Đề thi thử lần 3 THPT quốc gia năm 2017 môn: khoa học tự nhiên – Hóa học - Mã đề: 3h001

docx 8 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1046Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử lần 3 THPT quốc gia năm 2017 môn: khoa học tự nhiên – Hóa học - Mã đề: 3h001", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử lần 3 THPT quốc gia năm 2017 môn: khoa học tự nhiên – Hóa học - Mã đề: 3h001
 Giáo viên : Nguyễn Trí Lanh
 (Đề thi có 40 câu / 4 trang)
ĐỀ THI THỬ LẦN 3 THPT QUỐC GIA NĂM 2017
Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – HÓA HỌC Mã đề : 3H001
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố :
H =1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S =32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba=137.
Câu 1. Dung dịch amino axit nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh?
 A. Ala.	B. Gly.	C. Lys.	D. Glu.
 Câu 2. Phương pháp chung để điều chế các kim loại Na, Ca, Al trong công nghiệp là
	 A. điện phân dung dịch.	 B. nhiệt luyện.
	 C. thủy luyện.	 D. điện phân nóng chảy.
Câu 3. Cho m (gam) Al tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 thấy tao ra 11,2 lít (đktc) hỗn hợp ba khí NO, N2O, N2 với tỉ lệ số mol tương ứng là 1:2:2 (giả thiết không có sản phẩm khử nào khác). Giá trị của m là
 A. 1,68g.	B. 27,0g.	C. 35,1gam.	D. 16,8g.
Câu 4. Cho các chất sau: CH3COOCH3, H2NCH2COOH, CH3COOC6H5, C2H5NH3Cl, H2NCH2COONa, 
HOOCCH2NH3Cl tác dụng lần lượt với dung dịch KOH dư, đun nóng. Số chất tham gia phản ứng là
 A. 4.	 B. 5.	 C. 6.	 D. 3.
Câu 5. Chất nào sau đây không có phản ứng tạo sản phẩm kết tủa với dung dịch FeCl3?
A.C6H5NH2	 B.CH3NH2	 C.NH3	 D. CH3CH2NH2
Câu 6: Một dung dịch chứa 0,4 mol NaOH và 0,3 mol NaAlO2. Cho 1 mol HCl vào dung dịch đó thì thu được bao nhiêu gam kết tủa :
 A. 15,6g 	 B. 23,4g  	 C. 7,8g	 D. 19,5g
Câu 7: Để chứng tỏ phân tử glucozơ có 5 nhóm hidroxyl, người ta cho glucozơphản ứng với
A.Na kim loại	B.Anhidrit axetic
C.AgNO3/NH3 đun nóng	D.Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng
Câu 8: Ngâm một thanh kẽm trong 100ml dung dịch AgNO3 0,2M. giả sử kim loại sinh ra bám hết vào thanh kẽm. Sau khi phản ứng hoàn toàn khối lượng thanh kẽm tăng
A. 1,51 gam	B. 2,16 gam	C.0,65 gam	D. 0,86 gam
Câu 9. Người ta đã sản xuất khí metan thay thế một phần cho nguồn nguyên liệu hóa thạch bằng cách nào sau đây?
Lên men các chất thải hữu cơ như phân gia súc trong hầm biogaz
Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ.
Thu khí metan từ bùn ao.
Lên men ngũ cốc.
Câu 10. Kim loại có khả năng dẫn điện tốt nhất và kim loại có khối lượng riêng cao nhất lần lượt là
 A. Ag và W.	B. Ag và Os.	C. Au và W.	D. Au và Os.
Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm xenlulozơ, tinh bột, glucozơ và saccarozơ cần vừa đủ 5,04 lít khí O2 (đktc) thu được 3,6 gam H2O. Giá trị của m là
 A. 12,4.	 B. 10,5. C. 7,2. D. 6,3.
Câu 12. Este nào sau đây phản ứng với dung dịch NaOH theo tỉ lệ mol 1:2?
A. Phenyl axetat	B. Anlyl fomat	C. Benzyl axetat	D. Vinyl fomat
Câu 13. Cho 0,15 mol axit glutamic vào 200 ml dung dịch NaOH 2M, thu được dung dịch X. Cho dung dịch HCl dư vào X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol HCl tham gia phản ứng là
A. 0,50 mol 	B. 0,45 mol.	C. 0,30 mol.	D. 0,55 mol
Câu 14. Trường hợp nào sau đây xuất hiện ăn mòn điện hóa học?
Cho Fe nguyên chất vào dung dịch hỗn hợp NaNO3 và HCl.
Cho Fe nguyên chất vào dung dịch HCl.
Cho Fe nguyên chất vào dung dịch FeCl3.
Cho Fe nguyên chất vào dung dịch CuCl2.
Câu 15. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về amin?
Anilin làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh.	
Isopropylamin là amin bậc hai.
Để nhận biết anilin người ta dùng dung dịch brom.
Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan nhiều trong nước.
Câu 16. Nhận xét nào sau đây đúng?
A.Khi thủy phân CH3COOCH=CH2 bằng dung dịch NaOH thu được muối và ancol tương ứng
B.Muối natri stearat không thể dùng để sản xuất xà phòng
C.Vinyl axetat, metyl acrylat đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp
D.Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng một chiều
Câu 17. Điện phân 200 ml dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 1M và AgNO3 1M với điện cực trơ với cường độ dòng điện 9,65A trong thời gian 80 phút. Biết các quá trình điện phân xảy ra hoàn toàn, khối lượng kim loại thu được ở catot là
A. 25,76 gam.	B. 27,92 gam.	C. 21,44 gam.	D. 30,56 gam.
Câu 18 . Cho dãy các chất: Al, Cr(OH)3, Al2(SO4)3, Mg(OH)2, Zn(OH)2, MgO, Cr2O3, (NH4)2CO3, glyxin . Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là
 A. 2.
 B. 5.
 C. 4.
D. 3.
Câu 19. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch chứa chất tan X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch trong suốt. Chất tan X có thể là
A.Fe(NO3)3	B.Al2(SO4)3	C.Ca(HCO3)2	D.ZnCl2
Câu 20. Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol NaOH và b mol Na[Al(OH)4], kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:
Tỉ lệ a : b là
A. 2:1.	B. 1:1.	C. 2:3.	D. 4:3.
Câu 21: Một loại nước cứng khi đuộc đun sôi, loại bỏ kết tủa thì thu được nước mềm. Trong loại nước cứng này có chứa hợp chất
A.Ca(HCO3)2,Mg(HCO3)2	C.Mg(HCO3)2,CaCl2 C.Ca(HCO3)2,MgCl2	 D.CaSO4,MgCl2
Câu 22: Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là(K=39; Na=23; H=1; O=16; Ca=40; C=12) 
A. 18,24 gam.	B. 18,38 gam.	C. 17,80 gam.	D.16,68 gam.
Câu 23: Brađikinin có tác dụng làm giảm huyết áp. Đó là một nonapeptit có công thức là:
	Arg – Pro – Pro – Gly – Phe – Ser – Pro – Phe – Arg
Khi thủy phân không hoàn toàn peptit này có thể thu được bao nhiêu tripeptit có chứa gốc Pro
 A. 3	 B. 6	C. 5 D. 4
Câu 24: Một muối khi tan vào nước tạo thành dd có môi trường kiềm, muối đó là:
 A. NH4NO3	 B. KHSO4	 C. NaCl	 D. NaHCO3
Câu 25. Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe2O3, Fe3O4, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với dung dịch HNO3 đặc, nóng và dung dịch HC1 loãng. Số trường hợp xảy ra phản ứng oxi hoá - khử là	
	A. 7	B. 6.	C. 8.	D. 9
Câu 26. Cho hỗn hợp X gồm K2O, NH4Cl, KHCO3 và CaCl2, với số mol mỗi chất đều bằng nhau, vào nước dư, đun nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch chứa
 A. KCl, K2CO3 và NH4Cl. B. KCl và KOH. C. KHCO3, KOH, CaCl2 và NH4Cl.	D. KCl.
Câu 27. Thực hiện các thí nghiệm sau: 
(1) Cho etyl axetat tác dụng với dung dịch KOH đun nóng. (2) Cho CaCO3 vào dung dịch CH3COOH. 
(3) Cho glixerol tác dụng với kim loại Na. 	 (4) Cho saccarozơ tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường.
 (5) Cho glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng. 
(6) Đun nóng hỗn họp triolein và hiđro (xúc tác Ni). 
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hoá - khừ là
A. 4.	B. 5.	C. 3.	D. 2.
Câu 28. Cho luồng khí CO (dư) đi qua hỗn hợp rắn X gồm CuO, MgO đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch HCl dư thì thấy
Y tan một phần và có hiện tượng sủi bọt khí.	C.Y tan hết và không có hiện tượng sủi bọt khí.
Y tan hết và có hiện tượng sủi bọt khí.	D. Y tan một phần và không có hiện tượng sủi bọt khí.
Câu 29. Cho các polime sau: poli(vinyl clorua), thuỷ tinh plexiglas, teflon, nhựa novolac, tơ visco, tơ nitron, cao su buna, tơ nilon-6,6. Trong đó, số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là
A. 4.	B. 7.	C. 5.	D. 6.
 Câu 30. Hòa tan Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư), thu được dung dịch X. Cho dãy các chất: KMnO4, Cl2, NaOH, Na2CO3, CuSO4, Cu, K2Cr2O7, KNO3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch X là
 A. 6.	 B. 8.	C. 5.	D. 7.
 Câu 31: Trong các chất sau: benzen, axetilen, glucozơ, axit fomic, andehit axetic, etilen, saccarozơ, fructozơ, mantozơ, metyl fomat. Số chất tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 để tạo ra kết tủa Ag là 
 A. 5	 B. 7	 C. 6	 D. 4
Câu 32. Một hỗn hợp X gồm FeO, BaO, Al2O3. Cho hỗn hợp X vào nước dư thu được dung dịch Y và chất rắn không tan Z. Cho khí CO dư đi qua Z thu được chất rắn G. Cho G vào dung dịch NaOH dư thấy tan một phần. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chất rắn G là
A. FeO và Al2O3.	B. Fe và Al.	C. Fe.	D. Fe và Al2O3.
Câu 33: Một dung dịch chứa a mol NaOH tác dụng với một dung dịch chứa b mol muối Al3+. Điều kiện để thu kết tủa sau phản ứng là :
 A. 2b 4b
Câu 34: Hỗn hợp X gồm Al, Fe, Zn, Fe3O4 . Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với oxi sau một thời gian thu được m+ 0,64 gam hỗn hợp rắn Y . Cho Y phản ứng với HNO3 loãng dư thu được 2,24 lít khí NO ( sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Z . Cô cạn dung dịch Z thu được m+30,04 gam chất rắn. Số mol HNO3 đã phản ứng là .
	A.0.58	 B.0,6	 C.0,8	 D.0.68
Câu 35: Hỗn hợp X gồm Na, K và Ba. Cho hỗn hợp X tác dụng hết với nước được dung dịch Y và 4,48 lít H2 (đktc). Để trung hòa hết dung dịch Y cần V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
	A.100	 B.600	 C.200	 D.400
Câu 36: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat: 
Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.
Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.
Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hoà tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.
Khi thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất .
Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag.
(g) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
Số phát biểu đúng là	A. 5.	B. 6.	C. 4.	D. 3.
Câu 37: Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T (trong dung dịch) thu được các kết quả như sau
Mẫu thử
Thí nghiệm
Hiện tượng
X hoặc T
Tác dụng với quỳ tím
Quỳ tím chuyên màu xanh
Y
Tác dụng với dung dịch AgNO3 / NH3 đun nóng
Có kết tủa Ag
Z
Tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3
Không hiện tượng
Y hoặc Z
Tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiêm
Dung dịch xanh lam
T
Tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiêm
Có màu tím
Biết T là chất hữu cơ mạch hở. Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
A.Anilin, glucozơ, saccarozơ, Lys - Gly- Ala	B.Etylamin, glucozơ, saccarozơ, Lys-Val- Ala
C.Etylamin, Glucozơ, Saccarozơ, Lys-Val	D.Etylamin, Fructozơ, saccarozơ, Glu-Val-Ala
Câu 38: Nung nóng 7 gam hỗn hợp X gồm Al, Mg và Fe trong khí O2, sau một thời gian thu được 9,4 gam hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào 500 ml dung dịch HNO3 vừa đủ thu được 2,24 lít khí NO (sản phầm khử duy nhất, đktc). Nồng độ M của dung dịch HNO3 đã dùng là:
 A. 1,2M	B. 1,4M	C. 1,8M	 D. 1,6M
Câu 39: Hỗn hợp X gồm 3 peptit đều mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng là . Thủy phân hoàn toàn a gam X, thu được hỗn hợp gồm 14,24 gam alanin và 5,25 gam glyxin. Biết tổng số liên kết peptit trong phân tử của ba peptit trên nhỏ hơn 13. Giá trị của a là giá tri nào sau đây?
	A. . 19,49 	B. 16,25 	C. 15,53 	D. 22,73 
Câu 40 : Công thức phân tử của peptit mạch hở có 5 liên kết peptit được tạo thành từ các anpha-aminoaxit no mạch hở có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH có dạng 
 	 A. CnH2n-3O6N5	B. CnH2n-4O7N6	C. CnH2n-5O7N6	 	 D. CnH2n-6O7N6

Tài liệu đính kèm:

  • docxDE_THI_THU_DAI_HOC_MON_HOA_SO_3_NGUYEN_TRI_LANH.docx