PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH THUỶ ĐỀ THI THÀNH LẬP ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS DỰ THI Đề chính thức CẤP TỈNH NĂM HỌC: 2013-2014 Môn: Địa lý Thời gian 150 phút, không kể thời gian giao đề. Đề thi có: 01 trang Câu 1 (3,0 điểm) a) Nêu đặc điểm chung của địa hình Việt Nam. Nêu giá trị kinh tế của khu vực địa hình đồi núi nước ta. b) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam hãy so sánh sự khác nhau về chế độ nước của sông Hồng (trạm Hà Nội) và sông Mê Công (trạm Mĩ Thuận - trạm Cần Thơ). Câu 2 (2,0 điểm) Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta? Để nâng cao chất lượng nguồn lao động cần có những giải pháp gì? Câu 3 (5,0 điểm) Dựa vào At lat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a) Kể tên các nhà máy thủy điện, nhiệt điện có công suất trên 1000 MW. Cho biết ngành công nghiệp điện của nước ta phát triển dựa trên những thế mạnh nào? b) Nhận xét tình hình phát triển ngành du lịch ở nước ta giai đoạn 1995-2007 và giải thích. c) Nhận xét cơ cấu giá trị hàng xuất-nhập khẩu của nước ta năm 2007. Tại sao nước ta buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực châu Á-Thái Bình Dương? Câu 4 (5,0 điểm) a) Việc phát triển nghề rừng theo hướng nông-lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa gì? b) Vụ đông có vai trò như thế nào trong sản xuất lương thực thực phẩm ở Đồng bằng sông Hồng. Giải thích tại sao Đồng bằng sông Hồng có năng suất lúa cao nhất cả nước? c) Nêu thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp ở vùng Bắc Trung Bộ. Câu 5 (5,0 điểm) Cho bảng số liệu sau: SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA Năm 2005 2007 2009 2010 Sản lượng (nghìn tấn) 3467 4200 4870 5128 - Khai thác 1988 2075 2280 2421 - Nuôi trồng 1479 2125 2590 2707 Giá trị sản xuất (tỉ đồng, giá so sánh 1994) 38784 47014 53654 56966 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2010, NXB Thống kê, 2011) a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản của nước ta giai đoạn 2005-2010. b) Nhận xét tình hình phát triển của ngành thủy sản từ biểu đồ đã vẽ và giải thích. ..........Hết.......... Họ và tên thí sinh:.................................................................SBD:.......................... Thí sinh được phép sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXB Giáo dục phát hành (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!) Híng dÉn chÊm thi THÀNH LẬP ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS DỰ THI CẤP TỈNH NĂM HỌC: 2013-2014 M«n: §Þa lý CÂU NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1 (3,0 điểm) a) Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam. Giá trị kinh tế của khu vực địa hình đồi núi nước ta. 1,75 Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam: - Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam. 0,25 - Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau. 0.25 - Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm và chịu tác động mạnh mẽ của con người. 0,25 Giá trị kinh tế của khu vực địa hình đồi núi nước ta: - Tập trung nhiều khoáng sản là nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp. 0,25 - Rừng và đất trồng tạo cơ sở phát triển lâm - nông nghiệp nhiệt đới. Hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc (nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới). 0,5 - Phát triển thuỷ điện, du lịch. 0,25 b) So sánh sự khác nhau về chế độ nước của sông Hồng (trạm Hà Nội) và sông Mê Công (trạm Mĩ Thuận - trạm Cần Thơ): 1,25 - Lưu lượng nước sông Mê Công lớn hơn rất nhiều so với lưu lượng nước sông Hồng: 0,25 + Sông Mê Công có 5 tháng lưu lượng nước trên 20000 m3/s, 3 tháng lưu lượng nước trên 10000 m3/s, không có tháng nào lưu lượng nước dưới 1000 m3/s. 0,25 + Sông Hồng không có tháng nào lưu lượng nước trên 10000 m3/s, có 2 tháng lưu lượng nước trên 5000 m3/s, có 3 tháng lưu lượng nước dưới 1000 m3/s. 0,25 - Sông Mê Công có mùa lũ kéo dài hơn so với sông Hồng: 0,25 + Mùa lũ của sông Mê Công kéo dài 6 tháng. + Mùa lũ của sông Hồng kéo dài 5 tháng. 0,25 Câu 2 (2,0 điểm) Giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta vì: 1,25 - Nước ta có nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế nước ta chưa phát triển đã tạo ra sức ép rất lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm. 0,25 - Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm còn nhiều: + Năm 2005, tính trung bình cả nước, tỉ lệ thất nghiệp là 2,1 %, tỉ lệ thiếu việc làm là 8,1%. 0,25 + Khu vực nông thôn, do đặc điểm mùa vụ của sản xuất nông nghiệp và sự phát triển ngành nghề ở nông thôn còn hạn chế nên tình trạng thiếu việc làm là nét đặc trưng. Năm 2005, tỉ lệ thiếu việc làm là 9,3 %, thất nghiệp là 1,1 %. 0,25 + Khu vực thành thị, tỉ lệ thất nghiệp tương đối cao. Năm 2005, tỉ lệ thất nghiệp là 5,3%, tỉ lệ thiếu việc làm là 4,5%. 0,25 - Hàng năm nước ta có trên 1 triệu lao động cần phải giải quyết việc làm, trong điều kiện nền kinh tế nước ta chưa phát triển thì giải quyết việc làm còn gặp nhiều khó khăn. 0,25 Giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn lao động: 0,75 - Tăng cường đầu tư cho giáo dục-đào tạo. 0,25 - Mở rộng, đa dạng hoá các loại hình đào tạo ngành nghề cho người lao động. 0,25 - Đẩy mạnh hợp tác lao động với nước ngoài. 0,25 Câu 3 (5,0 điểm) a) Kể tên các nhà máy thủy điện, nhiệt điện có công suất trên 1000 MW. Thế mạnh phát triển ngành công nghiệp điện của nước ta. 1,5 Tên các nhà máy thủy điện, nhiệt điện có công suất trên 1000 MW: - Thủy điện: Hòa Bình. - Nhiệt điện: Phả Lại, Phú Mĩ, Cà Mau. 0,5 Thế mạnh phát triển ngành công nghiệp điện: - Nguồn nhiên liệu phong phú: than, dầu mỏ, khí đốt, nguồn thuỷ năng và các nguồn năng lượng khác (gió, thuỷ triều, năng lượng Mặt Trời,...). 0,25 - Thị trường tiêu thụ rộng lớn với nhu cầu ngày càng tăng. 0,25 - Chính sách đầu tư phát triển của Nhà nước: điện phải đi trước một bước so với các ngành kinh tế khác. 0,25 - Các điều kiện khác: cơ sở vật chất kĩ thuật ngày càng được tăng cường, thu hút vốn đầu tư,... 0,25 b) Nhận xét và giải thích tình hình phát triển ngành du lịch ở nước ta. 2,0 Nhận xét: Giai đoạn 1995-2007: + Lượng khách du lịch tăng nhanh, tăng 16,4 triệu lượt người. Trong đó: khách quốc tế tăng 2,8 triệu lượt người, khách nội địa tăng 13,6 triệu lượt người. 0,5 + Doanh thu du lịch tăng nhanh, tăng 48 nghìn tỉ đồng. 0,25 Giải thích: Ngành du lịch nước ta phát triển do: - Chính sách phát triển du lịch của Nhà nước: mở cửa, hội nhập vào nền kinh tế thế giới, khuyến khích khách du lịch quốc tế,... 0,25 - Nước ta có tài nguyên du lịch phong phú: tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn, các di sản thế giới. 0,25 - Mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu du lịch tăng mạnh. 0,25 - Cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng được chú trọng phát triển. 0,25 - Các nguyên nhân khác: lao động trong ngành du lịch tăng về số lượng và chất lượng, tình hình chính trị - xã hội ổn định, thu hút vốn đầu tư,... 0,25 c) Nhận xét cơ cấu giá trị hàng xuất-nhập khẩu của nước ta năm 2007. Nguyên nhân nước ta buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực châu Á-Thái Bình Dương. 1,5 Nhận xét cơ cấu giá trị hàng xuất-nhập khẩu của nước ta năm 2007. - Cơ cấu giá trị hàng xuất khẩu: + Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất (42,6%). Nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm tỉ trọng xuất khẩu khá lớn (34,3%). Nhóm hàng nông, lâm sản, thuỷ sản chiếm tỉ trọng nhỏ nhất (23,1%). 0,25 - Cơ cấu giá trị hàng nhập khẩu: + Nhóm hàng máy móc, thiết bị, phụ tùng và nguyên, nhiên, vật liệu chiếm tỉ trọng lớn (92,6%). Nhóm hàng tiêu dùng chiếm tỉ trọng nhỏ (7,4%). 0,25 Nước ta buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực châu Á-Thái Bình Dương vì: - Có vị trí gần nước ta, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá. 0,25 - Là khu vực đông dân và có tốc độ phát triển kinh tế nhanh. 0,25 - Mối quan hệ có tính truyền thống nên hàng hóa nước ta dễ xâm nhập thị trường. 0,25 - Tiêu chuẩn hàng hoá chưa cao, phù hợp với trình độ sản xuất của nước ta. 0,25 Câu 4 (5,0 điểm) a) Ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông-lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ: 1,75 - Tăng diện tích rừng, tăng độ che phủ rừng. 0,25 - Chống lũ quét, chống xói mòn đất, cải thiện điều kiện sinh thuỷ cho các dòng sông,... 0,5 - Duy trì và tăng thêm nguồn lâm sản là cơ sở nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất giấy, chế biến gỗ,...ổn định hơn. 0,25 - Điều tiết nước cho các hồ thuỷ điện, thuỷ lợi. 0,25 - Tạo việc làm, góp phần sử dụng nguồn lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp, tăng thu nhập cho người dân, cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc ít người. 0,5 b) Vai trò của vụ đông trong sản xuất lương thực thực phẩm ở Đông bằng sông Hồng. Giải thích Đồng bằng sông Hồng có năng suất lúa cao nhất cả nước. 1,75 Vai trò của vụ đông trong sản xuất lương thực thực phẩm ở Đông bằng sông Hồng: - Góp phần đa dạng cơ cấu cây trồng trong vụ đông, đem lại lợi ích kinh tế cao. 0,5 - Góp phần tăng thêm giá trị sản xuất lương thực thực phẩm của Đồng bằng sông Hồng, cung cấp lương thực thực phẩm cho dân số đông, cho xuất khẩu,... 0,5 - Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống người dân. 0,25 Đồng bằng sông Hồng có năng suất lúa cao nhất cả nước vì: - Là vùng trồng lúa nước lâu đời hơn, có trình độ thâm canh cao, có cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển. 0,5 c) Thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp ở vùng Bắc Trung Bộ. 1,5 - Vùng núi, gò đồi phía Tây: + Trồng cây công nghiệp lâu năm. 0,25 + Chăn nuôi gia súc lớn. 0,25 + Trồng rừng, phát triển các vùng nông-lâm kết hợp. 0,25 - Vùng đồng bằng: + Trồng cây công nghiệp hàng năm. 0,25 + Trồng cây lương thực. 0,25 - Vùng ven biển và không gian biển-đảo: + Phát triển nghề nuôi trồng, đánh bắt thuỷ, hải sản. 0,25 Câu 5 (5,0 điểm) a) Vẽ biểu đồ: Yêu cầu: + Vẽ biểu đồ kết hợp (cột chồng kết hợp đường), các dạng biểu đồ khác không cho điểm. + Chính xác, ghi đầy đủ số liệu, có chú giải, tên biểu đồ. (Sai mỗi yếu tố trừ 0,25 điểm) 2,5 b) Nhận xét và giải thích: 2,5 * Nhận xét: Giai đoạn 2005-2010: - Sản lượng thuỷ sản tăng nhanh, tăng 1,48 lần (1661 nghìn tấn). 0,25 - Trong đó, sản lượng thuỷ sản khai thác tăng 1,22 lần (433 nghìn tấn), sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng 1,83 lần (1228 nghìn tấn). 0,5 - Tốc độ tăng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng nhanh hơn tốc độ tăng sản lượng thuỷ sản khai thác. 0,25 - Năm 2005, sản lượng thuỷ sản khai thác lớn hơn sản lượng thuỷ sản nuôi trồng. Nhưng từ năm 2007, sản lượng nuôi trồng đã vượt lên trên sản lượng khai thác. 0,25 - Giá trị sản xuất thuỷ sản tăng nhanh, tăng 1,47 lần (18182 tỉ đồng). 0,25 * Giải thích: - Nguyên nhân chủ yếu làm tăng sản lượng thuỷ sản và giá trị sản xuất thuỷ sản là do nước ta mở rộng thị trường. Ngoài ra, do một vài nguyên nhân khác về tự nhiên (nguồn hải sản phong phú, nhiều ngư trường trọng điểm,...), về kinh tế - xã hội (chính sách phát triển thủy sản, công nghiệp chế biến phát triển,...). 0,5 - Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng có tốc độ tăng nhanh hơn sản lượng thuỷ sản khai thác là do nuôi trồng chủ động được về sản lượng và chất lượng sản phẩm để phục vụ nhu cầu của thị trường. Trong khi đó khai thác gặp một số khó khăn về phương tiện, nguồn lợi hải sản ven bờ suy giảm,... 0,5 Tổng điểm toàn bài (câu 1 + câu 2 + câu 3 + câu 4 + câu 5) 20,0 * Lưu ý: - Giám khảo cần vận dụng linh hoạt khi chấm để đánh giá đúng bài làm của học sinh. - Thí sinh làm cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa.
Tài liệu đính kèm: