OH)2 CaOCl2 + H2O. B. Fe2O3 + 6HNO3 2Fe(NO3)3 + 3H2O. C. 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2. D. 2NaOH + Cl2 NaCl + NaClO + H2O. Câu 4: Một mẫu khí thải được sục vào dung dịch CuSO4, thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng này do trong khí thải có A. H2S. B. NO2. C. CO2. D. SO2. Câu 5: Trong điều kiện thường, chất ở trạng thái khí là A. anilin. B. glyxin. C. metylamin. D. etanol. Câu 6: Chất không thuỷ phân trong môi trường axit là A. xenlulozơ. B. saccarozơ. C. tinh bột. D. glucozơ. Câu 7: Este X có công thức phân tử C2H4O2. Đun nóng 9,0 gam X trong dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam muối. Giá trị của m là A. 10,2. B. 15,0. C. 12,3. D. 8,2. Câu 8: Dung dịch glucozơ và saccarozơ đều có tính chất hoá học chung là A. hoà tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. B. phản ứng với nước brom . C. phản ứng thuỷ phân. D. có vị ngọt, dễ tan trong nước. Câu 9: Công thức hoá học của sắt(III) hiđroxit là A. Fe2O3. B. Fe3O4. C. Fe(OH)3. D. Fe2(SO4)3. Câu 10: Có các dung dịch riêng biệt không dán nhãn: NH4Cl , AlCl3, FeCl3, (NH4)2SO4. Dung dịch thuốc thử cần thiết để nhận biết các dung dịch trên là A. NaHSO4. B. BaCl2. C. NaOH. D. Ba(OH)2. Câu 11: Hoà tan hoàn toàn 6,5 gam Zn bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là A. 4,48. B. 2,24. C. 3,36. D. 1,12. Câu 12: Kim loại được con người dùng phổ biến để chế tạo trang sức, có tác dụng bảo vệ sức khoẻ là A. bạc. B. sắt. C. sắt tây. D. đồng. Câu 13: Để khử mùi tanh của cá (gây ra do một số amin), ta có thể rửa cá với A. nước. B. giấm. C. cồn. D. nước muối. Câu 14: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 0,15 mol NaOH và 0,1 mol Ba(OH)2, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 19,700. B. 29,550. C. 9,850. D. 14,775. Câu 15: Dung dịch X có 0,1 mol K+; 0,2 mol Mg2+; 0,1 mol Na+; 0,2 mol Cl- và a mol Y-. Ion Y- và giá trị của a là A. NO3- và 0,4. B. OH- và 0,2. C. OH- và 0,4. D. NO3- và 0,2. Câu 16: Liên kết hoá học trong phân tử nào sau đây là liên kết ion? A. NaCl. B. HCl. C. H2O. D. Cl2. Câu 17: Cho dãy các kim loại: Li, Na, Al, Ca, Sr. Số kim loại kiềm trong dãy là A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 18: Cho 0,3 mol hỗn hợp X gồm H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) và (H2N)2C5H9COOH (lysin) vào 400 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y. Biết Y phản ứng vừa hết với 800 ml dung dịch NaOH 1M. Số mol lysin trong hỗn hợp X là A. 0,2. B. 0,25. C. 0,15. D. 0,1. Câu 19: Số đồng phân amin bậc một có công thức phân tử C4H11N là A. 2. B. 8. C. 3. D. 4. Câu 20: Kim loại Cu không tan trong dung dịch A. HNO3 đặc nóng. B. H2SO4 đặc nóng. C. HNO3 loãng. D. H2SO4 loãng. Câu 21: Protein tham gia phản ứng màu biure tạo sản phẩm có màu A. đỏ. B. trắng. C. tím. D. vàng. Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn 2 amin no đơn chức đồng đẳng kế tiếp cần 2,24 lít oxi thu được 1,12 lít CO2 (các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn). Công thức của 2 amin là A. C2H5NH2, C3H7NH2. B. CH3NH2, C2H5NH2. C. C4H9NH2, C5H11NH2. D. C3H7NH2, C4H9NH2. Câu 23: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Để mắt tránh bị khô do thiếu vitamin A nên ăn cà rốt, gấc, cà chua. B. Các amin đều không độc, được sử dụng trong chế biến thực phẩm. C. Dùng nước vôi dư để xử lý các ion kim loại nặng gây ô nhiễm nguồn nước. D. Dùng nước đá khô để bảo quản thực phẩm là phương pháp an toàn thực phẩm. Câu 24: Loại vật liệu polime nào sau đây có chứa nguyên tố nitơ? A. Nhựa poli(vinyl clorua). B. Tơ visco. C. Cao su buna. D. Tơ nilon-6,6. Câu 25: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch hỗn hợp gồm x mol HCl và y mol ZnCl2, kết quả của thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau: Tổng (x +y + z) là A. 0,9. B. 2,0. C. 1,1. D. 0,8. Câu 26: Hoà tan hoàn toàn a gam Na vào 100 ml dung dịch Y gồm H2SO4 0,5M và HCl 1M, thấy thoát ra 6,72 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 29. B. 28. C. 30. D. 27. Câu 27: Hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Fe3O4 và CuO, trong đó oxi chiếm 20% khối lượng. Cho m gam X tan hoàn toàn vào dung dịch Y gồm H2SO4 1,65M và NaNO3 1M, thu được dung dịch Z chỉ chứa 3,66m gam muối trung hoà và 1,792 lít khí NO (đktc). Dung dịch Z phản ứng tối đa với 1,22 mol KOH. Giá trị của m là A. 28. B. 24. C. 32. D. 36. Câu 28: Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl. (b) Cho Al2O3 vào dung dịch HCl loãng dư. (c) Cho Cu vào dung dịch HCl đặc, nóng dư. (d) Cho Ba(OH)2 vào dung dịch KHCO3. Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được chất rắn là A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 29: Có 5 dung dịch NH3, HCl, NH4Cl, Na2CO3, CH3COOH cùng nồng độ được đánh ngẫu nhiên là A, B, C, D, E. Giá trị pH và khả năng dẫn điện của dung dịch theo bảng sau: Dung dịch A B C D E pH 5,25 11,53 3,01 1,25 11,00 Khả năng dẫn điện Tốt Tốt Kém Tốt Kém Các dung dịch A, B, C, D, E lần lượt là A. NH4Cl, NH3, CH3COOH, HCl, Na2CO3. B. NH4Cl, Na2CO3, CH3COOH, HCl, NH3. C. CH3COOH, NH3, NH4Cl, HCl, Na2CO3. D. Na2CO3, HCl, NH3, NH4Cl, CH3COOH. Câu 30: Cho m gam hỗn hợp X gồm Na, Ca tan hết vào dung dịch Y chứa 0,08 mol NaHCO3 và 0,04 mol CaCl2, sau phản ứng thu được 7 gam kết tủa và thấy thoát ra 0,896 lít khí (đktc). Giá trị của m là A. 1,72. B. 1,56. C. 1,66. D. 1,2. Câu 31: Nhằm đạt lợi ích về kinh tế, một số trang trại chăn nuôi heo đã bất chấp thủ đoạn dùng một số hoá chất cấm trộn vào thức ăn với liều lượng cao trong đó có Salbutamol. Salbutamol giúp heo lớn nhanh, tỉ lệ nạc cao, màu sắc thịt đỏ hơn. Nếu con người ăn phải thịt heo được nuôi có sử dụng Salbutamol sẽ gây ra nhược cơ, giảm vận động của cơ, khớp khiến cơ thể phát triển không bình thường. Salbutamol có công thức cấu tạo thu gọn nhất như sau: . Salbutamol có công thức phân tử là A. C13H20O3N. B. C3H22O3N. C. C13H21O3N. D. C13H19O3N. Câu 32: Đốt cháy hoàn toàn m gam một chất béo (triglixerit) cần 1,61 mol O2, sinh ra 1,14 mol CO2 và 1,06 mol H2O. Cho 7,088 gam chất béo này tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì khối lượng muối tạo thành là A. 7,512 gam. B. 7,312 gam. C. 7,612 gam. D. 7,412 gam. Câu 33: Hoà tan hết 3,264 gam hỗn hợp X gồm FeS2, FeS, Fe, CuS và Cu trong 600 ml dung dịch HNO3 1M đun nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và 1,8816 lít (đktc) một chất khí thoát ra. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 5,592 gam kết tủa. Mặt khác, dung dịch Y có thể hoà tan tối đa m gam Fe. Biết trong các quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của N+5 là NO. Giá trị của m là A. 9,120. B. 11,256. C. 9,760. D. 11,712. Câu 34: Cho các phát biểu sau: (1) Cho xenlulozơ vào ống nghiệm chứa nước Svayde, khuấy đều thấy xenlulozơ tan ra. (2) Tơ visco, tơ axetat là tơ tổng hợp. (3) Tơ nitron (hay olon) được dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi “ len” đan áo rét. (4) Các hợp chất hữu cơ thường có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao (khó bay hơi). (5) Trong phản ứng tráng gương, glucozơ đóng vai trò chất oxi hóa. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 35: Cho dãy các chất: H2NCH(CH3)COOH, C6H5OH (phenol), CH3COOC2H5, C2H5OH, CH3NH3Cl. Số chất trong dãy phản ứng với dung dịch KOH đun nóng là A. 3. B. 2. C. 5. D. 4. Câu 36: X, Y, Z là ba este đều no và mạch hở (không chứa nhóm chức khác và MX< MY < MZ ). Đun nóng hỗn hợp E chứa X, Y, Z với dung dịch NaOH vừa đủ thu được một ancol T và hỗn hợp F chứa hai muối A và B có tỉ lệ mol tương ứng là 5 : 3 (MA < MB). Dẫn toàn bộ T qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 12 gam đồng thời thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy toàn bộ F thu được Na2CO3, CO2 và 6,3 gam H2O. Số nguyên tử hiđro có trong Y là A. 10. B. 6. C. 12. D. 8. Câu 37: Hoà tan hoàn toàn một lượng Ba vào dung dịch chứa a mol HCl thu được dung dịch X và a mol H2. Trong các chất sau: Na2SO4, Na2CO3, Al, Al2O3, AlCl3, Mg, NaOH, NaHCO3. Số chất tác dụng được với dung dịch X là A. 7. B. 6. C. 5. D. 4. Câu 38: Hỗn hợp hai este X và Y là hợp chất thơm có cùng công thức phân tử là C8H8O2. Cho 4,08 gam hỗn hợp trên phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 1,6 gam NaOH, thu được dung dịch Z chứa ba chất hữu cơ. Khối lượng muối có trong dung dịch Z là A. 5,50 gam. B. 3,34 gam. C. 4,96 gam. D. 5,32 gam. Câu 39: Đun nóng 0,4 mol hỗn hợp E gồm đipeptit X, tripeptit Y và tetrapeptit Z đều mạch hở bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa 0,5 mol muối của glyxin và 0,4 mol muối của alanin và 0,2 mol muối của valin. Mặt khác, đốt cháy m gam E trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 78,28 gam. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 45. B. 40. C. 50. D. 35. Câu 40: Cho hỗn hợp X gồm Fe, Cu vào dung dịch HNO3 loãng, nóng thu được khí NO, dung dịch Y và còn lại chất rắn chưa tan Z. Cho Z tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thấy có khí thoát ra. Thành phần chất tan trong dung dịch Y là A. Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2. B. Fe(NO3)3 và Fe(NO3)2. C. Fe(NO3)2. D. Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2. ------------HẾT ----------
Tài liệu đính kèm: