Đề thi thành lập đội tuyển học sinh giỏi lớp 9 thcs dự thi cấp tỉnh năm học: 2013- 2014 môn: lịch sử

doc 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1291Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thành lập đội tuyển học sinh giỏi lớp 9 thcs dự thi cấp tỉnh năm học: 2013- 2014 môn: lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thành lập đội tuyển học sinh giỏi lớp 9 thcs dự thi cấp tỉnh năm học: 2013- 2014 môn: lịch sử
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH THỦY
ĐỀ THI THÀNH LẬP ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS 
DỰ THI CẤP TỈNH NĂM HỌC: 2013- 2014
Môn: Lịch sử
Thời gian: 150 phút, không kể thời gian giao đề
Đề chính thức
(Đề thi có 01 trang)
I. Lịch sử thế giới:
Câu 1 (5 điểm): Bằng những hiểu biết lịch sử của mình, em hãy chứng minh nhận định sau: ''sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ vươn lên chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản''? Sau chiến tranh thế giới thứ hai, chính phủ Mĩ thực hiện đường lối đối ngoại như thế nào?
Câu 2 (5 điểm): Em hiểu thế nào là ''chiến tranh lạnh''? ''Chiến tranh lạnh'' diễn ra trong hoàn cảnh nào? Biểu hiện và những hậu quả của ''chiến tranh lạnh''? Vì sao nguyên thủ quốc gia của 2 cường quốc Liên Xô và Mĩ quyết định chấm dứt tình trạng ''chiến tranh lạnh''?
II. Lịch sử Việt Nam:
Câu 3 (5 điểm): Em có nhận xét gì về chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam? Hãy cho biết thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp và tầng lớp trong xã hội Việt Nam dưới ảnh hưởng của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp?
Câu 4 (2,5 điểm): Lập bảng so sánh để thấy sự giống và khác nhau giữa phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX với phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX theo các nội dung sau: tư tưởng, lãnh đạo, hình thức đấu tranh, mục đích đấu tranh?
Câu 5 (2,5 điểm): Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước trong hoàn cảnh nào? Các hoạt động của Nguyễn Tất Thành trong giai đoạn 1911- 1918 có tác dụng gì?
......Hết......
Họ và tên thí sinh:.............................................................SBD..................
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO 
 THANH THỦY
KÌ THI THÀNH LẬP ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS
DỰ THI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2013- 2014
Môn: Lịch sử
Đề chính thức
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu
Nội dung cơ bản cần trình bày
Điểm
Câu 1
(5điểm)
* Chứng minh nhận định sau: ''sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ vươn lên chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản''? 
Trong những năm 1945- 1950, nước Mĩ chiếm hơn 1/2 sản lượng công nghiệp toàn thế giới (56,47%- 1948).
0,5
Sản lượng nông nghiệp của Mĩ gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của 5 nước: Anh, Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a, Nhật cộng lại.
0,5
Nước Mĩ nắm trong tay 3/4 trữ lượng vàng của thế giới (24,6 tỉ USD). khoảng 50 % lượng tàu thuyền đi lại trên thế giới là của Mĩ.
0,5
Mĩ là chủ nợ duy nhất trên thế giới.
0,25
Về quân sự: Mĩ có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới tư bản, độc quyền về vũ khí nguyên tử.
0,5
*Sau chiến tranh thế giới thứ hai, chính phủ Mĩ thực hiện đường lối đối ngoại như thế nào?
Với sức mạnh quân sự, kinh tế to lớn, sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đề ra ''chiến lược toàn cầu'' nhằm chống phá các nước XHCN, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc và thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới.
0,75
Mĩ viện trợ để lôi kéo, khống chế các nước nhận viện trợ, gây chiến tranh xâm lược, lập các khối quân sự....tuy đã thực hiện được 1 số mưu đồ nhưng Mĩ đã vấp phải nhiều thất bại nặng nề...
1,0
Dựa vào sự tăng trưởng kinh tế (1991-2000), sự lớn mạnh về kinh tế, khoa học kĩ thuật, quân sự....giới cầm quyền Mĩ ráo riết thi hành chính sách, biện pháp để xác lập trật tự thế giới ''đơn cực'' do Mĩ chi phối và khống chế. Nhưng giữa tham vọng to lớn và khả năng thực tế của Mĩ vẫn có nhiều khoảng cách.
1,0
Câu 2
(5điểm)
''Chiến tranh lạnh''
Khái niệm: ''chiến tranh lạnh'' là chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước XHCN
0,5
Hoàn cảnh: Sau chiến tranh thế giới thứ hai không lâu, Liên Xô và Mĩ nhanh chóng chuyển từ liên minh chống Phát Xít sang mâu thuẫn, đối đầu gay gắt mà đỉnh điểm là ''chiến tranh lạnh'' giữa 2 phe: TBCN và XHCN kéo dài phần lớn nửa sau thế kỉ XX.
0,5
Biểu hiện:
+ Mĩ và các nước đế quốc ráo riết chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách quân sự, thành lập các khối quân sự cùng các căn cứ quân sự bao quanh Liên Xô và các nước XHCN, tiến hành chiến tranh đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, gây chiến tranh cục bộ, lập các khối quân sự: SEATO, NATO....
0,5
+ Trước tình hình đó Liên Xô và các nước XHCN phải tăng ngân sách quốc phòng, củng cố khả năng phòng thủ của mình.
0,25
Hậu quả:
+ Chiến tranh lạnh mang lại những hậu quả hết sức nặng nề: thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới mới.
0,5
+ Tuy ở trong thời kì hòa bình nhưng các cường quốc phải chi 1 khối lượng khổng lồ tiền của để xây dựng các căn cứ quân sự, sản xuất vũ khí hủy diệt
0,5
+ Trong khi đó loài người vẫn phải chịu bao khó khăn do đói nghèo, dịch bệnh, thiên tai... nhất là ở châu Phi, Châu Á.
0,5
Nguyên nhân chấm dứt chiến tranh lạnh:
Tháng 12 năm 1989 tổng thống Mĩ Bu-sơ và tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Xô Goóc-ba-chốp đã tuyên bố chấm dứt tình trạng ''chiến tranh lạnh'' vì:
0,5
Hai nước trải qua hơn 40 năm chạy đua vũ trang quá tốn kém...sức mạnh 1 số mặt suy giảm...
0,5
Kinh tế Liên Xô và Mĩ bị cạnh tranh bởi Nhật Bản và Tây Âu
0,25
Kinh tế của Liên Xô và Mĩ suy giảm, Liên Xô khủng hoảng....chấm dứt đối đầu để tập trung phát triển nếu không sẽ tụt hậu.
0,5
Câu 3
(5điểm)
Nhận xét về chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam: 
Về cơ bản chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp không thay đổi so với lần thứ nhất: hạn chế sự phát triển của công nghiệp...
0,5
Tăng cường thủ đoạn vơ vét, bóc lột tiền của của nhân dân ta....làm giàu cho tư bản Pháp.
0,5
Kinh tế có chuyển biến nhưng vẫn là kinh tế lạc hậu phụ thuộc chặt chẽ vào thực dân Pháp.
0,5
Chính sách khai thác thuộc địa lần 2 của thực dân Pháp tác động mạnh mẽ không chỉ đến kinh tế mà còn đến xã hội Việt Nam, làm cho xã hội Việt Nam phân hóa sâu sắc hơn, nhiều giai cấp và tầng lớp mới ra đời, các mâu thuẫn trong xã hội (mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn dân chủ) ngày càng nặng nề
0,5
Thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp và tầng lớp trong xã hội Việt Nam dưới ảnh hưởng của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp:
* Giai cấp địa chủ phong kiến: cấu kết chặt chẽ và làm tay sai cho thực dân Pháp. Một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước
0,5
* Giai cấp nông dân: bị bóc lột và bần cùng hóa, có tinh thần yêu nước, đây là lực lượng hăng hái và đông đảo của cách mạng.
0,5
* Giai cấp tư sản: tư sản mại bản làm tay sai cho Pháp, tư sản dân tộc ít nhiều có tinh thần dân tộc dân chủ chống đế quốc và phong kiến nhưng dễ giao động, thỏa hiệp.
0,5
* Tầng lớp tiểu tư sản: trí thức, học sinh, sinh viên có điều kiện tiếp xúc với trào lưu tư tưởng văn hóa tiến bộ bên ngoài nên có tinh thần hăng hái cách mạng và là 1 lực lượng của cách mạng dân tộc dân chủ nước ta.
0,5
* Giai cấp công nhân Việt Nam: 
ra đời muộn nhưng tăng nhanh về số lượng và chất lượng sau chiến tranh, xuất thân từ nông dân nên có quan hệ tự nhiên gắn bó mật thiết với nông dân. 
Họ chịu ba tầng áp bức bóc lột nặng nề của thực dân, phong kiến và tư sản người Việt. 
Kế thừa truyền thống yêu nước...Sống tập chung...
Họ là đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ nhất trong xã hội...
Với những đặc điểm trên, giai cấp công nhân nhanh chóng vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
1,0
Câu 4 
(2,5điểm)
Lập bảng so sánh để thấy sự giống và khác nhau giữa phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX với phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX theo các nội dung sau: tư tưởng, lãnh đạo, hình thức đấu tranh, mục đích đấu tranh?
0,5
0,5
0,5
0,5
Nội dung
Phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX
Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX
Tư tưởng
Theo tư tưởng phong kiến: ''trung quân ái quốc''
Theo tư tưởng dân chủ tư 
sản.
Lãnh đạo
Văn thân, sĩ phu nho học và 1 số ít nông dân
Chủ yếu là các nhà nho đã tư sản hóa: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh
Hình thức đấu tranh
Bạo động vũ trang
Bạo động vũ trang, cải cách xã hội
Mục đích
Đánh đuổi thực dân Pháp, xây dựng chế độ phong kiến có chủ quyền
Đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập, lật đổ chế độ phong kiến, lập nền quân chủ lập hiến hoặc nền cộng hòa
- Sự giống nhau giữa phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX và phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX là: Chung mục đích đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục lại nền độc lập của dân tộc. Đều do tầng lớp trí thức Nho học lãnh đạo, đều sử dụng phương pháp bạo động vũ trang nhưng cuối cùng đều bị thất bại.
0,5
Câu 5 (2,5điểm)
Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước trong hoàn cảnh nào? 
- Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19/05/ 1890 tại Nam Đàn- Nghệ An trong 1 gia đình trí thức nho học yêu nước.....
0,5
- Người sinh ra trong cảnh nước nhà bị rơi vào tay thực dân Pháp, các phong trào yêu nước chống Pháp diễn ra sôi nổi nhưng cuối cùng đều thất bại....
0,5
- Tuy khâm phục Phan Bội Châu, Hoàng Hoa Thám.. nhưng Người không tán thành con đường cứu nước của họ. Bởi vậy Người quyết tâm ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc....
0,5
- 5/ 6/ 1911, Người lên làm phụ bếp cho tàu đô đốc La-tu-sơ Tơ- rê-vin, bắt đầu hành trình tìm đường cứu nước của mình....
0,5
* Tác dụng: tuy những hoạt động của Người mới là bước đầu nhưng là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
0,5
........Hết.......
Lưu ý: chỉ cho điểm khá, giỏi với những bài làm trình bày đúng, đủ kiến thức, bố cục mạch lạc, không trình bày kiểu gạch đầu dòng. Có thể cho điểm khuyến khích với những bài làm học sinh diễn đạt hay, có mở rộng kiến thức nhưng không quá 0,25 điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_hoc_sinh_gioi_su_9_tt.doc