Đề thi thử THPT quốc gia Hóa học lần 3

docx 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 665Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT quốc gia Hóa học lần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT quốc gia Hóa học lần 3
ĐỀ THI THỬ QUỐC GIA – lần 3
PHẦN CƠ BẢN: ( gồm có 25 câu)
Câu 1: Phản ứng hoá học nào sau đây không xảy ra?
A. C6H5OH	+	CH3COOH → CH3COOC6H5 + H2O.
B. CH3COOH	+ NaOH	→ CH3COONa + H2O.
C. 2CH3COOH + 2Na	→	2CH3COONa + H2.
D. 2C2H5OH	+ 2Na	→	2C2H5ONa + H2.
Câu 2: Cho các chất: dd saccarozơ, glixerol, ancol etylic, natri axetat. Số chất phản ứng được với Cu(OH)2 ở điều kiện thường là :
 A. 2.	 B. 4.	 	C. 1. 	D. 3.
Câu 3: Canxi hiđroxit (Ca(OH)2) còn gọi là
A. đá vôi.	B. thạch cao sống.	C. vôi tôi.	D. thạch cao khan.
Câu 4: Thuốc thử duy nhất có thể dùng phân biệt hai khí SO2 và CO2 là
A. dd NaOH	B. H2O	C. dd Br2	D. dd Ba(OH)2
Câu 5: Oxit kim loại bị khử bởi khí CO ở nhiệt độ cao là
A. CuO.	B. Al2O3.	C. K2O.	D. MgO.
Câu 6: Nhiệt độ nóng chảy giảm dần theo thứ tự : 
A. Cr >Na >Cs 	B. Cs>Cr> Na C. Na>Cs>Cr D. Cs>Na>Cr
Câu 7: Để phân biệt dd Cr2(SO4)3 và dd FeCl2 người ta dùng lượng dư dung dịch
A. NaNO3.	B. KNO3.	C. K2SO4.	D. NaOH.
Câu 8: Hòa tan 6,5 gam Zn trong dd axit HCl dư, sau phản ứng cô cạn dd thì số gam muối khan thu được là :
 A. 13,6 gam.	 B. 20,7 gam.	 C. 27,2 gam.	 D. 14,96 gam.
Câu 9: Khi điện phân dd CuCl2 để điều chế kim loại Cu, quá trình xảy ra ở catot (cực âm) là
A. 2Cl- → Cl2 + 2e.	B. Cl2 + 2e → 2Cl-.	C. Cu → Cu2+ + 2e.	D. Cu2+ + 2e → Cu.
Câu 10: Cho hai phản ứng sau: 2Al(OH)3	+	3H2SO4 ®	Al2(SO4)3 +	6H2O 
 Al(OH)3	+	KOH	 ®	 KAlO2 + 2H2O 
 Hai phản ứng trên chứng tỏ Al(OH)3 là chất
A. có tính bazơ và tính khử.	B. vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử.
C. có tính axit và tính khử.	D. có tính lưỡng tính.
Câu 11: Metyl acrylat có công thức cấu tạo thu gọn là
A. C2H5COOCH3.	B. CH2=CHCOOCH3.	 C. CH3COOCH3.	 D. CH3COOC2H5.
Câu 12: Cho dãy các chất: CH3OH, CH3COOH, CH3CHO, CH4. Số chất trong dãy tác dụng được với Na sinh ra H2 là :	
 A. 2.	 B. 3.	 	C. 1.	 	D. 4.
Câu 13: Anilin (C6H5NH2) và phenol (C6H5OH) đều có phản ứng với
 A. dd NaCl.	B. dd NaOH.	C. nước Br2.	D. dd HCl
Câu 14: Khi cho 3,75 gam axit aminoaxetic (H2NCH2COOH) tác dụng hết với dd NaOH, khối lượng muối tạo thành là : 
 A. 9,70 gam.	 B. 4,85 gam.	C . 10,00 gam.	 D. 4,50 gam.
Câu 15: Cho dd chứa 3,6 gam glucozơ phản ứng hết với AgNO3 trong dd NH3 (dd [Ag(NH3)2]OH), đun nóng. Sau phản ứng, khối lượng Ag thu được là 
A. 2,16 gam.	B. 4,32 gam.	C. 1,08 gam.	D. 0,54 gam.
Câu 16: Phản ứng Cu + 2FeCl3 → 2FeCl2 + CuCl2 chứng tỏ
A. ion Fe2+ có tính oxi hoá mạnh hơn ion Fe3+.	B. ion Fe3+ có tính oxi hoá mạnh hơn ion Cu2+.
C. ion Fe3+ có tính khử mạnh hơn ion Fe2+.	D. ion Fe3+ có tính oxi hoá yếu hơn ion Cu2+.
Câu 17: Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion
A. Na+, K+.	B. Ca2+, Mg2+.	C. HCO3-, Cl-.	D. SO42-, Cl-.
Câu 18: Để tách được Fe2O3 ra khỏi hỗn hợp với Al2O3 có thể cho hỗn hợp tác dụng với
A. dd NH3 (dư).	B. dd HNO3 (dư).	C. dd HCl (dư).	 D. dd NaOH (dư).
Câu 19: Chất có nhiều trong khói thuốc lá gây hại cho sức khoẻ con người là
A. cafein.	B. nicotin.	C. cocain.	D. heroin.
Câu 20: Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, metyl axetat, metylamin. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng bạc là 	A. 4.	B. 3.	C. 2.	D. 1.
Câu 21: Dd làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là
A. C2H5OH.	B. C2H5NH2.	C. HCOOH.	D. CH3COOH.
Câu 22: Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
A. CH2=CHCH3.	B. CH2=CH2.	C. CH ≡ CH.	D. CH2=CHCl.
Câu 23: Cho 18,6 gam anilin (C6H5NH2) tác dụng với nước brom thu được m gam kết tủa trắng (C6H2Br3NH2). Trị số của m là A. 33 gam.	B. 66 gam.	C. 99 gam.	D. 88 gam.
Câu 24: Trong các cấu hình electron của nguyên tử và ion crom sau đây, cấu hình electron nào đúng ?
A. 24Cr : [Ar]3d44s2. B. 24
Cr2+ : [Ar]3d34s1. C. 24Cr2+ : [Ar]3d24s2. D. 24Cr3+ : [Ar]3d3. 
Câu 25: 10,4 gam hỗn hợp X gồm axit axetic và etyl axetat tác dụng vừa đủ với 150 gam dd NaOH 4%. Phần trăm khối lượng của etyl axetat trong hỗn hợp bằng 
A. 22%. 	B. 42,3%.	C. 33%.	D. 44%.
PHẦN NÂNG CAO ( gồm có 25 câu)
Câu 26: Một chất bột màu lục thẫm X thực tế không tan trong dung dịch loãng của axit và kiềm. Khi nấu chảy với dd NaOH đặc và có mặt khí clo nó chuyển thành chất Y dễ tan trong nước, chất Y tác dụng với dd axit sunfuric loãng chuyển thành chất Z . Chất Z bị S khử thành chất X và chất Z oxi hóa được axit clohidric thành khí clo. Tên của các chất X,Y,Z và số phản ứng oxihoa - khử lần lượt là:
A. crom(III) hiđroxit; natriđicromat; natricromat ; 2 B. crom(III) oxit; natricromat; natriđicromat ; 3
C. crom(III) oxit; natriđicromat ; natricromat ; 2 D. crom(III) oxit; natricromat; natriđicromat ; 2
Câu 27: Cho 2,58 gam hỗn hợp gồm Al va Mg phản ứng vừa đủ với 20 ml dung dịch hỗn hợp 2 axít HNO3 4M và H2SO4 7M (đậm đặc). Thu được 0,02 mol mỗi khí SO2, NO, N2O. Tính số khối lượng muối thu được sau phản ứng
A. 16,60 gam B. 15,34 gam C. 12,10 gam D. 18,58 gam
Câu 28: Một hỗn hợp X gồm ankan A và anken B được chia thành 2 phần: 
- Phần 1: có thể tích là 11,2 lít, đem trộn với 6,72 lít H2, đun nóng (có xúc tác Ni) đến khi phản ứng hoàn toàn rồi đưa về nhiệt độ và áp suất ban đầu thì thấy hỗn hợp khí sau phản ứng có thể tích giảm 25% so với ban đầu. 
- Phần 2: nặng 80 gam, đem đốt cháy hoàn toàn thu được 242 gam CO2. Công thức phân tử của A và B lần lượt là:
A. C4H10 và C3H6	B. C3H8 và C2H4	C. C2H6 và C3H6	D. CH4 và C4H8
Câu 29: Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 (đktc) vào 400ml dung dịch NaOH a M thì thu được dụng dịch X. Cho từ từ và khuấy đều 300ml dung dịch HCl 1M vào X thu được dung dịch Y và 4,48 lít khí (đktc). Cho Y tác dụng với Ca(OH)2 dư xuất hiện 30 gam kết tủa. Xác định a?
A. 0,75M.	B. 2M.	C. 1,5M.	D. 1M.
Câu 30: Phản ứng: FexOy + 2yHI → xFeI2 + (y-x) I2 + y H2O không phải là phản ứng oxi hóa khử nếu:
A. luôn luôn là phản ứng oxi hoá khử, không phụ thuộc vào giá trị x,y B. x = y = 1 
C. x = 3; y = 4 D. x = 2; y = 3.
Câu 31: Cho dãy các chất: Ca(HCO3)2, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Al(OH)3, Zn(OH)2. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là:
A. 2	B. 3	C. 5	D. 4
Câu 32: Cho m gam bột sắt vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,16 mol Cu(NO3)2 và 0,4 mol HCl, lắc đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng thu được hỗn hợp kim loại có khối lượng bằng 0,7m gam và V lít khí (đktc). Giá trị của V và m lần lượt là
A. 4,48 lít và 21,55 gam	B. 2,24 lít và 33,07 gam
C. 4,48 lít và 33,07 gam	D. 1,12 lít và 18,20 gam
Câu 33: Trong các chất p.O2N-C6H4-OH, m.CH3-C6H4-OH, p.NH2-C6H4-CHO, m.CH3-C6H4-NH2. Chất có lực axit mạnh nhất và chất có lực bazơ mạnh nhất tương ứng là
A. p.O2N-C6H4-OH và p.NH2-C6H4-CHO	B. p.O2N-C6H4-OH và m.CH3-C6H4-NH2
C. m.CH3-C6H4-OH và p.NH2-C6H4-CHO	D. m.CH3-C6H4-OH và m.CH3-C6H4-NH2
Câu 34: Cho các dung dịch được đánh số thứ tự như sau: 
1. KCl 2. Na2CO3 3. CuSO4 4. CH3COONa 5. Al2(SO4)3 6. NH4Cl 7. NaBr 8. K2S. 
Dung dịch có pH < 7 là:
A. 3, 5, 6	B. 6, 7 , 8	C. 1, 2, 3	D. 2, 4, 6
Câu 35: Có các nhận xét sau:
1; Khi sục khí O2 vào dung dịch FeSO4 thì dung dịch này bị đổi màu.
2; MnO phản ứng với dung dịch HCl đặc tạo được khí Cl2. 
3; Cl2 có khả năng tẩy màu và sát khuẩn. 
4; Đơn chất S được tạo ra khi cho SO2 phản ứng với H2S.
Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là 
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 
Câu 36: Nhận xét nào sau không đúng?
A. Phân lân là phân bón chứa phot pho.
B. Phân đạm ure tan tốt trong H2O.
C. Độ dinh dưỡng của phân đạm được tính bằng phần trăm khối lượng của N2O5 trong phân 
D. Phân bón NPK là phân hỗn hợp. 
Câu 37: Cho hình thí nghiệm sau: chất B và chất X tương ứng lần lượt là:
A. KClO3 và O2
B. MnO2 và Cl2
C. Zn và H2
D. C2H5OH và C2H4
Câu 38: Dung dịch X chứa a mol CuSO4 và 0,4 mol KCl. Điện phân dung dịch X (màng ngăn, điện cực trơ) đến khi có 17,4 gam chất được giải phóng ở anot thì cũng thoát ra 2,24 lít khí ở catot(đktc). Giá trị của a là
	A. 0,1 B. 0,2 C. 0,3 D. 0,4 
Câu 39: Trieste A mạch hở, tạo bởi glixerol và 3 axit cacboxylic đơn chức X,Y,Z. Đốt cháy hoàn toàn a mol A thu được b mol CO2 và d mol H2O. Biết b = d + 5a và a mol A phản ứng vừa đủ với 72 gam Br2(trong dung dịch), thu được 110,1 gam sản phẩm hữu cơ. Cho a mol A phản ứng với dung dịch KOH vừa đủ, thu được x gam muối. Giá trị của x là: 
 A. 48,5 B. 49,5 	 C. 47,5 D. 50,5
Câu 40: Đốt cháy một ancol A thu được CO2 và H2O có tỉ lệ khối lượng tương ứng là 11: 6. Số ancol thỏa mãn điều kiện trên là: 
A. 2 B. 3 	C. 5 D. 4
Câu 41: Để điều chế 53,46 kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 60%) cần dùng ít nhất V lít axit nitric 94,5% (D=1,5 g/ml) phản ứng với xenlulozơ dư. Giá trị của V là
	A. 60	B. 24	C. 36	D. 40
Câu 42: Thành phần % khối lượng của nitơ trong hợp chất hữu cơ CxHyN là 23,73%. Số đồng phân amin bậc một thỏa mãn các dữ kiện trên là 
 A. 2.	 B. 3.	 C. 4.	 D. 1.
Câu 43: Nhỏ từ từ đến dư KOH vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol HCl và x mol ZnSO4 ta quan sát hiện tượng theo đồ thị hình bên (số liệu tính theo đơn vị mol). Giá trị của x (mol) là:
A. 0,4.	B. 0,6.	C. 0,7.	D. 0,65.
 Câu 44: X là dung dịch AlCl3 Y là dung dịch NaOH 2M thêm 150ml dung dịch Y vào cốc chứa 100 ml dung dịch X khuấy đều đến khi phản ứng hoàn toàn thấy trong cốc có 7,8g kết tủa. Thêm tiếp vào cốc 100ml dung dịch Y khuấy đều tới khi kết thúc phản ứng thấy trong cốc có 10,92 g kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch X bằng:
A. 1,0 M	B. 2,0 M	C. 3,2 M	D. 1,6 M
Câu 45: Cho 2,54g este (X) mạch hở bay hơi trong 1 bình kín dung tích 0,6 lít (lúc đầu là chân không). Khi este bay hơi hết thì áp suất ở 136,50C là 425,6 mmHg.Thuỷ phân 25,4 gam (X) cần 0,3 mol NaOH thu được 28,2 g một muối duy nhất. Xác định tên gọi (X) biết rằng (X) phát xuất từ rượu đa chức.
A. Glixerin triaxetat	B. Etylenglicolđiaxetat
C. Glixerin tripropionat	D. Glixerin triacrylat
Câu 46: Bình 1 đựng O2, bình 2 đựng O2 và O3 thể tích, nhiệt độ, áp suất của 2 bình đều như nhau. Khối lượng khí bình 2 nặng hơn bình 1 là 1,6g tính số mol O3 có trong bình 2:
A. 0,5 mol	B. 1/3 mol	C. 0,1 mol	D. Không xác định.
Câu 47: Tripeptit X và tetrapeptit Y đều mạch hở. Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm X và Y chỉ tạo ra một amino axit duy nhất có công thức H2NCnH2nCOOH. Đốt cháy 0,05 mol Y trong oxi dư, thu được N2 và 36,3 gam hỗn hợp gồm CO2, H2O. Đốt cháy 0,01 mol X trong oxi dư, cho sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
	A. 29,55.	B. 17,73.	C. 23,64.	D. 11,82.
Câu 48: Hỗn hợp X gồm chất Y (C2H8N2O4) và chất Z (C4H8N2O3); trong đó, Y là muối của axit đa chức, Z là đipeptit mạch hở. Cho 25,6 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,2 mol khí. Mặt khác 25,6 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được m gam chất hữu cơ. Giá trị của m là 
	A. 20,15.	B. 31,30.	C. 23,80.	D. 16,95.
Câu 49: Cho 4,6 gam một ancol no, đơn chức phản ứng với CuO nung nóng, thu được 6,2 gam hỗn hợp X gồm anđehit, nước và ancol dư. Cho toàn bộ lượng hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 trong NH3 (dư), đun nóng, thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 16,2	B. 43,2	C. 10,8	D. 21,6
Câu 50: Hỗn hợp X: KClO3, Ca(ClO3)2, Ca(ClO)2, CaCl2, KCl nặng 83,68 gam. Nhiệt phân hoàn toàn X thu được chất rắn Y gồm CaCl2, KCl và một thể tích oxi vừa đủ để oxi hóa SO2 thành SO3 để điều chế 191,1 gam dung dịch H2SO4 80%. Cho chất rắn Y tác dụng với 360 ml dung dịch K2CO3 0,5M (vừa đủ) thu được kết tủa Z và dung dịch T. Lượng KCl trong dung dịch T nhiều gấp 22/3 lần lượng KCl trong X. Thành phần phần trăm về khối lượng của KClO3 trong X là:
A. 46,29%	B. 58,56%	C. 76,12%	D. 10,68%

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_thi_thu_THPT_QG_lan_1.docx