Đề thi thử học kì I thời gian làm bài: 45 phút môn hóa học 11

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1546Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử học kì I thời gian làm bài: 45 phút môn hóa học 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử học kì I thời gian làm bài: 45 phút môn hóa học 11
ĐỀ THI THỬ HỌC KÌ I
Lần 1
	 Thời gian làm bài: 45 phút	
Họ, tên thí sinh.
Câu 1: pH của dung dịch HCl 0,001M và NaOH 0,01M có giá trị lần lượt:
12 và 3	B. 3 và 2	C. 2 và 3	D. 3 và 12
Câu 2: Thực hiện thí nghiệm độ dẫn điện các dung dịch cùng nồng độ 0,1M, dung dịch cho bóng đèn sáng nhất:
HClO4	B. HNO2	C. HF	D. CH3COOH
Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 9,7g hỗn hợp gồm Mg và Zn bằng lượng vừa đủ 500 ml dung dịch HNO3 1M. Sau khi các phản ứng kết thúc thu được 1,008 lít khí N2O (đktc) duy nhất và dung dịch X chứa m gam muối. Giá trị của m
34,5	B. 34,9	C. 43,9	D. 43,5
Câu 4: Cho dãy các chất: Fe(OH)3, (NH4)2CO3, NaHCO3, KHS, Pb(OH)2, Al(OH)3, Zn(OH)2, Sn(OH)2. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính: 	A. 7	B. 5	C. 6	D. 4
Câu 5: Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 150 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 0,5M và KHCO3 1M, sinh ra V lít khí (ở đktc). Giá trị của V: 
A. 4,48. 	B. 3,36. 	C. 2,24. 	D. 1,12. 
Câu 6: Vật liệu nào sau đây dùng làm chất hút ẩm hàng hóa:
Glicogen	B. Hacogen	C. Halogen	D. Silicagen
Câu 7: Nung nóng 68 gam AgNO3 một thời gian thu được 55,6g chất rắn. Hiệu suất của phản ứng nhiệt phân:
50%	B. 20%	C. 40%	D. 80%
Câu 8: Thủy tinh lỏng được dùng để chế tạo keo dán thủy tinh và sứ, đặc biệt vải và gỗ tẩm thủy tinh lỏng sẽ khó bị cháy. Dung dịch đậm đặc của chất nào dưới đây là thành phần của thủy tinh lỏng:
CaCO3.MgCO3	B. Na2SiO3 và K2SiO3	C. (NH4)2HPO4 ,KNO3	D. H2SiO3
Câu 9: Cho 100 ml dung dịch NaOH 0,5M vào 500 ml dung dịch Ba(HCO3)2 0,2M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được m gam kết tủa. Giá trị của m:
39,40	B. 5,30	C. 9,85	D. 19,70
Câu 10: Phản ứng giữa các chất nào sau đây có cùng phương trình ion rút gọn:
HCl + Na2CO3	(2) CaCl2 + Na2CO3	(3) CaCO3 + HCl	(4) HNO3 + K2CO3
(2) ,(3) ,(4)	B. (1), (2) ,(3)	C. (1),	(4)	D. (1),	(3)
Câu 11: Cho 25g dung dịch NaOH 40% tác dụng với 20g dung dịch H3PO4 49% thu được m gam muối. Giá trị m:
15,3	B. 12,0	C. 13,5	D. 21,0	
Câu 12: Môi trường bazơ là môi trường có:
A. [H+] [OH-] 	D. [H+]. [OH-] = 10-14
Câu 13: Cho 14,4g hỗn hợp gồm cacbon và silic tác dụng với một lượng dư dung dịch NaOH đặc, đun nóng thu được 13,44 lít khí hiđro (đktc). Phần trăm về khối lượng của C trong hỗn hợp:
41,67%	B. 58,33%	C. 50,00%	D. 54,67%
Câu 14: Để khử chua cho đất người ta thường dùng: 
 A. NaOH	B. Ca(OH)2	C. NH4NO3	D. vôi (CaO)	
Câu 15: Một loại phân kali có thành phần chính là KCl (còn lại là các tạp chất không chứa kali) được sản xuất từ quặng xinvinit có độ dinh dưỡng 55%. Phần trăm khối lượng của KCl trong loại phân kali đó là:
95,51%	B. 65,75%	C. 87,18%	D. 88,52%
Câu 16: Cho các chất và ion sau: HCl, CH3COO-	, HSO4-, NH4+, HCO3-, HS-, ,NH3, Al3+, Na+, SO42- , CO32-. 
Số chất và ion trong dãy là axit theo thuyết Bron-stêt:	
A. 5	B. 3	C. 2	D. 4
Câu 17: Nồng độ ion H+ trong dung dịch CH3COOH 0,1M (Ka = 1,75.10-5):
	A. 0,1M	B. 1,75.10-3M	C. 1,32.10-3M	D. 0,02M
Câu 18: Để nhận biết các dung dịch : NH4NO3, (NH4)2SO4, K2SO4 đựng trong các lọ mất nhãn ta dùng:
	A. Na	B. quỳ tím	C. Ba	D. NaOH
Câu 19: Dung dịch X gồm: a mol Na+; 0,1 mol K+; 0,2 mol HCO3- ; 0,1 mol CO32- và 0,05 mol SO42-. Tổng khối lượng muối trong dung dịch X: 
	 A. 3,61	B. 46,9	C. 4,69	D. 36,1	
Câu 20: Cho các chất sau: C6H12O6 (glucozơ), H2S, CH3OH, SO2, CH4, NaHCO3, Ca(OH)2, HF, C6H6. Số chất điện li:	A. 3	B. 5	C. 6	D. 4
Câu 21: Cho 1,5a mol P2O5 vào dung dịch chứa 3a mol NaOH. Sau phản ứng thu được muối:
	A. Na3PO4, Na2HPO4.	B. NaH2PO4	C. NaH2PO4, Na2HPO4.	D.Na2HPO4
Câu 22: Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí CO2 (ở đktc) vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,5M, sinh ra m gam kết tủa. Giá trị của m là 
A. 49,25 	B. 59,10	C. 95,10	D. 49,70. 
Câu 23: Khí được tạo ra khi có cơn dông (sấm sét): 
A. N2	B. NO	C. N2O	D. NO2	
Câu 24: Dung dịch X chứa 0,1 mol Ca2+; 0,2 mol Mg2+; 0,3 mol Cl- và a mol HCO3-. Đun dung dịch X đến cạn thu được muối khan có khối lượng: 
A. 37,75g	B. 23,2g	C. 37,4g	D. 28,45g
Câu 25: Dãy gồm các ion cùng tồn tại trong một dung dịch: 
	A. H+, Fe3+, NO3-, SO42-	B. Ag+, Na+, NO3-, Cl- 	 C. Mg2+, K+, SO42-, PO43-	D. Al3+, NH4+, Br-, OH-	
Câu 26: Dung dịch CH3COOH 0,1M có pH=3. Độ điện li α của CH3COOH trong dung dịch này là:
A. 0,01% 	B. 0,43%	C. 0,1% 	 D. 1%
Câu 27: Dãy chất đều bị thủy phân khi tan trong nước:
	A. Na3PO4, Ba(NO3)2, KCl	B. Mg(NO3)2, NaNO3, Ba(NO3)2
	C. K2S, KHS, K2SO4	D. AlCl3, Na3PO4, K2SO3
Câu 28: Cho 146g dung dịch HCl 10% vào nước được 2 lít dung dịch A. Nồng độ ion H+ trong dung dịch A:
0,4M	B. 0,2M	C. 0,1M	D. 0,5M
Câu 29: Phản ứng nào sau đây là phản ứng trao đổi ion trong dung dịch:
Zn + H2SO4 "ZnSO4 + H2	B. Fe(NO3)3 + 2KI "Fe(NO3)2 + I2 + 2KNO3
Fe(NO3)3 + NaOH "Fe(OH)3 + 3 NaNO3	D. Zn + Fe(NO3)3 "Zn(NO3)2 + 2Fe(NO3)2 
Câu 30: Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là 
A. 49,09. 	B. 34,36. 	C. 35,50. 	D. 38,72. 
	PHIẾU TRẢ LỜI TRẮC NGHIỆM	
Thí sinh dùng bút chì chọn và tô kín một ô tròn tương ứng với phương án trả lời đúng:
 11. 	21. 
 12.	22.
 13.	23. 
	 14.	24.
 15. 	25. 
	 16. 26. 
 17. 27. 
	 18. 28. 
 19. 29. 
 20. 30.
Đáp án: 
1D-2A-3B-4A-5C-6D-7A-8B-9C-10C-11A-12A-13A-14D-15B-16D-17C-18C-19D-20D-21B-22A-23B-24D-25A-26D-27D-28B-29C-30D
HƯỚNG DẪN:
Câu 3: dựa vào số mol N2O và bán phản ứng 10H+ + 2NO3- + 8e → N2O + 5H2O. tính được số mol H+. số mol H+ nhỏ hơn số mol H+ đề cho mà theo đề phản ứng vừa đủ nên phải tạo thêm sản phẩm khử tức tạo muối NH4NO3. Lấy số mol H+ đề cho trừ số mol H+ tạo N2O được số mol H+ tạo NH4NO3. Viết bán phản ứng tạo NH4NO3. 10H+ + 2NO3- + 8e →NH4NO3 + 3H2O. dựa vào số mol H+ tính được số mol NH4NO3.
Khối lượng muối = khối lượng hỗn hợp kim loại + khối lượng gốc NO3 tạo muối + khối lượng NH4NO3
Mà khối lượng gốc NO3 tạo muối = số mol e nhận ở 2 bán phản ứng trên hoặc lấy số mol NO3 ban đầu trừ số mol NO3 tạo sản phẩm khử (tính dựa vào 2 bán phản ứng)
Câu 5: số mol khí CO2 chỉ cần lấy số mol H+ trừ đi số mol gốc CO3 2-
Câu 7: Nung một thời gian nên chất rắn thu được sau phản ứng có cả AgNO3 còn dư và Ag tạo ra do nhiệt phân
AgNO3 →Ag + NO2 + 1/2O2. Khối lượng chất rắn giảm bằng khối lượng khí NO2 và O2 thoát ra. Gọi x là số mol AgNO3 bị nhiệt phân, dựa vào phanru ứng tính được số mol NO2 và O2 rồi tính khối lượng NO2 và O2 
Tổng khối lượng NO2 và O2 bằng khối lượng chất rắn giảm,tính được x. dựa vào đề tính được số mol AgNO3 ban đầu. Hiệu suất = số mol AgNO3 bị nhiệt phân chia số mol AgNO3 ban đầu nhân cho 100
Câu 9: Tính số mol OH- , số mol Ba2+ và số mol HCO3-
Bản chất của phản ứng là HCO3- + OH- →CO32- + H2O
Ba2+ + CO32- →BaCO3
So sánh số mol lấy số mol nhỏ hơn tính được khối lượng kết tủa
Câu 11: lập tỉ lệ số mol NaOH chia cho số mol H3PO4 để biết tỉ lệ nằm trong khoảng nào mà biết muối tạo ra. Nếu nằm trong khoảng 1<t<2 tạo muối NaH2PO4 và Na2HPO4, 2<t<3 tạo muối Na2HPO4 và Na3PO4
Gọi x, y lần lượt là số mol NaOH phản ứng ở 2 pt, dựa vào pt lập được hệ x,y, giải tìm x, y tìm được khối lượng 2 muối
(H3PO4 có thể mất 1H có gốc H2PO4, 2H có gốc HPO42- hoặc 3H có gốc PO43-, mất 1H gốc có hóa trị 1, 2H gốc có hóa trị 2, 3H gốc có hóa trị 3, nên nằm trong khoảng 1,2 tức mất 1 và mất 2, khoảng 2,3 tức mất 2 và 3, áp dụng để viết nhanh dược muối) 
Câu 13: C không tác dụng với NaOH, còn Si tác dụng được với NaOH giải phóng H2 dựa vào số mol H2 và PTHH tính được số mol của Si, tính được khối lượng của si. Lấy khối lượng hỗn hợp trừ khối lượng Si được khối lượng C
Câu 15: độ dinh dưỡng của phân kali được tính bằng hàm lượng K2O
2KCl K2O
M2KCl MK2O
 ? 55%
Nhân chéo chia
Câu 17: [H+] = 
Câu 19: dựa vào định luật bảo toàn điện tích tinh được a. Khối lượng muối trong dung dịch bằng khối lượng của những ion đó cộng lại
Câu 21: P2O5 →2 H3PO4
	1,5a 3a
Lấy số mol của NaOH chia số mol H3PO4 
Câu 22: tính tổng số mol OH-, số mol CO2. Lấy số mol OH- trừ đi số mol CO2 được số mol gốc CO32-
Tính số mol Ba2+ so sánh với CO32- lấy số mol nhỏ hơn
Câu 24: Khi đun dung dịch xảy ra phản ứng: 2HCO3- →CO32- + CO2 + H2O
Nên khối lượng muối bằng khối lượng của những ion cộng lại nhưng gốc CO32- chứ không phải HCO3-
Câu 26: pH =3 suy ra [H+] = 10-3M đó là nồng độ axit phân li chia cho nồng độ axit ban đầu nhân cho 100 được độ điện li
Câu 30: quy đổi Fe + O2 → hh (Fe + FeO + Fe2O3 + Fe3O4) → Fe3+
mFe + mO2 = mhh
56x + 32y = 11,36 (1)
Khi đưa hỗn hợp qua HNO3 đều tạo muối sắt( III), gọi x là số mol Fe, y là số mol O2
Fe →Fe3+ + 3e 
X 3x
O2 + 4e → 2O2-
Y 4y
N+5 + 3e → NO
 0,018 0,006
Dựa vào ĐLBT e: 3x = 4y + 0,018 (2)
Giải (1) và (2 ) được x
Fe →Fe(NO3)3
x x
Tính được m
Câu 29: phản ứng trao đổi ion trong dung dịch không có sự thay đổi số oxi hóa
Câu 27: chỉ có ion yếu mới bị thủy phân
Muối có môi trường trung tính không bị thủy phân. Nên chỉ loại muối có môi trường trung tính được hình thành bởi gốc axit mạnh và cation của bazo mạnh
Axit mạnh HCl, HBr, HI, HNO3 , H2SO4, HClO3, HClO4
Bazo mạnh: KOH, NaOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2
Ví dụ K2SO4, NaCl. Đều có môi trường trung tính và không bị thủy phân
Chúc các em có một kì thi tốt!

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_THU_HOC_KI_111NC.doc