Đề thi thử Đại học, Cao đẳng môn Hóa học - Đề 902

doc 4 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 23/07/2022 Lượt xem 247Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Đại học, Cao đẳng môn Hóa học - Đề 902", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử Đại học, Cao đẳng môn Hóa học - Đề 902
®Ò 902
1: Rượu etylic được tạo ra khi:
	A. Thủy phân saccarozơ.	B. Thủy phân đường mantozơ.
	C. Lên men glucozơ.	D. Lên men tinh bột.
2: Thực hiện 2 thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1 cho từ từ natri kim loại vào rượu etylic, thí nghiệm 2 cho từ từ natri kim loại vào nước thì
	A. thí nghiệm 1 phản ứng xảy ra mãnh liệt hơn phản ứng 2.
	B. thí nghiệm 2 phản ứng xảy ra mãnh liệt hơn phản ứng 1.
	C. cả 2 thí nghiệm 1 và 2 đều xảy ra phản ứng như nhau.
	D. chỉ có thí nghiệm 1 xảy ra phản ứng, còn thí nghiệm 2 phản ứng không xảy ra.
3: Độ rượu là:
	A. Số ml rượu nguyên chất có trong 100 ml dung dịch rượu. 
	B. Khối lượng rượu nguyên chất có trong 100 ml dung dịch rượu.
	C. Khối lượng rượu nguyên chất có trong 100 gam dung dịch rượu.
	D. Số ml rượu nguyên chất có trong 100 gam dung dịch rượu.
 4: Đem glucozơ lên men điều chế rượu etylic (khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml), hiệu suất phản ứng lên men rượu etylic là 75%. Để thu được 80 lít rượu vang 120 thì khối lượng glucozơ cần dùng là:
	A. 24,3 (kg)	B. 20(kg)	C. 21,5(kg)	D. 25,2(kg)
 5: Cho các amin: NH3, CH3NH2, CH3NHCH3, C6H5NH2. Độ mạnh của tính bazơ được sắp theo thứ tự tăng dần như sau:
	A. NH3 < C6H5NH2 < CH3NHCH3 < CH3NH2	B. C6H5NH2 < NH3 < CH3NH2 < CH3NHCH3
	C. CH3NHCH3 < NH3 < CH3NH2 < C6H5NH2 	D. C6H5NH2 < CH3NH2< NH3< CH3NHCH3 
6: Phản ứng nào sau đây dùng để nhận biết andehit axetic:
	A. Phản ứng cộng hidro.	B. Phản ứng với Ag2O/dd NH3, t0.
	C. Phản ứng cháy.	D. Phản ứng trùng ngưng.
7: Dầu chuối là este có tên iso amyl axetat, được điều chế từ 
	A. CH3OH, CH3COOH	B. C2H5COOH, C2H5OH
	C. (CH3)2CHCH2OH, CH3COOH	D. CH3COOH, (CH3)2CHCH2CH2OH
8: Khi đốt cháy một andehit số mol CO2 bằng số mol H2O thì andehit thuộc loại
 A. đơn chức no. 	B. hai chức no. C. đơn chức có 1 nối C=C. D. hai chức có 1 nối C=C.
9: Một hỗn hợp chứa hai axit đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Để trung hoà dung dịch này cần dùng 40 ml dung dịch NaOH 1,25M. Cô cạn dung dịch sau khi trung hòa người ta thu được 3,68 g hỗn hợp muối khan. Vậy công thức hai axit là:
	A. CH3COOH, C3H7COOH	B. C2H5COOH, C3H7COOH
	C. HCOOH, CH3COOH	D. Đáp số khác.
10: Hãy chọn phát biểu đúng:
	A. Phenol là chất có nhóm OH, trong phân tử có chứa nhân benzen.
	B. Phenol là chất có nhóm OH không liên kết trực tiếp với nhân benzen.
	C. Phenol là chất có nhóm OH gắn trên mạch nhánh của hidrocacbon thơm.
	D. Phenol là chất có một hay nhiều nhóm -OH liên kết trực tiếp nhân benzen.
11: Các câu phát biểu sau đây đúng hay sai?
I/ Rượu đơn chức no bậc II luôn luôn có tên tận cùng bằng: ol-2.
II/ Khi khử nước của rượu đơn chức no bậc II, ta luôn luôn được 2 anken đồng phân.
	A. I, II đều đúng. 	B. I, II đều sai.	C. I đúng, II sai. 	D. I sai, II đúng.
12: Các câu khẳng định sau đây đúng hay sai?
I/ Chất hữu cơ có khả năng tác dụng với dung dịch HCl thì nó sẽ tác dụng được với Na.
II/ Chất hữu cơ chỉ chứa 1 loại nhóm chức tác dụng được KOH và Cu(OH)2 thì nó phải là axit.
	A. I, II đều đúng. 	B. I, II đều sai. 	C. I đúng, II sai. 	D. I sai, II đúng. 
13: Để phân biệt 3 chất: Axit axetic, fomon và nước, ta dùng thí nghiệm nào:
I/ Thí nghiệm 1 dùng dung dịch AgNO3 / NH3 và thí nghiệm 2 dùng quỳ tím.
II/ Thí nghiệm 1 dùng dung dịch AgNO3 / NH3 và thí nghiệm 2 dùng CuO.
III/ Chỉ cần Cu(OH)2 rồi đun nóng.
	A. I, II 	B. I, III	C. II, III 	D. I, II, III
14: Để tách benzen có lẫn tạp chất anilin, ta dùng thí nghiệm nào sau đây:
TN1/ Dùng dung dịch HCl dư, rồi cho vào bình lóng để chiết benzen.
TN2/ Dùng dung dịch Br2 có dư, lọc bỏ kết tủa, rồi cho vào bình lóng để chiết benzen.
	A. TN1 và TN2 đều đúng. 	B. TN1 và TN2 đều sai.
	C. TN1 đúng, TN2 sai. 	D. TN1 sai, TN2 đúng.
15: Để tách rượu etylic có lẫn tạp chất axit axetic và phenol, ta dùng thí nghiệm nào sau đây:
TN1/ Dùng NaOH rắn vừa đủ, rồi chưng cất hỗn hợp.
TN2/ Dùng vôi sống vừa đủ, rồi chưng cất hỗn hợp.
 A. TN1 và TN2 đều đúng. B. TN1 và TN2 đều sai. C. TN1 đúng, TN2 sai. D. TN1 sai, TN2 đúng. 
16: Trong sơ đồ sau (mỗi mũi tên là 1 phương trình phản ứng): 
CH3-(CH2)2-CH3 à X à CH3-CH2Cl thì X là:
I/ CH3-CH3 	II/ CH2=CH2
	A. I, II đều đúng. 	B. I, II đều sai.	C. I đúng, II sai. 	D. I sai, II đúng. 
17: Cho nước vào rượu etylic thu được 20 gam dung dịch C2H5OH 46% tác dụng với Na dư thì thể tích H2 thoát ra (đktc) là:
	A. 89,6 lít	B. 2,24 lít	C. 6,72 lít	D. 8,96 lít
18: Từ nhôm cacbua và các chất vô cơ thích hợp, người ta tổng hợp benzen theo sơ đồ:
Al4C3 à CH4 à C2H2 à C6H6
Với h1, h2, h3 lần lượt là hiệu suất của các phản ứng. Để thu được 546g benzen, khối lượng Al4C3 cần dùng là:
	A. 7200 gam	B. 3600 gam	C. 2016 gam	D. 1008 gam
19: Đốt cháy hoàn toàn 18,8 gam hỗn hợp X gồm 2 ankanol liên tiếp nhau thu được 30,8 gam CO2. Công thức của 2 ankanol là: 
	A. CH3OH & C2H5OH	B. C2H5OH & C3H7OH
	C. C3H7OH & C4H9OH	D. C4H9OH & C5H11OH
20: Từ các hóa chất cho sau: Cu, Cl2, dung dịch HCl, dung dịch HgCl2, dung dịch FeCl3. Có thể biến đổi trực tiếp Cu thành CuCl2 bằng mấy cách khác nhau?
	A. 1	B. 2 	C. 3 	D. 4
21: Ngâm một vật bằng Cu có khối lượng 5 g trong 250 g dung dịch AgNO3 4%. Khi lấy vật ra thì lượng bạc nitrat trong dung dịch giảm 17%. Hỏi khối lượng của vật sau phản ứng bằng bao nhiêu?
	A. 5,76 g 	B. 6,08 g	C. 5,44 g	D. Giá trị khác
 22: Cho 50,2 g hỗn hợp A ở dạng bột gồm Fe và một kim loại M có hóa trị không đổi bằng 2 (đứng trước H trong dãy điện hóa). Chia A thành 2 phần bằng nhau. Cho phần I tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 0,4 mol khí H2. Cho phần II tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng đun nóng thấy thoát ra 0,3 mol khí NO duy nhất. Hỏi M là kim loại nào? (Cho Mg = 24, Sn = 119, Zn = 65, Ni = 59)
	A. Mg	B. Sn	C. Zn 	D. Ni
23: Cách nào sau đây có thể giúp người ta tách lấy Ag ra khỏi hỗn hợp gồm Ag và Cu?
	A. Ngâm hỗn hợp vào lượng dư dung dịch AgNO3.
	B. Ngâm hỗn hợp vào lượng dư dung dịch FeCl3.
	C. Nung hỗn hợp với oxi dư rồi hòa tan hỗn hợp thu được vào dung dịch HCl dư.
	D. A, B, C đều đúng.
24: Để sản xuất Mg từ nước biển, người ta điện phân muối MgCl2 nóng chảy. Trong quá trình sản xuất, người ta đã dựa vào tính chất nào sau đây?
	A. Mg(OH)2 là chất không tan.	B. Mg(OH)2 tác dụng dễ dàng với axit HCl.
	C. MgCl2 nóng chảy ở nhiệt độ tương đối thấp.	D. A, B, C đều đúng.
25: Dùng hai thuốc thử nào có thể phân biệt được 3 kim loại Al, Fe, Cu ?
	A. H2O và dung dịch HCl.	B. Dung dịch NaOH và dung dịch HCl.
	C. Dung dịch NaOH và dung dịch FeCl2.	D. Dung dịch HCl và dung dịch FeCl3.
26: Cho 2 kim loại nhôm và sắt.
	A. Tính khử của sắt lớn hơn nhôm.	B. Tính khử của nhôm lớn hơn sắt.
	C. Tính khử của nhôm và sắt bằng nhau.
	D. Tính khử của nhôm và sắt phụ thuộc chất tác dụng nên không thể so sánh.
 27: Cho 4,58 gam hỗn hợp A gồm Zn, Fe và Cu vào cốc đựng dung dịch chứa 0,082 mol CuSO4. Sau phản ứng thu được dung dịch B và kết tủa C . Kết tủa C có các chất:
	A. Cu, Zn	B. Cu, Fe	C. Cu, Fe, Zn	D. Cu
28: Xét phương trình phản ứng: 
2Fe + 3Cl2 à 2FeCl3	Fe + 2HCl à FeCl2 + H2 
Nhận xét nào sau đây là đúng:
	A. Tuỳ thuộc chất oxi hoá mà nguyên tử sắt có thể bị oxi hoá thành ion Fe2+ hoặc ion Fe3+ .
	B. Tuỳ thuộc vào chất khử mà nguyên tử sắt có thể bị khửthành ion Fe2+ hoặc ion Fe3+ .
	C. Tuỳ thuộc vào nhiệt độ phản ứngmà nguyên tử sắt có thể bị khử thành ion Fe2+ hoặc ion Fe3+ .
	D. Tuỳ thuộc vào nồng độ mà nguyên tử sắt có thể tạo thành ion Fe2+ hoặc ion Fe3+ .
29: Khi tách Ag ra khỏi hỗn hợp Ag, Cu, Fe ở dạng bột.Với điều kiện chỉ dùng duy nhất 1 dung dịch chứa 1 hóa chất và lượng Ag tách ra vẫn giữ nguyên khối lượng ban đầu. Ta có thể dùng dung dịch muối nào sau đây:
	A. AgNO3	B. FeCl3	C. Cu(NO3)2	D. Hg(NO3)2 
30: Khi cho hỗn hợp gồm Al2O3, Fe2O3, CuO tác dụng với H2 dư ở điều kiện nhiệt độ cao, phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Chất rắn này bao gồm các chất:
	A. Al2O3, Fe2O3, Cu	B. Al2O3, Fe, Cu 	C. Al, Fe, Cu	D. Al, Fe2O3, CuO 31: Khi nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho tới dư vào dung dịch CuSO4. Hiện tượng quan sát được là:
	A. Đầu tiên xuất hiện kết tủa màu xanh, lượng kết tủa tăng dần và không tan trong dd NH3 dư.
	B. Đầu tiên xuất hiện kết tủa màu xanh, lượng kết tủa này tăng dần sau đó tan trong dung dịch NH3 dư tạo dung dịch không màu trong suốt.
	C. Đầu tiên xuất hiện kết tủa màu xanh, lượng kết tủa này tăng dần sau đó tan trong dung dịch NH3 dư tạo dung dịch màu xanh thẫm.
	D. Đầu tiên xuất hiện kết tủa màu xanh, lượng kết tủa này tăng dần đồng thời hóa nâu trong không khí. 32: Chọn câu trả lời đúng để giải thích vì sao để bảo quản kim loại Na người ta ngâm nó trong dầu hỏa.
	A. Tránh Na tiếp xúc với oxi có trong không khí.
	B. Tránh Na tiếp xúc với hơi nước có trong không khí.
	C. Kim loại Na không tác dụng với dầu hỏa.	D. A, B, C đúng.
33: Cho 50 gam hỗn hợp bột 5 oxit kim loại gồm ZnO, FeO, Fe2O3, Fe3O4, MgO tác dụng hết với 200 ml dung dịch HCl 4M (lấy vừa đủ) thu được dung dịch X. Lượng muối có trong dung dịch X bằng:
	A. 79,2 gam 	B. 78,4 gam 	C. 72 gam	D. Một kết quả khác.
34: Cho hỗn hợp X gồm một kim loại kiềm và một kim loại kiềm thổ hòa tan hoàn toàn trong nước thu dung dịch Y và 2,24 lít khí H2 ở đktc.Trung hòa dung dịch Y bằng dung dịch HCl 1M. Vậy thể tích dung dịch HCl cần dùng là: 
	A. 50 mL	B. 100 mL	C. 150 mL	D. 200 mL
35: Sắt tác dụng với dung dịch axit clohiđric thu được khí X. Nhiệt phân kali nitrat được khí Y. Axit clohiđric đặc tác dụng với kali pemanganat thu được khí Z. Các khí X, Y, Z lần lượt là:
	A. H2; O2, Cl2 	B. H2, O2, Cl2O	C. H2, NO2, Cl2	D. Cl2O, NO2, Cl2
36: Cho hỗn hợp FeS và FeCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl thu được hỗn hợp khí H2S và CO2. Biết tỷ khối hơi của hỗn hợp khí này với H2 bằng 20,75. Vậy % FeS theo khối lượng trong hỗn hợp ban đầu bằng:
	A. 20,18% 	B. 25%	C. 75%	D. 79,81%
37: Tính kim loại của các nguyên tố: Na, Mg, Al giảm dần theo dãy:
	A. Na > Mg > Al 	B. Al > Na > Mg	C. Na > Al > Mg	D. Al > Mg > Na
38: Hoà tan hoàn toàn 14 gam kim loại X vào dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít H2 (đkc), biết kim loại thể hiện hóa trị II, vậy kim loại đó là:
	A. Fe 	B. Cu	C. Zn	D. Mg
39: Từ xenlulozơ ta có thể sản xuất được:
	A. Tơ axetat 	B. Nilon 6,6	C. Tơ capron	D. Tơ enang
40: Thành phần dinh dưỡng chính trong các buổi ăn của con người có chứa:
I/ ProtitII/ LipitIII/ Gluxit
	A. Chỉ có I và II. B. Chỉ có II và III. C. Chỉ có I và III.D. Có cả I, II và III. 

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_dai_hoc_cao_dang_mon_hoa_hoc_de_902.doc