Đề thi thử chọn sinh giỏi Sinh học 12 (Có đáp án) - Đề số 6 - Trường THPT Nông Cống 1

doc 7 trang Người đăng dothuong Lượt xem 867Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử chọn sinh giỏi Sinh học 12 (Có đáp án) - Đề số 6 - Trường THPT Nông Cống 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử chọn sinh giỏi Sinh học 12 (Có đáp án) - Đề số 6 - Trường THPT Nông Cống 1
TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG 1
 ĐỀ THI THỬ HSG (ĐỀ SỐ 6)
Thời gian: 180 phút không kể thời gian giao đề
Câu I (1,5 điểm) 
1. Nêu cơ chế phát sinh hội chứng Đao. 
2. Trong thực tế người ta gặp một số cây lai tam bộ có kiểu gen AAa. Hãy giải thích cơ chế hình thành và nêu đặc điểm của các cây tam bội đó. 
Câu II (1,5 điểm) 
1. Trình bày những bước chính trong quá trình sinh tổng hợp prôtêin ở tế bào chất. 
2. Nêu vai trò của các prôtêin trong cơ thể sống. 
Câu III (1,5 điểm) 
1. Một quần thể ban đầu gồm tất cả cá thể có kiểu gen Aa (trong đó alen A qui định hoa tím là trội hoàn toàn so với a qui định hoa trắng). Nếu cho tự thụ phấn liên tục thì tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình ở thế hệ thứ ba sẽ như thế nào? Người ta ứng dụng phương pháp này trong chọn giống để làm gì? 
2. Ưu thế lai là gì? Hiện tượng này được giải thích dựa trên các giả thuyết nào? 
Câu IV (1,5 điểm) 
Có bốn dòng ruồi giấm thu thập được từ bốn vùng địa lý khác nhau. Phân tích trật tự gen trên nhiễm sắc thể số 2, người ta thu được kết quả sau: 
 Dòng 1: A B F E D C G H I K 
 Dòng 2: A B C D E F G H I K 
 Dòng 3: A B F E H G I D C K 
 Dòng 4: A B F E H G C D I K 
1. Nếu dòng 3 là dòng gốc, hãy cho biết loại đột biến đã sinh ra ba dòng kia và trật tự phát sinh các dòng đó. 
2. Cơ chế hình thành và hậu quả của loại đột biến nói trên? 
Câu V (2,0 điểm) 
Thành phần kiểu gen của một quần thể sâu tơ là 0,3 RR : 0,4 Rr : 0,3 rr. Sau hai năm sử dụng liên tục một loại thuốc trừ sâu để phòng trừ, khi khảo sát lại quần thể này thì thấy thành phần kiểu gen là 0,5 RR : 0,4 Rr : 0,1 rr. Biết rằng R là gen kháng thuốc, r là gen mẫn cảm với thuốc ở sâu tơ. 
1. Dựa trên đặc trưng di truyền của quần thể, hãy cho biết quần thể sâu tơ trên thay đổi theo hướng nào? 
2. Nêu các nhân tố có thể gây ra những thay đổi đó. Nhân tố nào là chủ yếu? Vì sao? 
Câu VI (2,0 điểm) 
Ở ruồi giấm, xét hai gen trên nhiễm sắc thể thường, gen A là trội hoàn toàn so với a và gen B là trội hoàn toàn so với b. 
1. Lai hai cá thể dị hợp tử về hai gen trên, trong số ruồi thu được ở F1 thì số ruồi đồng hợp tử lặn về cả hai tính trạng chiếm 16%. 
2. Một phép lai khác giữa hai cá thể dị hợp tử về hai gen trên, trong số ruồi thu được ở F1 thì số ruồi đồng hợp tử lặn về cả hai tính trạng chiếm 9%. Giải thích kết quả và viết các sơ đồ lai. 
Câu VII .(2,0 điểm)
1. Ở một loài sinh vật có số nhóm gen liên kết bằng 10. Do đột biến NST bộ NST có 22 chiếc. Khả năng đột bến loại nào có thể xãy ra. Giải thích sự khác biệt giữa các đột biến trên.
2. Số loại thể đột biến có thể có của các dạng đột biến trên ở loài này là bao nhiêu?
Câu VIII .(2,0 điểm)
a.Có thể dùng những phép lai nào để xác định khoảng cách giữa hai gen trên một NST? Phép lai nào hay được dùng hơn? Vì sao?
b.Làm thế nào để chứng minh được hai gen có khoảng cách bằng 50cM lại cùng nằm trên một NST?
Câu IX. (3 điểm) 
Thế nào là diễn thế sinh thái. ý nghĩa của diễn thế sinh thái?
2,5 Kcal
Một hệ sinh thái trên cạn, sản kượng sinh vật thực tế giữa các bậc dinh dưỡng trong chuổi thức ăn được mô tả ở hình tháp sau.
25 Kcal
2,5 x 103 Kcal
Năng lượng ánh sáng 106 Kcal
Tháp sinh thái này thuộc dạng nào? nêu ưu điểm. Chuổi thức ăn này gồm mấy bậc? tính hiệu suất sinh thái giữa các bậc dinh dưỡng. Để tiết kiệm năng lượng mất mát, theo em trong sản xuất nên nuôi những loại động vật nào?
Câu X. (1` điểm) 
 Giải thích tại sao đột biến gen là có hại nhưng lại được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho quá trình tiến hoá?
ĐÁP ÁN ĐỀ 6
I 1,50 điểm
 1 Cơ chế phát sinh hội chứng Đao 
 - Người mắc hội chứng Đao là người có 3 nhiễm sắc thể (NST) 21 trong tế bào
 - Do rối loạn trong giảm phân ở bố hoặc mẹ (thường là ở mẹ), cặp NST 21 không phân li, dẫn đến hình thành hai loại giao tử: một loại mang 2 NST 21 và một loại không có NST 21 
 - Qua thụ tinh, giao tử mang 2 NST 21 kết hợp với giao tử bình thường tạo ra hợp tử mang 3 NST 21 (hội chứng Đao)
 2. Cơ chế hình thành và đặc điểm của cây tam bội 
 - Cây lưỡng bội AA giảm phân không bình thường (các NST không phân li) tạo ra giao tử lưỡng bội AA
 - Cây lưỡng bội aa giảm phân bình thường tạo giao tử đơn bội a. Giao tử lưỡng bội AA kết hợp với giao tử đơn bội a tạo ra thể tam bội AAa
- Cây tứ bội 4n có kiểu gen AAAA cho giao tử AA lai với cây 2n có kiểu gen aa cho giao tử a. Giao tử lưỡng bội AA kết hợp với giao tử đơn bội a tạo ra thể tam bội AAa
Tế bào và cơ quan sinh dưỡng to, phát triển mạnh, chống chịu tốt; quảthường không có hạt nên không có khả năng sinh sản hữu tính
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
II 1,50 điểm
 1 Những bước chính trong sinh tổng hợp prôtêin ở tế bào chất 
 - Hoạt hoá axit amin: các axit amin được hoạt hoá bởi enzim và ATP. Sau đó, các axit amin đã được hoạt hoá gắn vào các tARN tương ứng tạo thành phức hợp axit amin – tARN (aa -tARN)
 - Tổng hợp chuỗi pôlipeptit: 
 + Khi ribôxôm tiếp xúc với mARN tại mã mở đầu, thì một tARN mang aa mở đầu đi vào ribôxôm và khớp đối mã của nó với mã mở đầu theo NTBS
 + Tiếp theo, aa1-tARN đi vào ribôxôm và đọc mã kế tiếp ? hình thành một liên kết peptit giữa aa mở đầu và aa1 ? ribôxôm chuyển sang một bộ ba kế tiếp trên mARN, tARN mở đầu rời khỏi ribôxôm. Một phân tử ARN mang aa mới đi vào và quá trình lặp lại cho đến khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc
 + Lúc này, chuỗi pôlipeptit được tổng hợp xong và được giải phóng khỏi ribôxôm. Sau đó, chuỗi pôlipeptit được hình thành bậc cấu trúc cao hơn để tạo ra prôtêin hoàn chỉnh.
 2 Vai trò của prôtêin (0,50 điểm) 
 - Vai trò cấu tạo: các prôtêin tham gia cấu tạo các bộ phận của tế bào (màng, các bào quan...). 
 - Vai trò xúc tác: các enzim xúc tác cho các phản ứng sinh hoá. 
 - Vai trò điều hoà: các hoocmôn có bản chất prôtêin tham gia điều hoà trao đổi chất của tế bào và cơ thể. 
 - Vai trò bảo vệ: các kháng thể... giữ nhiệm vụ bảo vệ cơ thể
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
III 1,50 điểm
 1 Tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình của quần thể ở thế hệ thứ ba và ứng dụng của phương pháp tự thụ phấn 
 - Tỉ lệ kiểu gen : 7/16 AA : 1/8 Aa : 7/16 aa 
 - Tỉ lệ kiểu hình : 9/16 hoa tím: 7/16 hoa trắng
 - Tạo dòng thuần để củng cố một đặc tính mong muốn nào đó hoặc loại bỏ những gen xấu bất lợi ra khỏi quần thể. 
 - Tự thụ phấn bắt buộc là bước trung gian để tạo dòng thuần, chuẩn bị cho lai khác dòng để tạo ưu thế lai 
 2 Định nghĩa ưu thế lai và các giả thuyết 
 - Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn hẳn bố mẹ: sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt, năng suất cao... (Ưu thế lai biểu hiện trong lai khác thứ, khác dòng, rõ nhất là trong lai khác dòng)
 - Giả thuyết về trạng thái dị hợp: Trong cơ thể lai, phần lớn các gen ở trạng thái dị hợp, trong đó các gen lặn không được biểu hiện. 
 P: AABBCC x aabbcc -> F1: AaBbCc 
- Giả thuyết về tác dụng cộng gộp của các gen trội có lợi: Thí dụ một dòng thuần mang hai gen trội có lợi, lai với một dòng thuần mang một gen trội có lợi khác, sẽ cho con lai mang ba gen trội có lợi. 
 P: AAbbCC x aaBBcc -> F1: AaBbCc 
- Giả thuyết siêu trội: Sự tương tác giữa hai alen khác nhau của cùng một lôcut dẫn tới hiệu quả bổ trợ, mở rộng phạm vi biểu hiện kiểu hình. 
 P: AA x aa -> F1: Aa ; trong đó AA aa 
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
IV 1,50 điểm
 1 Loại đột biến và trật tự phát sinh các dòng đột biến (1,00 điểm) 
 - Đây là loại đột biến đảo đoạn
 - Các dòng đột biến phát sinh theo trật tự sau: 
 + Dòng 3 -> Dòng 4: -IDC- đảo đoạn thành -CDI- 
 + Dòng 4 -> Dòng 1: -HGCD- đảo đoạn thành -DCGH- 
 + Dòng 1 -> Dòng 2: -FEDC- đảo đoạn thành -CDEF- 
 2 Cơ chế và hậu quả (0,50 điểm) 
 - Cơ chế: một đoạn của nhiễm sắc thể bị đảo ngược 1800
- Hậu quả: đột biến đảo đoạn có thể ảnh hưởng ít hoặc nhiều đến sức sống của thể đột biến, góp phần tăng cường sự sai khác giữa các nhiễm sắc thể tương ứng trong các nòi (hoặc dòng) thuộc cùng một loài.
0,25
0,250,250,25
0,25
0,25
V 2,00 điểm
 1 Hướng thay đổi của quần thể sâu tơ (1,00 điểm) 
 - Tần số alen của quần thể sâu tơ trước khi xử lý thuốc: 
 f(R) = 0,3 + (0,4)/ 2 = 0,5 
 f(r) = 0,3 + (0,4)/ 2 = 0,5 hoặc f(r) = 1 – 0,5 = 0,5
 - Tần số alen của quần thể sâu tơ sau hai năm xử lý thuốc: 
 f(R) = 0,5 + (0,4)/ 2 = 0,7 
 f(r) = 0,1 + (0,4)/ 2 = 0,3 hoặc f(r) = 1 – 0,7 = 0,3
 - Như vậy quần thể sâu tơ trên thay đổi theo hướng: 
 + Tăng tần số alen kháng thuốc (từ 0,5 đến 0,7), giảm tần số alen mẫn cảm 
 + Tăng tần số đồng hợp tử kháng thuốc (từ 0,3 đến 0,5), giảm tần số đồng hợp tử mẫn cảm
 2 Các nhân tố gây ra sự biến đổi và nhân tố chủ yếu (1,00 điểm) 
 - Đột biến 
 - Chọn lọc 
 - Cách li không hoàn toàn (hoặc di nhập gen).
 - Nhân tố chủ yếu là chọn lọc
 - Giải thích: 
 + Chọn lọc tác động theo một hướng (tăng tần số alen kháng, giảm tần số alen mẫn cảm dưới tác động của thuốc trừ sâu). Vì vậy, nó làm tần số alen của quần thể thay đổi mạnh
 + Đột biến là vô hướng (R ? r hoặc r ? R) và xuất hiện với tần số thấp, nên không thể làm thay đổi lớn tần số alen của quần thể. 
 + Sự trao đổi cá thể giữa các quần thể lân cận do cách li không hoàn toàn cũng là vô hướng, vì vậy ít làm thay đổi tần số alen
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
VI 2,00 điểm
 1 Giải thích kết quả và viết sơ đồ lai của trường hợp 1 (1,25 điểm) 
- Các cá thể đồng hợp tử lặn về cả hai tính trạng ở F1 chiếm 16%, khác với 6,25% (1/16) và 25% (1/4) ? Hai gen A và B liên kết không hoàn toàn
- Ruồi giấm F1 đồng hợp lặn về hai tính trạng có kiểu gen ab -> Ruồi đực và cái P đều cho loại giao tử ab. 
 - Vì ruồi giấm đực không trao đổi chéo, nên ruồi đực P chỉ sinh hai loại giao tử AB và ab với tỉ lệ bằng nhau -> Kiểu gen ruồi đực P: AB = ab =0,5 
 - Gọi x là tỉ lệ % của loại giao tử ab ở ruồi cái P, ta có: 
 ab x 0,5 = 0,16 -> x = 32% 
 - Vì x = 32% > 25% ? Giao tử ab là giao tử không trao đổi chéo (liên kết) 
 -> Kiểu gen ruồi cái P: AB 
 ab 
 -> tần số hoán vị giữa hai gen A và B = 100% - 2(32%)= 36% 
 - Sơ đồ lai: P: cái AB x đực AB 
 ab ab 
 Gt P: 32% AB : 32% ab 50% AB : 50% ab 
 18% Ab : 18% aB 
Lập bảng tổ hợp giao tử P, ta có kết quả F1: 
 Tỉ lệ kiểu hình F1: 66% (A-B-) : 9% (A-bb) : 9% (aaB-) : 16% (aabb) 
 2 Giải thích kết quả và viết sơ đồ lai của trường hợp 2 (0,75 điểm) 
 Lập luận tương tự trường hợp 1: 
 - Gọi y là tỉ lệ % của loại giao tử ab ở ruồi cái P, ta có: 
 y x ab = 0,09 mà ab =0.5 --> y = 18% 
Vì y = 18% Giao tử ab là giao tử trao đổi chéo.--> f%= 36% 
 Kiểu gen P: cái Ab và đực AB 
 aB ab 
 - Sơ đồ lai: P: cái Ab x đực AB 
 aB ab 
 Gt P: 32% Ab : 32% aB 50% AB : 50% ab 
 18% AB : 18% ab 
 Lập bảng tổ hợp giao tử P, ta có kết quả F1: 
 Tỉ lệ kiểu hình F1: 59% (A-B-) : 16% (A-bb) : 16% (aaB-) : 9% (aabb) 
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu VII. a.
Sô nhóm liên kết gen = bộ NST đơn bội n=10 -> 2n = 20
Đột biến làm tăng số lượng NST là đột biến thể lệch bội gồm:
Đột biến thể 4: 2n + 2 = 22
Đột biến thể 3 kép 2n +1+1=22
Giải thích: Đột biến NST thể 4 tức là một cặp NST tương đồng nào đó không gồm 2 chiếc như bình thường mà là 4 chiếc. Đột biến thể 3 kép tức là 2 cặp NST tương đồng khác nhau mỗi cặp mang 3 NST.
 b. - Số loại thể 4 có thể có ở loài trên là : =10 - Số loại thể 3 kép có thể có ở loài trên là =45
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
Câu VIII. a.-Để xác định khoảng cách giữa hai gen trên một NST có thể dùng các phép lai như: phép lai phân tích, phép lai F1 x F1. 
 -Phép lai phân tích hay được dùng hơn vì:
+sự trao đổi chéo có thể xảy ra ở một giới, như vậy dùng phép lai F1 x F1 có thể sẽ không phát hiện ra. 
+nếu trao đổi chéo xảy ra ở hai giới với tần số thấp thì phải cần có một số lượng rất lớn ca1 thể ở F2 mới có thể phát hiện được những tổ hợp gen mới xuất hiện do hoán vị gen. 
 -Nếu dùng phép lai phân tích, do cơ thể có kiểu gen đồng hợp lặn chỉ tạo một loại giao tử lặn nên sẽ dễ dàng phát hiện ra các tổ hợp gen mới ở Fb.
b. - Hai gen có khoảng cách bằng 50cM lại cùng nằm trên một NST, nghĩa là hai gen có tần số hoán vị bằng 50%, tế bào có kiểu gen này lai với nhau sẽ tạo thế hệ con có số loại và tỉ lệ kiểu hình giống như khi hai gen phân li độc lập, khó nhận biết được hai gen này cùng nằm trên một NST. 
- Ta chỉ có thể nhận biết được hai gen nào đó có tần số hoán vị bằng 50% thực chất cùng nằm trên một NST khi hai gen đó cùng liên kết với một gen thứ ba nằm giữa hai gen đó. VD: Tần số hoán vị giữa A và B là 50%, giữa A và C là 30% , giữa B và C là 20%ggen C nằm giữa hai gen A và Bg Hai gen A và B cùng nằm trên một NST. 
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu IX. 
1/ K/n: Diễn thế sinh thái là sự biến đổi tuần tự của các quần xã xinh vật từ quần xã khởi đầu qua các giai đoạn trung gian và tiến tới một quần xã tương đối ổn định.
Biết được quy luật phát triển của quần xã sinh vật, hình dung được quần xã tồn tại trước đó và dự đoán những dạng quần xã sẽ thay thế trong những hoàn cảnh mới.
Từ hiểu biết về diễn thế sinh thái xây dựng những quy hoạc dài hạn về nông, lâm, ngư.
Cho phép chủ động điều khiển sự phát triẻn của diễn thế theo hương có lợi cho con người
2/ Tháp sinh thái trên là tháp sinh thái năng lượng.
Ưu điểm: - Thể hiện được mối quan hệ giữa các loài về mặt năng lượng.
Các loài ở bậc dinh dưỡng càng cao thì năng lượng càng ít (do hao phí qua các bậc dinh dưỡng) vậy nên các loài càng ở bậc dinh dưỡng cao thì có số lượng ngày càng ít.
Giả thích được tại sao trong mỗi chuổi thức ăn thường có số lượng loài ít.
H1=25: 103= 0,0025
H2=2,5:25 = 0,1
- Trong chăn nuôi người ta thường nôi nhiều loài xen nhau để tận dụng nguồn dinh dưỡng. VD:
0,5
0,75
0,25
0,5
0,5
0,5
Câu X. Đột biến gen tuy là có hại nhưng được xem là nguồn nguyên liệu cho tiến hoá vì:
Giá trị thích nghi của mỗi đột biến phụ thuộc vào tưng tổ hợp gen và sự thay đổi của môi trường.
Tuy đột biến gen là có hại nhưng phần lờn là gen đột biến là gen lặn và ở trạng thái dị hợp thì không được biểu hiện.
Tần số đột biến gen của từng gen riêng lẽ là nhỏ nhưng trong cá thể có rất nhiều gen nên tần số đột biến là lớn so với đột biến NST.
Đột biến gen ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và khả năng sinh sản của cá thể so với đột biến NST.
0,25
0,25
0,25
0,25

Tài liệu đính kèm:

  • doc6.doc