Đề thi thành lập đội tuyển học sinh giỏi lớp 9 thcs dự thi cấp tỉnh năm học: 2013 – 2014 môn: sinh học

doc 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1624Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thành lập đội tuyển học sinh giỏi lớp 9 thcs dự thi cấp tỉnh năm học: 2013 – 2014 môn: sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thành lập đội tuyển học sinh giỏi lớp 9 thcs dự thi cấp tỉnh năm học: 2013 – 2014 môn: sinh học
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH THỦY
ĐỀ THI THÀNH LẬP ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS DỰ THI
CẤP TỈNH NĂM HỌC: 2013 – 2014
MÔN: SINH HỌC
Thời gian:150phút, không kể thời gian giao đề 
Đề chính thức
Đề thi có 02 trang
Câu 1 (2,0 điểm):
Tại sao người ta lại tiếp máu bằng con đường tĩnh mạch mà không phải bằng con đường động mạch?
Quá trình trao đổi khí ở phổi và tế bào diễn ra như thế nào?
Câu 2 (2,5 điểm):
Di truyền liên kết là gì? Nguyên nhân của hiện tượng di truyền liên kết?
b.Ở đậu hà lan các tính trạng hạt vàng, trơn, thân cao là trội hoàn toàn so với các tính trạng tương ứng là hạt xanh, nhăn, thân thấp. Cho biết các gen di truyền phân ly độc lập. Không lập sơ đồ lai hãy xác định tỉ lệ cây hạt vàng, trơn, thân cao và cây hạt vàng, nhăn, thân thấp được tạo ra khi lai hai cây đậu không thuần chủng cả ba cặp tính trạng trên với nhau.
Câu 3 (2.5 điểm):
Thế nào là cặp nhiễm sắc thể (NST) tương đồng? Cơ chế hình thành cặp NST tương đồng?
Theo dõi một tế bào của người (2n = 46) đang thực hiện nguyên phân liên tiếp nhiều lần. Biết trong một chu kỳ thời gian của kì trung gian kéo dài 3 phút, mỗi kì còn lại có thời gian bằng nhau và bằng 1.5 phút. Xác định số NST cùng trạng thái trong các tế bào tại phút theo dõi thứ 14 và thứ 25.
Câu 4 (2.5 điểm):
ARN được tổng hợp dựa trên những nguyên tắc nào?
Giải thích mối quan hệ: ADN (gen) à mARN à Prôtêin à Tính trạng
Hai đoạn ADN kí hiệu là I và II có cùng số lượng nuclêôtit như nhau nhưng đoạn ADN I có khả năng chịu nhiệt cao hơn đoạn ADN II. Hãy cho biết sự khác biệt về cấu trúc của hai đoạn ADN này?
Câu 5 (2.5 điểm): 
 Xét hai cặp nhiễm sắc thể (NST) không tương đồng
Cặp thứ nhất: Một NST nguồn gốc từ bố có các đoạn NST ABCDE, một NST có nguồn gốc từ mẹ có các đoạn NST abcde.
Cặp thứ hai: Một NST nguồn gốc từ bố có các đoạn NST FGHIK, một NST có nguồn gốc từ mẹ có các đoạn NST fghik.
Xuất hiện một giao tử BCDE FGHIK, đây là hiện tượng gì? Nếu các NST còn lại có cấu trúc không đổi, hãy viết các loại giao tử chưa xuất hiện.
Xuất hiện một giao tử ABCDE FIHGK, đây là hiện tượng gì? Nếu các NST còn lại có cấu trúc không đổi, hãy viết các loại giao tử chưa xuất hiện.
Câu 6 (2,0 điểm): 
	Vẽ sơ đồ và giải thích cơ chế phát sinh bệnh Đao?
Câu 7 (3,0 điểm): 
	Ở một tế bào, xét một cặp gen. Do đột biến xảy ra ở một cặp nuclêôtit của một trong hai gen đã làm cho cặp gen đồng hợp trở thành cặp gen dị hợp Bb. Gen B nhiều hơn gen b 1 liên kết hiđrô và có 17.5% ađênin. Phân tử prôtêin do gen B điều khiển tổng hợp gồm hai chuỗi pôlypéptít và có 796 axit amin.
Xác định dạng đột biến?
Tính số lượng từng loại nuclêôtit trong tế bào sau khi tế bào bị đột biến?
Câu 8 (3,0 điểm): 
	Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao là trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp. Cho lai các cây thân cao với các cây thân thấp thu được F1 75% cây thân cao :25% cây thân thấp. 
Xác định kiểu gen của P và lập sơ đồ lai minh họa.
Cho các cây ở F1 tự thụ phấn. Xác định kết quả phân ly kiểu hình ở F2?
----Hết----
Họ và tên thí sinh:......................................................., SBD:.....................
Chú ý: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG NĂM 2013 – 2014
Môn: SINH HỌC
(Hướng dẫn và biểu điểm chấm gồm 04 trang)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
2 đ
a)
Người ta tiếp máu bằng con đường tĩnh mạnh vì
- Tĩnh mạnh nằm ở bên ngoài dễ tìm, còn động mạch nằm sâu bên trong cơ khó tìm
- Thành tĩnh mạch mỏng dễ lấy ven khi tiếp máu, còn thành động mạch dày khó lấy ven khi tiếp máu
- Áp lực máu ở động mạnh lớn, huyết áp cao, còn áp lực máu ở tĩnh mạch nhỏ, huyết áp thấp nên khi truyền máu vào và rút kim ra dễ dàng
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
b)
- Quá trình trao đổi khí ở phổi và tế bào diễn ra theo cơ chế khuếch tán khí từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp
- Trao đổi khí ở phổi:
+ Nồng độ khí oxi trong phổi cao hơn trong mao mạch phổi nên oxi khuếch tán từ phổi vào mao mạch phổi
+ Nồng độ khí cacbonic trong mao mạch phổi cao hơn trong phổi nên cacbonic khuếch tán từ mao mạch phổi vào phổi
- Trao đổi khí ở tế bào:
+ Nồng độ khí oxi trong mao mạch máu cao hơn trong tế bào nên oxi khuếch tán từ mao mạch máu vào tế bào
+ Nồng độ khí cacbonic trong tế bào cao hơn trong mao mạch máu nên cacbonic khuếch tán từ tế bào vào mao mạch máu
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
Câu 2
2.5 đ
a)
- Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên một NST cùng phân ly trong quá trình phân bào
- Nguyên nhân của hiện tượng di truyền liên kết: Là do các cặp gen quy định các cặp tính trạng cùng nằm trên 1 NST tương đồng. Nói cách khác mỗi NST mang nhiều gen khác nhau và các gen trên 1 NST cùng phân li và cùng tổ hợp với nhau trong giảm phân tạo giao tử và trong thụ tinh tạo hợp tử.
0.5 đ
0.5 đ
b)
- Quy ước gen: Gen A: Hạt vàng, gen a: Hạt xanh
 Gen B: Hạt trơn , gen b: Hạt nhăn
 Gen D: Thân cao, gen d: Thân thấp
P Không thuần cả ba tính trạng à kiểu gen của P: AaBbDd
Tỉ lệ phân ly từng cặp tính trạng:
+ Aa x Aa à ¾ hạt vàng : ¼ hạt xanh
+ Bb x Bb à ¾ hạt trơn : ¼ hạt nhăn
+ Dd x Dd à ¾ thân cao : ¼ thân thấp
Tỉ lệ cây hạt vàng, trơn, thân cao ở F1 là:
 ¾ hạt vàng x ¾ hạt trơn x ¾ thân cao = 27/64
Tỉ lệ cây hạt vàng, nhăn, thân thấp ở F1 là:
 ¾ hạt vàng x ¼ hạt nhăn x ¼ thân thấp = 3/64
0.25 đ
0.25 đ
0.5 đ
0.25 đ
0.25 đ
Câu 3
2.5 đ
a)
 - Cặp NST tương đồng: là cặp NST đơn thuộc hai nguồn gốc có hình dạng, kích thước giống nhau , gen phân bố theo chiều dọc NST mỗi gen chiếm một vị trí nhất định , các cặp gen tương ứng có thể là đồng hợp hay dị hợp tử.
- Cơ chế hình thành cặp NST tương đồng:
 + Cơ chế nguyên phân: Gồm 5 kỳ cơ bản, kết thúc kỳ cuối mỗi tế bào chứa cặp NST tương đồng
 + Cơ chế thụ tinh: Tổ hợp của NST đơn bội của giao tử đực với giao tử cái trong thụ tinh tạo nên bộ NST lưỡng bội, bộ NST tồn tại thành từng cặp tương đồng.
0.5đ
0.25đ
0.25đ
b)
- Thời gian mỗi chu kỳ tế bào là: 3 + 1.5 x 4 = 9 phút
- Tại phút theo dõi thứ 14:
 Ta có: 14 phút = 9 phút + 3 phút + 1.5 phút + 0.5 phút
Tế bào đang ở kì giữa của lần nguyên phân thứ hai
Số NST cùng trạng thái trong các tế bào là: 2x46=92 NST kép
- Tại phút theo dõi thứ 25:
 Ta có: 25 phút = 9x2 phút + 3 phút + 1.5 phút + 1.5 phút+ 1 phút
Tế bào đang ở kì sau của lần nguyên phân thứ ba
Số NST cùng trạng thái trong các tế bào là: 22 x 46 x 2 = 368NST đơn
0.5đ
0.5đ
0.5đ
Câu 4
2.5 đ
a)
 ARN được tổng hợp dựa trên các nguyên tắc:
Nguyên tắc bổ sung
Nguyên tắc dựa trên khuôn mẫu
0.5 đ
0.5 đ
b)
 - Sơ đồ trên biểu thị mối quan hệ giữa gen và tính trạng
- Bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ:
+ Trình tự các nuclêôtit trong gen quy định trình tự các ribônuclêotit trong ARN, qua đó quy định trình tự các axit amin trong phân tử prôtêin.
+ Prôtêin tham gia vào thành phần cấu trúc và hoạt động sinh lý của tế bào qua đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.
0.5 đ
0.25 đ
0.25 đ
c)
- Do ADN I có khả năng chịu nhiệt cao hơn ADN II à ADN I có số liên kết hiđrô nhiều hơn ADN II à ADN I có số cặp G-X nhiều hơn ADN II (Vì ADN I và ADN II có cùng số nuclêôtit)
0.5đ
Câu 5
2.5 đ
a)
- Đây là hiện tượng đột biến cấu trúc NST dạng mất đoạn
- Các loại giao tử chưa xuất hiện:
 BCDE fghik
 abcde FGHIK 
 abcde fghik
0.5 đ
0.75 đ
b)
- Đây là hiện tượng đột biến cấu trúc NST dạng đảo đoạn
- Các loại giao tử chưa xuất hiện:
ABCDE fghik
abcde FIHGK
abcde fghik
0.5 đ 
0.75 đ
Câu 6
2.0 đ
- Sơ đồ cơ chế phát sinh bệnh Đao:
 P: (Bố hoặc mẹ): 2n x 2n (mẹ hoặc bố) 
	 GP: n (n + 1), (n – 1)
	 F1: (2n + 1) bệnh Đao
- Giải thích:
	Bệnh phát sinh do quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh không bình thường.
	+ Trong quá trình phát sinh giao tử, một bên bố (hoặc mẹ) giảm phân bình thường tạo ra các giao tử bình thường (n), một bên mẹ (hoặc bố) giảm phân không bình thường tạo ra các giao tử bất thường, một giao tử chứa cả 2 NST trong cặp NST số 21 (n +1), một giao tử không chứa NST nào trong cặp NST số 21 (n – 1).
	+ Trong quá trình thụ tinh, giao tử bình thường n kết hợp với giao tử không bình thường (n + 1) tạo ra hợp tử không bình thường chứa 3 NST trong cặp NST số 21, phát sinh thành bệnh Đao	
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
Câu 7
3.0 đ
a)
- Trường hợp 1: Nếu cặp gen ban đầu là BB bị đột biến thành cặp gen Bb 
à gen B bị đột biến thành gen b à Số liên kết hiđrô bị giảm 1 liên kết
Mà đột biến xảy ra ở một cặp nuclêôtit à đây là dạng đột biến thay thế cặp G-X bằng cặp A-T
- Trường hợp 2: Nếu cặp gen ban đầu là bb bị đột biến thành cặp gen Bb 
à gen b bị đột biến thành gen B à Số liên kết hiđrô bị tăng 1 liên kết
Mà đột biến xảy ra ở một cặp nuclêôtit à đây là dạng đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp G-X
0.5đ
0.5đ
b)
- Xét gen B:
Chuỗi polypeptit do gen B điều khiển tổng hợp có: 
 796 : 2 = 398 (axit amin)
Số lượng nuclêôtit của gen B là: (398 + 2) .3.2 = 2400 (nuclêôtit)
A = T = 17,5% . 2400 = 420 (nuclêôtit)
G = X = 2400/2 – 420 = 780 (nuclêôtit)
Xét gen b : Gen B bị đột biến thay cặp G-X bằng cặp A-T thành gen b
Số nuclêôtit từng loại của gen b là :
A = T = 420 + 1 = 421 (nuclêôtit)
G = X = 780 – 1 = 779 (nuclêôtit)
Số lượng từng loại nuclêôtit trong tế bào sau khi bị đột biến là :
A = T = AgenB + Agenb = 420 + 421 = 841 (nuclêôtit)
G = X = Ggen B + Ggenb = 780 + 779 = 1559 (nuclêôtit)
(Chú ý: Học sinh có cách giải khác vẫn cho điểm tối đa)
0.25đ
0.25đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
Câu 8
3.0 đ
a)
- Theo đề: P: Các cây thân cao (A-) x các cây thân thấp (aa) 
 àF1: 75% thân cao : 25% thân thấp
à Trong các cây thân cao P có cây có kiểu gen AA, có cây có kiểu gen Aa
Vậy để F1 thu được: 75% thân cao : 25% thân thấp thì P phải gồm hai phép lai với tỉ lệ từng phép lai như sau:
 50% (AA x aa) + 50% (Aa x aa)
- Sơ đồ lai:
 + Sơ đồ lai 1: P: AA(thân cao) x aa(thân thấp)
 GP: A	 a
 F1: 100%Aa(thân cao)
 + Sơ đồ lai 2: P: Aa(thân cao) x aa(thân thấp)
 GP: A , a	 a
 F1: KG: 1Aa : 1aa
 KH: 50% thân cao : 50% thân thấp
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
b)
- Từ phần a ta có tỉ lệ kiểu gen F1 là : 75% Aa : 25% aa
- Cho F1 tự thụ phấn ta có :
 75% (Aa x aa)à 75% (50%Aa: 50% aa)
 25% (aa x aa) à 25% . 100% aa
Vậy tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở con lai là : 
 37.5% Aa (thân cao) : 62.5% aa(thân thấp)
(Chú ý: Học sinh có cách giải khác vẫn cho điểm tối đa)
0.25 đ
0.5 đ
0.25 đ
----------Hết-------------

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_HSG_SINH_9_TT.doc