Đề thi thử quốc gia 2015 môn hóa lớp 12

doc 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1102Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử quốc gia 2015 môn hóa lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử quốc gia 2015 môn hóa lớp 12
 ĐỀ THI THỬ QUỐC GIA 2015 
: Nguyên tử của nguyên tố X ở trạng thái cơ bản có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 4sx. Tổng số nguyên tố thỏa mãn điều kiện trên là
A. 9	B. 11	C. 10	D. 12
Nguyên tử của một nguyên tố X có tổng số các loại bằng 115. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hat không mang điện là 25 hạt. Số khối của nguyên tử X là:
A. 35	B. 80	C. 115	D. 90
: Dung dịch A chứa: 0,15 mol Ca2+ ; 0,2 mol Na+; 0,1 mol Mg2+ ; a mol HCO3- ; 0,4 mol Ba2+. Cô cạn dung dịch A được chất rắn B. Nung B trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là 
 A. 112,8.	 B. 79,8.	 C. 84,2.	 D. 159,3.
: Trộn 600 ml dung dịch HCl 1M với 400 ml dung dịch NaOH x M được 1 lít dung dịch có pH = 1. Giá trị của x là
A. 1.	B. 0,75.	C. 0,25.	D. 1,25.
: Cho cân bằng: CO(k) + H2O (k) D CO2 (`k) + H2 (k).
Ở t0C cân bằng đạt được khi có Kc= 1 và [H2O] = 0,03 M, [ CO2 ] = 0,04 M. Nồng độ ban đầu của CO là
 A. 6/75 M	 B. 4/75 M	 C. 7/75 M	 D. 5/75 M
: Cho các phản ứng hóa học sau:
(1) K2SO4 + Ba(HCO3)2 →	 (2) CuSO4 + Ba(NO3)2 →.
(3) Na2SO4 + BaCl2 →	 (4) H2SO4 + BaSO3 →.
(5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 →	 (6) Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2 →.
Các phản ứng đều có cùng một phương trình ion rút gọn là:
A. (2), (3), (4), (6).	B. (3), (4), (5), (6).	C. (1), (3), (5), (6).	D. (1), (2), (3), (6).
: Sục khí CO2 vào các dung dịch riêng biệt chứa các chất: NaAlO2, NaOH dư, Na2SiO3, NaClO, C6H5ONa, Ca(HCO3)2, CaCl2. Số phản ứng hoá học đã xảy ra là:
A. 6	B. 7	C. 8.	D. 5
: Cho Fe dư vào 200 ml dung dịch hỗn hợp NaNO3 0,5M và H2SO4 2,5 M(loãng). Sau khi kết thúc các phản ứng thu được hỗn hợp hai khí không màu trong đó có một khí hóa nâu trong không khí và dung dịch chỉ chứa hai muối. Khối lượng sắt đã bị hòa tan là
A. 8,4 gam	B. 22.4 gam	C. 5,6 gam	D. 25,2 gam
: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Fe và các oxit sắt trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được 80 gam muối Fe2(SO4)3 và 2,24 lít SO2 (đktc). Vậy số mol H2SO4 đã tham gia phản ứng là:
A. 0,5 mol	B. 0,9 mol	C. 0,8 mol	D. 0,7 mol
: Điện phân 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,1M và NaCl 0,2M tới khi cả 2 điện cực cùng có khí thoát ra thì dừng lại. Dung dich sau điện phân có pH là
A. 6.	B. 5.	C. 7.	D. 8.
: Cho Ba (dư) lần lượt vào các dung dịch sau: CuSO4, (NH4)2SO4, NaHCO3, Al(NO3)3, FeCl2, NaOH. Sau khi các phản ứng kết thúc, số trường hợp thu được kết tủa là
A. 5	B. 2	C. 3	D. 4
Có các nhận xét sau về kim loại
(1): Các kim loại kiềm đều có cùng kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối;
(2): Tính chất vật lí chung của kim loại là do các electron tự do gây ra;
(3): Al là kim loại lưỡng tính vì vừa phản ứng với dung dịch NaOH, vừa phản ứng với dung dịch HCl;
(4): Các kim loại Na, K và Al đều có thể tan tốt trong dung dịch KOH ở điều kiện thường;
(5): Trong thực tế người ta sản xuất Al trong lò cao;
 (6): Sắt là kim loại phổ biến nhất trong tất cả các kim loại.
Số nhận xét đúng là
A. 2.	B. 4.	C. 3.	D. 5.
: Có 2 dung dịch A và B. Dung dịch A chứa H2SO4 0,2M và HCl 0,1M, dung dịch B chứa KHCO3 0,3M và BaCl2 0,1M. Cho 0,5 lít dung dịch A phản ứng với 0,5 lít dung dịch B và đun nóng, sau phản ứng hoàn toàn thấy tổng khối lượng các chất trong A và B giảm m gam. Xác định giá trị của m (cho rằng nước bay hơi không đáng kể)
A. 10,304	B. 11,65	C. 22,65	D. 18,25
: Cho các phản ứng hóa học sau đây:
NaHCO3 + Ca(OH)2 CaCO3 + NaOH +H2O
2NaHCO3 + CaCl2 CaCO3 + 2NaCl +CO2+ H2O
NaHSO4 + BaCl2 BaSO4 + NaCl + HCl
3Cl2 + 6KOH 5KCl + KClO3 + 2H2O
4HCl + MnO2 MnCl2 + Cl2 + 2H2O
Các phản ứng không xảy ra ở điều kiện thường là:
A. 2, 3, 5	B. 2, 3, 4	C. 2, 4, 5	D. 1, 2, 5
:Chia hỗn hợp sau khi phản ứng nhiệt nhôm gồm(Al và Fe2O3) ở dạng bột đã trộn đều thành hai phần.
Phần một: cho tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thì thu được 0,896 lit khí (đktc) và còn lại chất rắn không tan chiếm 44,8% khối lượng phần một.
Phần hai: cho tác dụng với dung dịch HCl (dư) thì thu được 2,688 lit khí (đktc) .Khối lượng nhôm đem trộn là
A 5,4 gam B. 4,5 gam C .7,5 gam D . 8,1 gam
: Nung m gam hỗn hợp Al và Cr2O3 một thời gian thu được hỗn hợp rắn X. Chia X thành 2 phần bằng nhau:
 - Phần 1 : tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 3,36 lít H2 (đktc).
 - Phần 2 : tác dụng với dung dịch HCl 1M dư thu được 6,72 lít H2 (đkc) và còn lại 11,4 gam chất rắn.
 Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là:
A. 50%	B. 60%	C. 75%	D. 80%
: Hòa tan hỗn hợp X gồm CuSO4 và Fe2(SO4)3 vào nước được dung dịch Y. Cho Fe dư vào dung dịch Y đến khi các phản ứng kết thúc thu được dung dịch Z có khối lượng bằng khối lượng dung dịch Y (bỏ qua sự thủy phân của các ion trong dung dịch và sự bay hơi của nước). Phần trăm khối lượng của CuSO4 trong X là
 A. 63,20%.	 B. 5,40%.	 C. 26,32%.	 D. 73,68%.
: Hòa tan hết m gam hỗn hợp gồm x mol FeO , x mol Fe2O3 và y mol Fe3O4 bằng dung dịch HNO3 đặc nóng thu được 6,72 lít NO2 ( đktc ). Giá trị của m gam là :
A.46,4
B.48,0
C.35,7
D.69.6
: Hỗn hợp A gồm sắt và 2 oxit của nó. Cho m gam A tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y và thoát ra 2,24 lít SO2 ( đktc ). Cho dung dịch NaOH dư vào Y thu được kết tủa Z. Nung Z tới khối lượng không đổi thì thấy khối lượng giảm 7,02 gam. Giá trị của m gam là :
A.11,2
B.19,2
C.14,4
D.16,0
: Đem nhhiệt phân hoàn toàn a mol Fe(NO3)2 thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng T1. Nhiệt phân hoàn toàn a mol Fe(NO3)3 thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng T2. Biểu thức nào dưới đây là đúng :
A.T1 = 0,972T2
B.T1 = T2
C.T2 = 0,972T1
D.T2 = 1,08T1
Hỗn hợp X khối lượng 44,28 gam gồm Cu2O ,FeO và kim loại M trong đó số mol của M bằng của O2-. Hòa tan hết X trong dung dịch HNO3 dư thấy có 2,76 mol HNO3 tham gia phản ứng thu được 184,68 gam muối và 8,064 lít (ĐKTC) khí NO duy nhất .Tính % khối lượng của Cu2O trong X?
A. 38,06% B. 47,92% C. 32,82% D. 39,02%
: Cho dd NH3 dư vào 20ml dd A chứa Al2(SO4)3 và CuSO4. Lọc lấy kết tủa và cho vào 10 ml dd NaOH 2M thì kết tủa vừa tan hết . Cũng 20 ml A tác dụng với dd BaCl2 dư thì được 11,65g kết tủa. Nồng độ mol của Al2(SO4)3 và CuSO4 lần lượt là
A. 0,25M và 0,5M	B. 1M và 2,5M	 C. 0,5M và 1M	D. 0,5M và 0,5M
: Khử hoàn toàn 19,6 gam hỗn hợp gồm một oxit đồng và một oxit sắt thu được 14,8 gam hỗn hợp kim loại. Cho hỗn hợp kim loại vào dung dịch HCl dư thì thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Vậy công thức của các oxit là:
A. CuO và Fe3O4             B. CuO và Fe2O3             C. CuO và FeO               D. Cu2O và Fe3O4
: Nitro hóa benzen thu được 2 chất X, Y hơn kém nhau một nhóm –NO2. Đốt cháy hòan toàn 19,4 gam hỗn hợp X, Y thu được CO2, H2O và 2,24l N2 (đktc). Hãy chọn đúng cặp dẫn xuất nitro :
A. C6H5NO2 và C6H4(NO2)2 	B. C6H4(NO2)2 và C6H3(NO2)3 
 C. C6H3(NO2)2 và C6H2(NO2)4 	 	D. C6H4(NO2)3 và C6H2(NO2)4
: Khi đehiđro hóa m gam etylbenzen thu được (m–14,25) gam stiren . Cho toàn bộ lượng stiren trên tác dụng với 3 lít dd Br2 0,3M thu được hh A, hh này tác dụng với KI dư thu 101,6 gam I2. Tính m và hiệu suất phản ứng đehiđro hóa?
A. 66,25 gam và 80%	 	B. 63,6 gam và 79,09% 
 C. 74,2gam và 82,35% 	D. 84,8 gam và 84,8%
: Hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ, đều có thành phần C,H,O, đều đơn chức, đều có %O = 53,33%. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư, t0 thu được tối đa 12,96 gam Ag. Mặt khác, cũng cho m gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 336 ml H2 ở đktc (Ni, t0). Tỉ lệ khối lượng của hai chất hữu cơ trong m gam hỗn hợp X là
A. 1:1	B. 1: 2	C. 1:4	D. 1:3
Chất A mạch hở có công thức CxHyCl2. Khi cho tất cả các đồng phân của A tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH đun nóng thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có ba ancol có khả năng hòa tan được Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam. Công thức phân tử của A là
	A. C5H10Cl2.	B. C4H6Cl2.	C. C4H8Cl2.	D. C3H6Cl2.
: Cho sơ đồ phản ứng: CH2O X Y Z. Biết X, Y, Z là các chất hữu cơ. Công thức phân tử của chất Z là
A. C4H8O2.	B. C4H6O2.	C. C3H4O2.	D. C3H6O2
: Hỗn hợp X gồm axit axetic, axit fomic và axit oxalic. Khi cho m gam X tác dụng với NaHCO3 dư thì thu được 15,68 lít khí CO2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 8,96 lít khí O2 (đktc), thu được 35,2 gam CO2 và y mol H2O. Giá trị của y là
A. 0,6.	B. 0,2.	C. 0,3.	D. 0,8.
: Cho 200 gam một loại chất béo có chỉ số axit bằng x tác dụng vừa đủ với 31 gam NaOH, thu được 207,55 gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của x là
	A. 7	B. 5	C. 8	D. 10
: Hợp chất hữu cơ thơm, đơn chức X có công thức phân tử C8H8O2. Cho 16,32 gam X phản ứng vừa đủ với 120 ml dung dịch NaOH 1M. Tổng số công thức cấu tạo có thể có của X thoả điều kiện trên là 
	A. 4	B. 5	C. 2	D. 6
: Từ hỗn hợp chứa 7,5 gam axit aminoaxetic, 13,35 gam axit 2-amonpropanoic và 20,6 gam axit 3-aminobutanoic người ta có thể tổng hợp được tối đa m gam tripeptit. Giá trị m là
	A. 18,75g	B. 36,05g	C. 16,35g	D. 17,85g
: Thuỷ phân hoàn toàn 0,015 mol một peptit X (mạch hở, được tạo bởi các α-aminoaxit phân tử có một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH) bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được chất rắn khan có khối lượng lớn hơn khối lượng của X là 12,81 gam. Số liên kết peptit trong X là
A. 14.	B. 16.	C. 15.	D. 17.
: Hỗn hợp X gồm axit axetic, axit acrylic, axit but-3-inoic và vinyl fomat. Đốt m gam hỗn hợp X thu được hỗn hợp Y gồm CO2 và H2O có tổng khối lượng là 2,295m gam. Hấp thụ hết hỗn hợp Y vào 440 gam dung dịch NaOH 12% thu được dung dịch 2 muối có tổng nồng độ phần trăm là 18,536%. Giá trị của m là
A. 24,5	B. 25,2	C. 27,3	D. 26,8
: Khẳng định nào sau đây là sai?
A. Có 5 đồng phân cấu tạo đipeptit mạch hở có chung công thức phân tử là C6H12N2O3.
B. Đốt a mol hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic mạch hở thu được số mol CO2 bằng nửa số mol nguyên tử oxi có trong hỗn hợp X thì cần 0,5a mol oxi.
C. a mol hỗn hợp khí gốm CO2 và SO2 có tỉ khối so với hiđro là 26,5 có thể tác dụng với tối đa 0,18a mol KMnO4 trong dung dịch với dung môi là nước.
D. Hỗn hợp gồm Cu và Fe2O3 trong đó nguyên tố oxi chiếm 20 % khối lượng hỗn hợp có thể tan hết trong dung dịch HCl dư.
: Cho các chất : saccarozơ, fructozơ, mantozơ, anđehit axetic, etyl axetat, glyxin, phenol, khí sunfurơ, khí cacbonic, axit fomic. Có bao nhiêu chất tác dụng được với nước brom?
A. 3	B. 4	C. 5	D. 6
Cho các loại polime sau: tơ nilon-6,6 (1); tơ axetat (2); tơ visco (3); tơ olon (4); tơ lapsan (5); tơ tằm (6). Những loại tơ có chứa N trong thành phần phân tử là
A. (1), (4), (6)	B. (1), (2), (3), (5)	C. (1), (3), (6)	D. (1), (3), (4), (6)
: Cho các phản ứng :
(1) : Phenol+dung dịch NaOHàdung dịch X
(2) : Dung dịch CH3NH3+dung dịch HCl (vừa đủ)àdung dịch Y
(3): Al+ dung dịch HCl (vừa đủ))àdung dịch Z
(4) : SO2+dung dịch KMnO4àdung dịch T
(5): O3+ dung dịch KI.à dung dịch R
(6): Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn .à dung dịch Q.
Các dung dịch có pH>7?
A. X,Y,R	B. Y, R,Q	C. X,R,Q	D. Y,T, Q
: Hiện tượng nào sau đây là sai?
A. Cho K vào dung dịch MgCl2 thấy có khí không màu thoát ra và có kết tủa màu trắng xuất hiện.
B. Cho dung dịch amoni cacbonat vào dung dịch Ba(OH)2 có khí mùi khai thoát ra và có kết tủa màu xanh xuất hiện.
C. Thổi khí CO2 vào dung dịch natri phenolat thì dung dịch bị đục.
D. Cho Cu vào dung dịch HNO3 đặc nóng thấy có khí màu nâu đỏ xuất hiện và dung dịch thu được có màu xanh.
: Cho các phản ứng :
X(C4H6O2) B+C 
B+Br2+H2OD+HBr
C+H2SO4 loãngE+Na2SO4
B và E đều tham gia phản ứng tráng gương.
Hỗn hợp M gồm B, D, E . Cho m gam hỗn hợp M tác dụng với dung dịch AgNO3 trong nước amoniac dư đun nhẹ thu được 82,08 gam Ag. Để trung hoà m gam hỗn hợp M cần 40 gam dung dịch hỗn hợp NaOH 12% và KOH 28%. Đốt m gam hỗn hợp X cần 27,776 lít O2 (đktc). Giá trị của m là
A. 28,52	B. 30,44	C. 30,04	D. 28,76
: Trộn 250 ml dung dịch HCl 0,08 M và H2SO4 0,01M với V ml dung dịch Ba(OH)2 0,06 M. Thu m gam kết tủa và 500ml dung dịch có pH = 12. Giá trị của V là
A. 250,0 ml 	 B. 25,0ml	 C. 291,7ml	 D. 125,0 ml
: Hỗn hợp X gồm 1 axit cacboxylic không no đơn chức mạch hở có 1 nối đôi C=C và 1 axit cacboxylic no hai chức mạch hở. Đốt 29,6 gam hỗn hợp X cần 19,264 lít oxi (đktc). Mặt khác 29,6 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch NaOH dư (số mol NaOH dư bằng 0,5 lần số mol của axit hai chức ở trên) thu được dung dịch chứa 43,8 gam chất tan. Phần trăm khối lượng axit hai chức trong hỗn hợp X là
A. 56,22%	B. 48,65%	C. 63,78%	D. 63,24%
: Hỗn hợp A gồm 2 axit hữu cơ đơn chức, mạch hở, tỉ lệ mol là 4:1. Cho 2,56 gam A tác dụng với dung dịch NaOH dư thì tạo ra 3,66 gam hỗn hợp muối. Công thức cấu tạo 2 axit là:
A. HCOOH, CH2=CH-COOH	 B. HCOOH, CH3COOH
 C. HCOOH, CH3-CH2-COOH	 D. CH3COOH, CH2=CH-COOH
: Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Trong số các chất dưới đây : NaHCO3, H2O, NaF, NH4Cl, Al2O3, ClH3N-CH2-COOH, NH4F, Pb(OH)2 có 4 chất lưỡng tính.
B. Từ mỗi chất sau đây : metylamin, canxi cacbua, canxi oxit, axit fomic chỉ bằng 1 phản ứng đều có thể tạo thành khí CO.
C. Metyl amin, glyxin, alanin, Ala-Gly-Lys , anilin khi tác dụng với HNO2 ở nhiệt độ thấp đều tạo ra khí N2.
D. Bằng phương pháp hoá học không thể phân biệt glucozơ, fructozơ và mantozơ chỉ bằng 1 thuốc thử duy nhất là nước brom
: Cho từ từ khí CO qua ống chứa 6,4g CuO đun nóng. Khí ra khỏi ống được hấp thụ hoàn toàn bằng 2,5 lít dung dịch nước vôi trong nồng độ 0,01M thấy tách ra 2 g kết tủa trắng, đun sôi phần nước lọc lại thấy có vẩn đục. Chất rắn còn lại trong ống được cho vào 500 ml dung dịch HNO3 0,4M thấy thoát ra V lít khí NO (đktc). Giá trị của V là:
A. 0,280 lít	B. 4,480 lít	C. 0,448 lít	D. 0,224 lít
Hỗn hợp X khối lượng 44,28 gam gồm Cu2O ,FeO và kim loại M trong đó số mol của M bằng của O2-. Hòa tan hết X trong dung dịch HNO3 dư thấy có 2,76 mol HNO3 tham gia phản ứng thu được 184,68 gam muối và 8,064 lít (ĐKTC) khí NO duy nhất .Tính % khối lượng của Cu2O trong X?
A. 38,06% B. 47,92% C. 32,82% D. 39,02%
: Hỗn hợp X gồm Ca(NO2)2, NaNO2 và NH4Cl trong đó số mol NH4+ bằng tổng số mol NO2–. Hoà tan m gam hỗn hợp X vào nước sau đó đun nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V lít khí N2 (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 0,4685m gam hỗn hợp muối. Mặt khác khi cho 23,69 gam hỗn hợp gồm a mol CH3(CH2)2CH2NH2 và a mol H2NCH2CH2NH2 tác dụng với HNO2 dư cũng thu được V lít N2 (đktc). Giá trị của m là 
A. 57,680	B. 66,468	C. 55,390	D. 44,312
: Hấp thụ 5,6 lít CO2 (đktc) vào 400 ml dung dịch KOH 1M thu được dung dịch X. Rót từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch X thu được dung dịch Y và 0,375a mol khí . Cho dung dịch Y tác dụng với 1 lượng vừa đủ axit acrylic thu được dung dịch Z chứa m gam chất tan. Giá trị của m là
A. 34,770	B. 35,480	C. 37,280	D. 36,190
: Monome tạo ra polime –[CH2-C(CH3)=CH-CH2-CH2-CH(CH3)CH2-CH(CH3)]- là:
A. CH2=C(CH3)-C(CH3)=CH2
B. CH2=C(CH3)-CH=CH2 và CH2=CH-CH3
C. CH2=C(CH3)-CH=CH2 và CH2=C(CH3)-C(CH3)=CH2
 D. CH2=C(CH3)-CH=CH2
: Cho 1,8 gam anđehit thơm, đơn chức X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư, sau phản ứng thu được 3,24 gam Ag. Tổng số công thức cấu tạo có thể có của X là. 
A. 4	B. 5	C. 8	D. 6

Tài liệu đính kèm:

  • docĐE 3.doc