Đề thi thử học sinh giỏi môn Hóa học 11 - Trường THPT Bắc Yên Thành

doc 2 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 25/07/2022 Lượt xem 492Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử học sinh giỏi môn Hóa học 11 - Trường THPT Bắc Yên Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử học sinh giỏi môn Hóa học 11 - Trường THPT Bắc Yên Thành
Trường THPT Bắc Yên Thành
Đề thi thử HSG 11. Môn Hóa Học
 Thời gian làm bài: 150 phút
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Fe = 56; Cu = 64; ; Ca=40; Ag =108; Mg=24; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137.
Bài 1(3 điểm):
1. Chất X tạo ra từ 3 nguyên tố A, B, C có CTPT ABC. Tổng số hạt cơ bản trong phân tử X bằng 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt. Hiệu số khối giữa B và C gấp 10 lần số khối của A còn tổng số khối của B và C gấp 27 lấn số khối của A. Xác định CTPT của X.
2. Giải thích tại sao:
a) NF3 không có tính bazơ như NH3
b) khí NO2 dễ dàng nhị hợp tạo N2O4 còn CO2 và ClO2 thì không
3. Hoàn thành và cân bằng các phản ứng hóa học sau theo phương pháp thăng bằng electron
a. FeSO4 + KMnO4 + H2O ® X¯ + Y + Z¯ + T.
b. FeSO4 + KMnO4 + NaHSO4 → 
Bài 2(4 điểm):
1. Xác định các chất A1, A2, A3, A4, A5, A6, A7, A8 và hoàn thành các PTHH sau theo sơ đồ (ghi rõ điều kiện phản ứng)
A1A2A3A4A5A6A7A8.
Biết A1 là hợp chất của lưu huỳnh với nguyên tố khác có PTK=51u. A8 là chất kết tủa
2. Hỗn hợp gồm 1,92 gam Mg và 4,48 gam Fe phản ứng vừa hết với hỗn hợp khí X gồm clo và oxi thu được hỗn hợp Y chỉ gồm các oxit và muối clorua. Hòa tan Y cần dùng một lượng vừa đủ là 120 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Z. Cho AgNO3 dư vào dung dịch Z, phản ứng hoàn toàn, thu được 56,69 gam kết tủa. Tính phần trăm theo thể tích của khí clo trong hỗn hợp X.
Bài 3(2 điểm): 
Cho hỗn hợp khí N2 và H2 vào bình kín ở nhiệt độ không đổi. Khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng,
ápsuất khí trong bình giảm 5% so với ban đầu. Biết tỉ lệ số mol đã phản ứng của N2 là 10%.
a) Tính % thể tích của N2 và H2 trong hỗn hợp ban đầu?
b) Tính KC của phản ứng. Biết ban đầu số mol hỗn hợp là 1 mol và thể tích bình là 1 lít. 
Bài 4(2 điểm): 
Trộn lẫn 7 ml dung dịch NH3 1M với 3 ml dung dịch HCl 1M, thu được 10 mh dung dịch A
a) Tính pH của dung dịch A.
b) Thêm 0,001 mol NaOH vào dung dịch A, thu được dung dịch B. Tính pH của dung dịch B. Biết Kb(NH3)=1,8.10-5( coi thể tích dung dịch B bằng thể tích dung dịch A).
Bài 5(3 điểm):
1. Hãy vẽ sơ đồ điều chế khí amoniac trong phòng thí nghiệm. Khí NH3 sinh ra có lẫn hơi nước, hãy trình bày phương pháp loại bỏ hơi nước ra khỏi hỗn hợp.
2. Giải thích các hiện tượng sau:
a) Hiđro sunfua nặng hơn không khí và trong tự nhiên nguồn phát sinh ra nó như núi lửa, xác động vật bị phân hủy, nhưng tại sao trên mặt đất khí này không bị tích tụ lại?
b) Đa số người ngộ độc rượu là do thành phần của rượu có chứa nhiều metanol. Hãy giải thích tại sao metanol lại gây hại đến như vậy?
3. Răng người được bảo vệ một lớp men cứng dày khoảng 2mm. Lớp men này có công thức Ca5(PO4)3OH và được hình thành từ 3 loại ion. Viết phương trình hình thành men răng từ 3 loại ion? Giải thích sự ảnh hưởng môi trường pH đến men răng. Sử dụng kem đánh răng có chứa NaF hay SnF2, ăn trầu tốt hay không tốt? Tại sao? 
Bài 6(4 điểm): 
1. Trộn 300 gam dung dịch Ba(OH)2 1,254% với 500ml dung dịch chứa axit H3PO4 0,04M và H2SO4 0,02M. Tính khối lượng mỗi kết tủa thu được sau phản ứng. 
2. Cho 16,55 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe(NO3)2, Al tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 0,775 mol KHSO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 116,65 gam muối sunfat trung hòa và 2,52 lít (đktc) khí Z gồm 2 khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí, tỉ khối của Z so với H2 là. Mặt khác, cho toàn bộ lượng hỗn hợp X ở trên vào nước, sau khi các phản ứng kết thúc, thu được m gam rắn Y. Tính giá trị của m
Bài 7(2 điểm): 
1. Đốt cháy hoàn toàn 2,14g chất hữu cơ A chỉ chứa các nguyên tố C, H, N rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào 1,8 lít dd Ca(OH)2 0,05M thu được kết tủa và dd muối, khối lượng dd muối này nặng hơn khối lượng dd Ca(OH)2 ban đầu là 3,78g. Cho dd Ba(OH)2 lấy dư vào dd muối lại thu được kết tủa. Tổng khối lượng kết tủa 2 lần là 18,85g. Tìm công thức đơn giản của A.
2. Làm bay hơi một chất hữu cơ A (chứa các nguyên tố C, H, O), được một chất hơi có tỉ khối hơi đối với metan bằng 13,5. Lấy 10,8 gam chất A và 19,2 gam O2 (dư) cho vào bình kín, dung tích 25,6 lít (không đổi). Đốt cháy hoàn toàn A, sau đó giữ nhiệt độ bình ở 163,8 0C thì áp suất trong bình bằng 1,26 atm. Lấy toàn bộ hỗn hợp sau phản ứng cháy cho qua 160 gam dung dịch NaOH 15%, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch B chứa 41,1 gam hỗn hợp hai muối. Xác định CTPT của A.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_hoc_sinh_gioi_mon_hoa_hoc_11_truong_thpt_bac_yen.doc