Đề thi thử THPT quốc gia Giáo dục công dân lớp 12 - Mã đề 865 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 429Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT quốc gia Giáo dục công dân lớp 12 - Mã đề 865 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT quốc gia Giáo dục công dân lớp 12 - Mã đề 865 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
MÃ ĐỀ: 865
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THPT QUỐC GIA 
NĂM HỌC 2016 – 2017 – MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề
(40 câu hỏi trắc nghiệm)
Họ, tên thí sinh:.................................................................. Số báo danh: .........................................
Câu 1: Nhà nước có chính sách đầu tư phát triển những loại cây như: cao su, cà phê, tiêu, điều ở vùng đồng bào các dân tộc Tây Bắc và Tây Nguyên. Điều này thể hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc về
A. nông nghiệp.	B. xã hội.	C. kinh tế.	D. lâm nghiệp.
Câu 2: Việc nhà nước đảm bảo tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước ở Trung ương và địa phương đã thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc về
A. chính trị.	B. kinh tế.	C. văn hóa.	D. giáo dục.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về bình đẳng giữa cha mẹ và con?
A. Cha mẹ không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên.
B. Cha mẹ không được định hướng nghề nghiệp cho con.
C. Cha mẹ không được phân biệt, đối xử giữa các con.
D. Cha mẹ không được ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con.
Câu 4: Luật giao thông đường bộ quy định: chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông là quy tắc mà mọi người tham gia giao thông đường bộ đều phải tuân theo dù là người đi bộ, đi xe đạp, xe gắn máy, điều khiển ô tô. Quy định này thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.	B. Tính xác định, chặt chẽ về mặt hình thức.
C. Tính quyền lực bắt buộc chung.	D. Tính nhân dân và tính dân tộc.
Câu 5: “Nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình” là nội dung khái niệm
A. trách nhiệm pháp luật.	B. trách nhiệm pháp lí.
C. trách nhiệm dân sự.	D. trách nhiệm hành chính.
Câu 6: Chị Vân là nhân viên của công ty Z. Trong tháng trước chị đã tự ý nghỉ làm 10 ngày mà không xin phép công ty. Việc tự ý nghỉ làm 10 ngày của chị Vân thuộc loại vi phạm pháp luật nào?
A. Vi phạm kỉ luật.	B. Vi phạm hành chính.
C. Vi phạm dân sự.	D. Vi phạm hình sự.
Câu 7: Luật lao động nước ta quy định: nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác. Quy định này thể hiện bản chất nào của pháp luật?
A. Bản chất nhân văn.	B. Bản chất giai cấp.	C. Bản chất tiến bộ.	D. Bản chất xã hội.
Câu 8: Quyền và nghĩa vụ của công dân được nhà nước quy định trong
A. luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.	B. luật và chính sách.
C. Hiến pháp và chính sách.	D. Hiến pháp và luật.
Câu 9: Pháp luật là phương tiện để Nhà nước
A. quản lí công dân.	B. bảo vệ công dân.	C. bảo vệ giai cấp.	D. quản lí xã hội.
Câu 10: Bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta được ban hành vào năm nào?
A. Năm 1948.	B. Năm 1946.	C. Năm 1947.	D. Năm 1945.
Câu 11: Tính quy phạm phổ biến làm nên giá trị nào của pháp luật?
A. Công bằng, bình đẳng.	B. Nhân văn, nhân đạo.
C. Công bằng, tiến bộ.	D. Nhân văn, tiến bộ.
Câu 12: Sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động được gọi là
A. hợp đồng lao động.	B. quan hệ dân sự.	C. hợp đồng dân sự	D. quan hệ lao động.
Câu 13: Trong các hành vi sau đây, hành vi nào là thi hành pháp luật giao thông đường bộ?
A. Bạn Hà điều khiển xe đạp điện trên đường.
B. Bạn An đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện.
C. Bạn Minh đi bộ đến trường.
D. Bạn Nam được bố đèo đến trường bằng xe máy.
Câu 14: Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì đều phải chịu trách nhiệm pháp lí
A. tương đương nhau.	B. như nhau.	C. ngang nhau.	D. bằng nhau.
Câu 15: Nội dung nào sau đây thể hiện công dân bình đẳng trong kinh doanh?
A. Công dân tự do tìm kiếm việc làm phù hợp với sở thích của bản thân.
B. Công dân tự do thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
C. Công dân tự do lựa chọn việc làm phù hợp với khả năng của bản thân.
D. Công dân tự do lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng của bản thân.
Câu 16: Hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước thuộc loại vi phạm pháp luật nào?
A. Vi phạm dân sự.	B. Vi phạm hình sự.
C. Vi phạm kỷ luật.	D. Vi phạm hành chính.
Câu 17: Thấy xe tải chở bia bị đổ, hàng chục người đã lao ra đường tranh nhau lấy hơn 200 thùng bia. Cơ quan công an đã vào cuộc điều tra và ra quyết định xử phạt hành chính 12 người. Việc công an xử phạt hành chính người lấy bia thể hiện hình thức nào của thực hiện pháp luật?
A. Thi hành pháp luật.	B. Sử dụng pháp luật.	C. Áp dụng pháp luật.	D. Tuân thủ pháp luật.
Câu 18: Hình thức tín ngưỡng có tổ chức, với những quan niệm, giáo lí thể hiện sự tín ngưỡng và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái tín ngưỡng ấy được gọi là
A. niềm tin.	B. giáo luật.	C. tôn giáo.	D. văn hóa.
Câu 19: Theo quy định của pháp luật hình sự, người từ đủ bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm về tội phạm đặc biệt nghiệm trọng?
A. Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.	B. Từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi.
C. Từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.	D. Từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi.
Câu 20: Thi hành pháp luật là thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật
A. quy định không cấm.	B. cho phép được làm.
C. quy định phải làm.	D. quy định nên làm.
Câu 21: Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về
A. nghĩa vụ trước pháp luật.	B. trách nhiệm pháp lí.
C. quyền và nghĩa vụ.	D. trách nhiệm pháp luật.
Câu 22: Vi phạm pháp luật có mấy dấu hiệu cơ bản?
A. 3	B. 4	C. 5	D. 2
Câu 23: Trong những văn bản sau, văn bản nào không thuộc hệ thống văn bản quy phạm pháp luật?
A. Quy chế.	B. Thông tư.	C. Quyết định.	D. Nghị quyết.
Câu 24: Anh Ninh có bố và anh trai là sĩ quan đang phục vụ tại ngũ trong quân đội. Trong đợt quân đội tuyển người, anh được tạm hoãn gọi nhập ngũ thực hiện nghĩa vụ quân sự. Việc tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với anh Ninh thể hiện
A. sự bình đẳng về trách nhiệm pháp lí của công dân.
B. sự bất bình đẳng về trách nhiệm pháp lí của công dân.
C. sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân.
D. sự bất bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân.
Câu 25: Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện thể hiện
A. bản chất xã hội của pháp luật.	B. bản chất quyền lực của pháp luật.
C. bản chất bắt buộc chung của pháp luật.	D. bản chất giai cấp của pháp luật.
Câu 26: Anh Dân tốt nghiệp Đại học Xây dựng loại giỏi, lại có năng lực tiếng Anh và tin học thành thạo nên anh được tuyển thẳng vào biên chế của sở xây dựng tỉnh X. Việc tuyển thẳng anh Dân vào biên chế thể hiện quy định nào của luật lao động?
A. Chế độ ưu tiên đối với sinh viên tốt nghiệp các trường đại học có uy tín.
B. Chế độ ưu tiên đối với người lao động có trình độ chuyên môn cao.
C. Chế độ ưu tiên đối với lao động nam tốt nghiệp đại học loại giỏi.
D. Chế độ ưu tiên đối với lao động nam trong ngành xây dựng.
Câu 27: Ca sĩ Sơn Ca đạo nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Ánh. Hành vi này của ca sĩ Sơn Ca thuộc loại vi phạm pháp luật nào?
A. Vi phạm trong lĩnh vực văn hóa.	B. Vi phạm kỉ luật.
C. Vi phạm dân sự.	D. Vi phạm hành chính.
Câu 28: Quản lý xã hội bằng pháp luật nghĩa là
A. nhà nước ban hành pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật trên quy mô toàn xã hội.
B. nhà nước xây dựng và ban hành pháp luật trên quy mô toàn xã hội.
C. nhà nước xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật trên quy mô toàn xã hội.
D. nhà nước xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật trên quy mô toàn xã hội.
Câu 29: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói đến nội dung bình đẳng về văn hóa, giáo dục giữa các dân tộc?
A. Học sinh các dân tộc thiểu số được cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học, cao đẳng.
B. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình.
C. Nhà nước tạo điều kiện để công dân của các dân tộc đều có cơ hội học tập.
D. Các dân tộc có quyền giữ gìn toàn bộ những phong tục, tập quán của dân tộc mình.
Câu 30: Vào ngày mồng một và ngày mười lăm âm lịch hàng tháng, bạn Hữu đều thấy bà nội mình thắp hương và đứng cầu khấn trước bàn thờ tổ tiên của gia đình. Việc làm của bà nội bạn Hữu thuộc hoạt động nào?
A. Tôn giáo.	B. Cầu may.	C. Mê tín.	D. Tín ngưỡng.
Câu 31: Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức vì hình thức thể hiện của pháp luật là
A. các văn bản có chứa các quy phạm xã hội tiến bộ, gần gũi, vì sự phát triển của xã hội.
B. các văn bản có chứa quy phạm đạo đức mang tính phổ biến, tiến bộ và phù hợp với thời đại.
C. các văn bản quy phạm pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
D. các văn bản có chứa quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Câu 32: Trường hợp nào sau đây vi phạm quyền bình đẳng về học tập của công dân?
A. Bạn Mai được miễn học phí và được cấp sách giáo khoa, vở ghi vì là con cán bộ.
B. Bạn Nam được lĩnh học bổng “Học sinh nghèo vượt khó” của Trung ương đoàn.
C. Bạn Thảo được cộng điểm trong kì thi đại học vì là người dân tộc thiểu số.
D. Bạn Hằng được tham gia đội tuyển học sinh giỏi Văn vì có thành tích học tập tốt.
Câu 33: Chủ thể áp dụng pháp luật đối với vi phạm dân sự là
A. tổ chức.	B. Tòa án.	C. thủ trưởng cơ quan.	D. cá nhân.
Câu 34: Những hành vi vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, của xã hội sẽ bị nhà nước
A. linh hoạt xử lí.	B. xử lí nghiêm minh.	C. xử lí thật nặng.	D. xử lí kịp thời.
Câu 35: Phong trào “Quốc gia khởi nghiệp” ở nước ta hiện nay đã tạo điều kiện cho công dân bình đẳng trong lĩnh vực nào?
A. Công nghệ.	B. Lao động.	C. Kinh doanh.	D. Nông nghiệp.
Câu 36: Chùa, nhà thờ, đình, đền, miếu, thánh đường, thánh thất được gọi là
A. trụ sở tôn giáo.	B. cơ sở đào tạo tôn giáo.
C. cơ sở truyền bá tôn giáo.	D. cơ sở tôn giáo.
Câu 37: Pháp luật là phương tiện để công dân
A. thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích nhóm của mình.
B. đấu tranh thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
C. thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
D. tham gia các tổ chức đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Câu 38: Những quyền: bình đẳng trong hôn nhân và gia đình, bình đẳng trong lao động, bình đẳng trong kinh doanh đều dựa trên nguyên tắc cơ bản
A. mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
B. mọi công dân đều có quyền tự do, dân chủ trước pháp luật.
C. mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ trước pháp luật.
D. mọi công dân đều được phát triển.
Câu 39: Chủ thể vi phạm hình sự chỉ có thể là
A. cơ quan nhà nước.	B. những tổ chức.
C. những cá nhân.	D. cá nhân và tổ chức.
Câu 40: Mục đích cuối cùng mà người kinh doanh hướng đến là
A. chất lượng hàng hóa tốt.	B. mẫu mã hàng hóa đẹp.
C. hạ giá thành hàng hóa.	D. lợi nhuận từ hàng hóa.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Tài liệu đính kèm:

  • doc4_GDCD_865.doc