Đề thi thử Đại học Vật lí lần 2 - Mã đề 139 - Năm học 2014-2015 - Trường THPT Nguyễn Trung Trực

docx 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 429Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Đại học Vật lí lần 2 - Mã đề 139 - Năm học 2014-2015 - Trường THPT Nguyễn Trung Trực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử Đại học Vật lí lần 2 - Mã đề 139 - Năm học 2014-2015 - Trường THPT Nguyễn Trung Trực
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG TRỰC ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 2 (2014 – 2015)
 Tổ Lý – Tin – KTCN Môn: Vật Lý 
 Ngày thi: 19/4/2015
 Thời gian làm bài: 90 phút 
 Mã đề: 139
1/ Hai chất điểm M1 và M2 cùng dao động điều hòa trên một trục x xung quanh điểm O với tần số f. Biên độ của M1 là A, của M2 là 2A. Dao động của M1 chậm pha hơn một góc so với M2 , lúc đó
A. Độ dài đại số biến đổi điều hòa với tần số f, biên độ A và vuông pha với dao động M1.
B. Độ dài đại số biến đổi điều hòa với tần số 2f, biên độ A và vuông pha với dao động M2.
C. Khoảng cách M1M2 biến đổi điều hòa với tần số 2f, biên độ A.
D. Khoảng cách M1M2 biến đổi điều hòa với tần số f, biên độ A.
2/ Trong dao động điều hòa của con lắc đơn, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Lực kéo về phụ thuộc vào khối lượng của vật nặng.
B. Lực kéo về phụ thuộc vào chiều dài của con lắc.
C. Tần số góc phụ thuộc vào khối lượng của vật nặng.
D. Gia tốc của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật nặng.
3/ Đặt một điện áp xoay chiều (V) vào hai đầu đoạn mạch RLC mắc nối tiếp ( cuộn dây thuần cảm). Khi nối tắt tụ C thì điện áp hiệu dụng trên điện trở R tăng lần và dòng điện trong 2 trường hợp vuông pha với nhau. Hệ số công suất của mạch ban đầu là:
A. . B. . 	C. .	D. .
4/ Cường độ âm tại 1 điểm A cách nguồn âm một khoảng 1m bằng 10-6W/m2. Cường độ âm chuẩn bằng 10-12W/m2. Coi nguồn âm là đẳng hướng và môi trường không hấp thụ âm. Khoảng cách từ nguồn âm đến điểm có mức cường độ âm bằng 0 là:
A. 250m.	B. 750m.	C. 1000m.	D. 500m.
5/ Một vật dao động điều hòa , tại các thời điểm t1 và t2 thì vật có li độ và vận tốc tương ứng là x1 = 8cm ;v1 = 20cm/s và x2 = 8cm ;v2 = 20cm/s. Tốc độ cực đại của vật là:
A. 40cm/s.	B. 40cm/s.	C. 80cm/s.	D. 40cm/s.
6/ Chất điểm dao động điều hòa với phương trình cm. Sau 1,7s kể từ lúc t = 0 có mấy lần tốc độ chất điểm bằng nửa giá trị cực đại?
A. 11.	B. 17.	C. 16.	D. 12. 
7/ Trong dao động điều hòa, những đại lượng dao động cùng tần số với li độ là:
A. vận tốc, gia tốc, lực hồi phục.	B. động năng, thế năng, lực hồi phục.
C. vận tốc, gia tốc, cơ năng.	D. vận tốc, động năng, thế năng.
8/ Khi tổng hợp 2 dao động điều hòa cùng phương cùng tần số có biên độ thành phần a và 2a được dao động tổng hợp có biên độ là a. Hai dao động thành phần đó:
A. vuông pha với nhau.	B. cùng pha với nhau.
C. lệch pha nhau .	D. lệch pha nhau .
9/ Hai nguồn sóng A và B cách nhau 12,5cm trên mặt nước tạo ra giao thoa sóng, dao động tại nguồn có phương trình uA = uB =acos100(cm). Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 0,5m/s. Số điểm trên đoạn AB dao động với biên độ cực đại và dao động ngược pha với trung điểm I của AB là:
A. 13.	B. 24.	C. 12.	D. 25.
10/ Một sóng cơ có tần số f lan truyền trong môi trường với bước sóng , biên độ sóng A không đổi. Gọi M,N là 2 điểm trên phương truyền sóng cách nhau một đoạn 13/12. Tại một điểm nào đó, tốc độ của chất điểm ở M là thì tốc độ dao động của N là:
A. 0.	B. .	C. .	D. .
11/ Một khung dây dẫn quay đều quanh trục xx’ với tốc độ 150 vòng/ phút trong một từ trường đều có cảm ứng từ . Ở một thời điểm nào đó khi từ thông gởi qua khung là 4Wb thì suất điện động cảm ứng trong khung bằng 15V. Từ thông cực đại gởi qua khung là:
A. 6Wb.	B. 5Wb.	C. 6Wb.	D. 5Wb.
12/ Một con lắc lò xo nằm ngang dao động điều hòa xung quanh vị trí cân bằng theo phương trình x = A cos ( trong đó t tính bằng s). Biết rằng cứ sau những khoảng thời gian bằng nhau và bằng 1/20 s thì động năng lại bằng nửa cơ năng. Số dao động toàn phần co lắc thực hiện được trong mỗi giây là:
A. 3.	B. 10.	C. 5.	D. 20.
13/ Một vật dao động điều hòa với phương trình cm. Sau thời gian t1 = 0,5s kể từ thời điểm ban đầu, vật đi được quãng đường S1 = 4cm. Sau khoảng thời gian t2 = 12,5s ( kể từ thời điểm ban đầu ) vật đi được quãng đường:
A. 50cm.	B. 36cm.	C. 68cm.	D. 160cm.
14/ Đoạn mạch xoay chiều RLC mắc nối tiếp đang có tính dung kháng. Khi tăng tần số thì hệ số công suất của mạch:
A. tăng rồi giảm.	B. bằng 0. 	 	C. không đổi.	D. giảm rồi tăng.
15/ Một máy phát điện xoay chiều một pha có Roto là phần cảm, điện trở thuần của máy không đáng kể, quay với tốc độ n vòng/ phút và được nối vào 2 đầu mạch RLC nối tiếp, L thay đổi được. Khi L = L1 thì ZL1 = ZC = R và điện áp hiệu dụng ở 2 đầu cuộn cảm là U. Nếu cho tốc độ quay của Roto là 2n vòng/ phút thì để điện áp hiệu dụng trên cuộn dây vẫn là U thì độ tự cảm của cuộn dây là:
A. 3L1/8. 	B. 3L1/4.	C. 5L1/4.	D. L1/4.
16/ Hai dao động cùng phương lần lượt có phương trình: cm;cm. Dao động tổng hợp có phương trình cm. Thay đổi A1 cho đến khi biên độ A đạt giá trị cực tiểu thì:
A. rad.	B. rad.	C. rad.	D. rad.
17/ Đặt một điện áp xoay chiều (V) (trong đó U0 không đổi, f thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở R và tụ điện. Khi tần số bằng 20Hz thì công suất tiêu thụ của đoạn mạch là 20W; khi tần số bằng 40Hz thì công suất tiêu thụ của đoạn mạch là 32W; khi tần số bằng 60Hz thì công suất tiêu thụ của đoạn mạch là:
A. 64W.	B. 44W.	C. 48W.	D. 36W.
18/ Con lắc đơn có quả cầu tích điện âm dao động điều hòa trong điện trường đều có vec tơ cường độ điện trường thẳng đứng. Độ lớn lực điện bằng 1/5 trọng lực. Khi điện trường hướng xuống chu kỳ dao động của con lắc là T1. Khi điện trường hướng lên thì chu kỳ dao động của con lắc là:
A. T2 = T1..	B. T2 = T1..	C. T2 = T1..	D. T2 = T1..
19/ Với động cơ không đồng bộ ba pha thì cảm ứng từ tổng hợp do cả 3 cuộn dây gây ra tại tâm của stato có:
A. tần số bằng 3 lần tần số dòng điện.	B. độ lớn thay đổi.
C. phương không đổi.	D. hướng quay đều.
20/ Trong dao động điều hòa, đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của vận tốc vào li độ có dạng là một:
A. parabol.	B. đường tròn.	C. elip.	D. hyperbol.
21/ Cho đoạn mạch xoay chiều AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp, đoạn AM gồm biến trở R và tụ điện có điện dung C, đoạn MB chỉ có cuộn thuần cảm có độ tự cảm thay đổi được. Đặt vào 2 đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều ổn định (V). Ban đầu giữ L = L1 thay đổi giá trị của biến trở R ta thấy điện áp hiệu dụng giữa 2 đầu đoạn mạch AM luôn không đổi với mọi giá trị của biến trở. Sau đó, giữ R = ZL1 thay đổi L để điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm cực đại, giá trị điện áp hiệu dụng cực đại trên cuộn cảm bằng:
A. U. 	B. U.	C. U.	D. U.
22/ Trong quá trình truyền tải điện năng từ nhà máy phát điện đến nơi tiêu thụ, côn suất tiêu thụ ( tải ) luôn giữ không đổi. Khi điện áp hiệu dụng hai đầu tải là U thì độ giảm thế trên đường dây bằng 0,1U. Giả sử hệ số công suất nơi tiêu thụ bằng 1. Để hao phí trên đường dây truyền tải giảm đi 100 lần so với trường hợp đầu thì điện áp hai đầu máy phát lên đến:
A. 20,01U.	B. 100U.	C. 9,1U.	D. 10,01U.
23/ Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, vật dao động điều hòa với biên độ A. Khi vật qua VTCB ta giữ chặt lò xo ở vị trí cách điểm treo một đoạn bằng ¾ chiều dài lò xo lúc đó. Biên độ dao động của vật sau đó bằng:
A. 2A.	B. ½ A.	C. A.	D. A.
24/ Một máy phát điện xoay chiều một pha có roto là phần cảm, cần phát ra dòng điện có tần số 60Hz để duy trì hoạt động của một thiết bị kỹ thuật. Nếu thay roto của máy phát điện bằng một roto khác có ít hơn 2 cặp cực thì số vòng quay của roto trong một giờ phải thay đổi đi 18000 vòng. Số cặp cực của roto lúc đầu là:
A. 4.	B. 10.	C. 5.	D. 6.
25/ Một con lắc đơn dao động điều hòa tại nơi có g = 10m/s2. Biết độ lớn vận tốc của vật ở vị trí thấp nhất bằng 40cm/s và độ lớn gia tốc của vật ở vị trí cao nhất bằng 1m/s2. Biên độ góc của dao động bằng:
A. 6,880.	B. 4,850.	C. 7,250.	D. 5,730.
26/ Trong dao động tự duy trì, biên độ dao động của hệ phụ thuộc vào:
A. Năng lượng cung cấp cho hệ trong mỗi chu kỳ và ma sát của môi trường.
B. Ma sát của môi trường.
C. năng lượng cung cấp cho hệ ban đầu.
D. năng lượng cung cấp cho hệ trong từng chu kỳ.
27/ Đặt vào 2 đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều V thì cường độ dòng điện qua mạch A. Công suất tiêu thụ trên đoạn mạch bằng:
A. 90W.
B. 360W.
C. 180W.
D. 90W.
28/ Trong dao động điều hòa của con lắc lò xo, lực phục hồi tác dụng lên vật:
A. có giá trị nghịch biến với li độ và luôn hướng về vị trí cân bằng.
B. có giá trị nghịch biến với li độ và luôn hướng ra xa vị trí cân bằng.
C. có độ lớn tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.
D. có giá trị đồng biến với li độ và luôn hướng về vị trí cân bằng.
29/ Tại 2 điểm A và B trên mặt chất lỏng cách nhau 14,5cm có 2 nguồn phát sóng kết hợp dao động theo phương trình cm và cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 40cm/s. Gọi E,F,G là 3 điểm trên đoạn AB sao cho AE = EF = FG = GB. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên AG bằng:
A. 11.	B. 9.	C. 12.	D. 10.
30/ Đặt điện áp (V) vào 2 đầu đoạn mạch RLC nối tiếp. Biết R = 60. Cuộn dây thuần cảm có L = 1,2/(H); tụ điện có điện dung C = 10-3/6(F). Khi điện áp tức thời giữa 2 đầu cuộn cảm bằng 240V thì độ lớn của điện áp tức thời giữa 2 đầu điện trở và giữa 2 bản của tụ điện lần lượt bằng:
A. 120V và 120V.	B. 240V và 0V.	C. 120V và 120V.	 D. 120V và 120V.
31/ Một sóng ngang truyền theo chiều từ P đến Q nằm trên cùng một phương truyền sóng. Hai điểm đó cách nhau một khoảng 5/4 thì:
A. khi P có vận tốc cực đại dương thì Q ở li độ cực đại dương.
B. khi P có thế năng cực đại thì Q có động năng cực tiểu.
C. li độ dao động của P và Q luôn luôn bằng nhau về độ lớn nhưng ngược dấu nhau.
D. khi P ở li độ cực đại dương thì Q có vận tốc cực đại dương.
32/ Đoạn mạch xoay chiều AB gồm cuộn dây thuần cảm L nối tiếp với biến trở R được mắc vào điện áp xoay chiều (V). Ta thấy có 2 giá trị của biến trở là R1 và R2 làm độ lệch pha tương ứng của uAB với dòng điện qua mạch lần lượt là . Cho biết . Độ tự cảm L của cuộn dây được xác định bằng biểu thức:
A. L = .	B. L = .	C. L = .	D. L = .
33/ Đặt 1 điện áp V vào cuộn thuần cảm có L = 1/2(H). Ở thời điểm khi điện áp giữa 2 đầu cuộn cảm là 150V thì cường độ dòng điện trong mạch là 4A. Biểu thức của cường độ dòng điện trong mạch là:
A. A. 	B. A.
C. A.	D. A.
34/ Khi có sóng dừng trên dây AB với tần số dao động là 27Hz thì thấy trên dây có 5 nút sóng ( kể cả 2 đầu A,B ). Nếu muốn trên dây có sóng dừng với tất cả 11 nút sóng thì tần số của nguồn là:
A. 135Hz.	B. 76,5Hz.	C. 10,8Hz.	D. 67,5Hz.
35/ Trên mặt nước có 2 nguồn sóng kết hợp A, B dao động theo phương thẳng đứng có phương trình uA = uB = acos20(cm). Biết tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 30cm/s. M1 và M2 là 2 điểm trên cùng một elip nhận A,B làm tiêu điểm. Biết AM1 –BM1 = 1cm và AM2 – BM2 = 3,5cm. Tại thời điểm li độ của M1 là 3cm thì li độ của M2 là :
A. -cm.	B. 3cm.	C. cm.	D. -3cm.
36/ Con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k và quả nặng có khối lượng m. Hệ dao động với chu kỳ T. Độ cứng của lò xo là:
A. k = .	B. k = .	C. k = .	D. k = .
37/ Một con lắc dao động tắt dần chậm. Cứ sau mỗi chu kỳ dao động, biên độ giảm 2%. Sau 5chu kỳ, so với ban đầu, năng lượng còn lại của con lắc bằng:
A. 98,47%. 	B. 81%.	C. 90%.	D. 10%.
38/ Khi nói về dao động cưỡng bức, phát biểu nào sau đây sai:
A. Tần số ngoại lực tăng thì biên độ dao động tăng.
B. Biên độ dao động phụ thuộc vào tần số của ngoại lực.
C. Dao động theo qui luật hàm sin của thời gian.
D. Tần số dao động bằng tần số của ngoại lực.
39/ Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng và tần số không đổi vào 2 đầu đoạn mạch gồm biến trở R mắc nối tiếp với cuộn thuần cảm. Gọi điện áp hiệu dụng giữa 2 đầu cuộn cảm, giữa 2 đầu biến trở và hệ số công suất của đoạn mạch khi biến trở có giá trị R1 lần lượt là UL1; UR1; cos, khi biến trở có giá trị R2 thì các giá trị tương ứng nói trên lần lượt là UL2; UR2; cos. Biết 3UR2 = 4UR1. Tỉ số là:
A. 0,49. 	 B. 0,64.	 C. 0,75.	D. 0,31.
40/ Một con lắc lò xo khối lượng không đáng kể, độ cứng k = 20N/m nằm ngang. Một đầu được giữ cố định, đầu còn lại gắn chất điểm m1 = 0,1kg. Chất điểm m1 gắn với chất điểm m2 = 0,1kg.. các chất điểm có thể dao động không ma sát trên trục Ox nằm ngang ( gốc O ở VTCB) hướng theo chiều dãn của lò xo. Tại thời điểm ban đầu, cho lò xo nén lại 4cm rồi buông nhẹ để vật dao động điều hòa. Gốc thời gian được chọn khi buông vật. Chỗ gắn 2 vật bị bong ra nếu lực kéo của nó đạt đến 0,2N. Thời điểm m2 bị tách khỏi m1 là:
A. s.	B. s.	C. s.	D. s.
41/ Một chất điểm dao động điều hòa với chu kỳ T, cơ năng W. Thời gian ngắn nhất để động năng của vật giảm từ giá trị W đến giá trị W/4 là:
A. T/2.	B. T/6.	C. T/3.	D. T/4.
42/ Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây là sai:
A. Sóng cơ học là sự lan truyền dao động cơ học trên mặt nước.
B. Sóng cơ học truyền trong các môi trường rắn, lỏng, khí và chân không.
C. Sóng cơ học truyền trên mặt nước là sóng ngang.
D. Sóng âm truyền trong không khí là sóng dọc.
43/ Một mạch điện xoay chiều gồm một cuôn dây nối tiếp với tụ. Điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn dây , tụ và hai đầu mạch lần lượt là Ud; UC; U. Biết Ud = UC; U = UC. Gọi hiệu điện thế giữa 2 đầu mạch là u và dòng điện trong mạch là i. Đoạn mạch này:
A. không có điện trở thuần và i lệch pha so với u là .
B. có điện trở thuần và i vuông pha với u.
C. không có điện trở thuần và i cùng pha với u.
D. có điện trở thuần và i cùng pha với u.
44/ Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox nằm ngang, gốc O và mốc thế năng ở VTCB. Cứ sau 0,5s thì động năng lại bằng thế năng và trong thời gian 0,5s vật đi được quãng đường dài nhất bằng 4cm. Chọn t =0 lúc vật qua VTCB theo chiều dương. Phương trình dao động của vật là:
A. cm.	B. cm.
C. cm.	D. cm.
45/ Với một vật dao động điều hòa thì:
A. Vec tơ vận tốc và gia tốc cùng chiều khi vật đi từ biên âm về VTCB.
B. giá trị gia tốc của vật nhỏ nhất khi tốc độ của vật lớn nhất.
C. gia tốc của vật sớm pha hơn li độ .
D. tốc độ của vật lớn nhất khi li độ lớn nhất.
46/ Cơ năng của con lắc lò xo tỉ lệ thuận với:
A. tần số dao động.	B. biên độ dao động.	 C. li độ dao động.	 D. bình phương biên độ dao động.
47/ Cho mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp, cuộn dây thuần cảm. Biết L = 4CR2. Đặt vào 2 đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều ổn định, mạch có cùng hệ số công suất với 2 giá trị của tần số góc rad/s và rad/s. Hệ số công suất của mạch bằng:
A. .	B. .	C. .	D. .
48/ Đặt 1 điện áp xoay chiều (V) vào 2 đầu một cuộn cảm thuần L. Gọi U là điện áp hiệu dụng ở 2 đầu mạch; i, I0 và I lần lượt là giá trị tức thời, cực đại và hiệu dụng của cường độ dòng điện trong mạch. Hệ thức liên hệ nào sau đây là đúng?
A. . 	B. .	C. .	D. .
49/ Khi nói về sóng âm, điều nào sau đây là sai:
A. Trong chất rắn, sóng âm có thể là sóng ngang hoặc sóng dọc.
B. Có thể chuyển dao động âm thành dao động điện và dùng dao động kí để khảo sát dao động âm.
C. Khi một nhạc cụ phát ra âm cơ bản f0 thì sẽ đồng thời phát ra các họa âm có tần số 2f0; 3f0,..
D. Độ to của âm tỉ lệ thuận với cường độ âm.
50/ Một sợi dây căng giữa 2 điểm cố định, người ta tạo sóng dừng trên dây. Hai tần số gần nhau nhất có tạo ra sóng dừng trên dây là 150Hz và 200Hz. Tần số nhỏ nhất tạo ra sóng dừng trên sợi dây đó là:
A. 100Hz.	B. 50Hz.	C. 75Hz.	D. 125Hz.
	 - - - - HẾT - - - - 

Tài liệu đính kèm:

  • docxĐỀ THI THỬ ĐH MÔN LÍ LẦN 2.docx