Đề thi Phần một: Giới thiệu chung về thế giới sống

docx 36 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 4537Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi Phần một: Giới thiệu chung về thế giới sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi Phần một: Giới thiệu chung về thế giới sống
 Phần một: Giới thiệu chung về thế giới sống
Phân biệt đặc điểm sinh học của 5 giới sinh vật:
Đặc giới
điểm
Giới
 Khởi sinh (Monera)
Giới
Nguyên sinh (Protista)
Giới 
Nấm
 (Fungi)
Giới 
Thực vật (Plantae)
Giới 
Động vật (Animalia)
Đặc điểm cấu tạo
- Tế bào nhân sơ
- Đơn bào
- Tế bào nhân thực
- Đơn bào, đa bào
- Tế bào nhân thực
- Đa bào phức tạp
-Tế bào nhân thực
-Đa bào phức tạp
- Tế bào nhân thực
- Đa bào phức tạp
Đặc điểm dinh dưỡng
- Dị dưỡng
- Tự dưỡng
- Dị dưỡng
- Tự dưỡng
- Dị dưỡng hoại sinh
- Sống cố định
- Tự dưỡng quang hợp
- Sống cố định
- Dị dưỡng
-Sống chuyển động
Các nhóm điển hình
Vi khuẩn
Động vật đơn bào, tảo, nấm nhầy
Nấm
Thực vật
Động vật
Nêu các đặc điểm nổi trội đặc trưng cho thế giới sống? Trong đó đặc điểm nào là quyết định nhất? Vì sao?
 Các đặc điểm nổi trội: trao đổi chất và năng lượng (chuyển hóa năng lượng), sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, khả năng tự điều chỉnh, khả năng tiến hóa thích nghi với môi trường và tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
 Trong đó, các đặc tính quyết định nhất của cơ thể sống là: khả năng tự điều chỉnh. Vì nó đảm bảo tính bền vững và ổn định tương đối của hệ thống sống.
3. Chứng minh rằng:
a. Tế baò là đơn vị cấu trúc cơ bản của cơ thể sinh vật.
b. Tế bào là đơn vi chức năng của của cơ thể sống.
Vì tế bào tuy nhỏ, nhưng thể hiện đầy đủ chức năng, đặc trưng cơ bản của cơ thể sống như trao đổi chất, sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng và di truyền. 
Mọi hoạt động nêu trên đều diễn ra ở mức tế bào.
a. Đơn vị cấu tạo:
Cơ thể được cấu tạo từ hệ cơ quan
Hệ cơ quan là tập hợp các cơ quan
Cơ quan được cấu tạo từ mô
Mô là tập hợp các tế bào chuyên hóa có cùng chức năng
b. Đơn vị chức năng :
Tế bào có thể thực hiện tất cả các chức năng của thể sống như : sinh trưởng, phát triển, lớn lên, phân chia, sinh sản, trao đổi chất
Vì vậy tế bào là đơn vị cấu tạo và chức năng của cơ thể.
4. Nêu nguyên tắc đặt tên loài và cho biết vị trí của loài người trong hệ thống phân loại ?
* Nguyên tắc đặt tên loài:Dùng tên kép (theo tiếng latinh), tên thứ nhất là tên chi (viết hoa), tên thứ hai là tên loài (viết thường)
* Vị trí loài người trong hệ thống phân loại:
Loài người – Chi người (Homo) – Họ người (Homonidae) – Bộ linh trưởng (Primates) – Lớp thú (Mammania) – Ngành động vật có dây sống (Chordata) – Giới động vật (Animalia).
5. Người ta cho chuối chín vào ngăn đá tủ lạnh để nó đông cứng lại, sau đó lấy ra để tan hết đá thấy quả chuối mềm hơn rất nhiều so với lúc chưa để vào tủ lạnh. Hãy giải thích ?
- Quả chuối chin khi chưa cho vào tủ lạnh, các tế bào chưa bị vỡ liên kết với nhau tạo độ cứng nhất định 
- Khi đưa quả chuối vào ngăn đá tủ lạnh, nước trong tế bào quả chuối đông thành đá → tế bào bị vỡ → khi đá tan tế bào đã vỡ không còn liên kết với nhau như ban đầu nữa → quả chuối sẽ mềm hơn.
6.a. Hãy nêu các cấp tổ chức chính của thế giới sống theo thứ tự từ thấp đến cao. Cấp độ tổ chức nào bao gồm cả sinh vật và yếu tố vô sinh ?
b. Trong giới thực vật, ngành nào có sự đa dạng nhất về cá thể và loài ? Tại sao ?
a. - Các cấp tổ chức chính của thế giới sống theo thứ tự từ thấp đến cao là: tế bào, cơ thể, quần thể - loài, quần xã, hệ sinh thái và sinh quyển.
- Cấp tổ chức bao gồm cả sinh vật và yếu tố vô sinh là: hệ sinh thái và sinh quyển.
b. Ngành thực vật hạt kín có sự đa dạng nhất về cá thể loài. Giải thích: Do chúng có hệ mạch rất phát triển, phương thức sinh sản đa dạng và hiệu quả hơn (thụ phấn nhờ gió, côn trùng, thụ tinh kép, tạo hạt kín có quả bảo vệ và dễ phát tán, có khả năng sinh sản sinh dưỡng), tạo điều kiện sống khác nhau tạo đa dạng nhất về cá thể và loài.
Phần hai: Sinh học tế bào
Chương I: Thành phần hóa học của tế bào
1. Trình bày chức năng của cacbonhidrat, lipit và protein trong tế bào và cơ thể
Cacbonhidrat:
+ Là nguồn cung cấp, dự trữ năng lượng.
+ Là thành phần xây dựng nên nhiều bộ phận của tế bào.
Lipit:
+ Cấu trúc nên hệ thống màng sinh học.
+ Là nguồn dự trữ năng lượng, dự trữ nước và tham gia vào nhiều chức năng sinh học khác.
Protein:
+Vai trò cốt lõi của nhân, của mọi bào quan, đặc biệt là hệ màng sinh học có tính chọn lọc cao.
+ Enzim (có bản chất là protein) đóng vai trò xúc tác cho các phản ứng sinh học.
+ Một số protein có chức năng vận chuyển các chất trong cơ thể.
+ Các kháng thể (có bản chất là protein) có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
+ Các hoocmon (phần lớn là protein) có chức năng điều hòa quá trình trao đổi chất trong tế bào và trong cơ thể.
+ Nhiều loại protein tham gia vào chức năng vận động của tế bào và cơ thể.
+ Dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.
+ Một số protein có vai trò là giá đỡ, thụ thể...
+ Sự đa dạng của cơ thể sống do tính đặc thù và tính đa dạng của protein quyết định.
2. Tinh bột, xenlulozo, photpholipit và protein là các đại phân tử sinh học.
a. Chất nào trong các tế bào kể trên không phải polime?
b. Chất nào không tìm thấy trong lục lạp?
c. Nêu công thức cấu tạo, tính chất và vai trò của xenlulozo.
 d. Kể tên 3 loại bào quan có chứa axit nucleic trong tế bào động vật. Phân biệt axit nucleic của 3 bào quan đó.
a. Chất không phải polime: photpholipit.
b. Chất không tìm thấy trong lục lạp: xenlulozo.
c. Xenlulozo:
- Công thức cấu tạo C6H10O5 . Được cấu tạo từ hàng nghìn gốc β – d glucozo lien kết với nhau bằng liên kết β 1,4 glucozit tạo nên cấu trúc mạch thẳng rất bền vững, không bị thủy phân.
- Vai trò: 
 + Thực vật: Tạo nên thành tế bào.
 + Con người và động vật:
 ● Động vật nhai lại: Là nguồn cung cấp năng lượng.
 ● Động vật khác và con người: Không tổng hợp được enzim để phân giải xenlulozo nhưng xenlulozo có tác dụng điều hòa hệ thống tiêu hóa, làm giảm hàm lượng mỡ, giảm cholesterol trong máu, tăng cường đào thải các chất bã ra khỏi cơ thể.
d. 3 bào quan chứa axit nucleic: ti thể, riboxom, nhân
Khác nhau:
Trong riboxom: ARN – mạch đơn, xoắn
Trong ti thể: ADN – mạch kép, dạng vòng, trần (không liên kết với protein.
Trong nhân: ADN – xoắn kép, thẳng, liên kết với protein.
3. Phân biệt các bậc cấu trúc không gian của protein:
 Protein có cấu trúc không gian 4 bậc. Bậc 1 là chuỗi polipeptit mạch thẳng, bậc 2 là cấu trúc xoắn α gấp β, bậc 3 là cấu trúc xoắn theo không gian 3 chiều, bậc 4 do nhiều chuỗi polipeptit có cấu trúc bậc 3 tạo nên.
4. Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa cacbonhidrat và lipit? 
Cacbonhidrat
Lipit
Cấu trúc 
Đa phân
C:H:O theo tỷ lệ 1:2:1
Không theo đa phân
C:H:O không theo tỉ lệ nhất định
Tính chất
Đường đơn, đường đôi dễ tan trong nước, dễ phân hủy hơn
Không tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ, khó phân hủy hơn
Vai trò
Đường đơn: cung cấp năng lượng.
Đường đôi: cung cấp năng lượng, vận chuyển
Đường đa: Dự trữ năng lượng, tham gia cấu trúc tế bào, kết hợp với protein.
Tham gia cấu trúc nên màng sinh học, là thành phần của hoocmon, vitamin.
Dự trữ năng lượng và nước cho tế bào
5. Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa ADN và ARN.
* Về cấu trúc
ADN
ARN
Cấu trúc gồm 2 mạch đơn
Cấu trúc gồm 1 mạch đơn
Đường deoxyribo C5H10O4
Đường ribo C5H10O5
Có bazonito loại Timin không có bazonito Uraxin
Có bazonito loại Uraxin không có bazonito Timin
Có kích thước và khối lượng lớn hơn ARN 
Có kích thước và khối lượng nhỏ hơn ADN
*Về chức năng
- ADN: Lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
- ARN:
 + mARN: truyền đạt thông tin di truyền từ ADN ở trong nhân tế bào đến riboxom trong tế bào chất.
 + tARN: Vận chuyển axit amin và là người dịch mã
 + rARN: Cùng với protein cấu tạo nên riboxom.
6. Hãy gỉai thích tại sao ADN của các sinh vật có nhân thường bền vững hơn nhiều so với ARN ? 
* ADN bền vững hơn ARN vì:
- ADN thường nằm trong nhân tế bào, còn ARN thì nằm trong tế bào chất dễ bị ảnh hưởng hơn.
- ADN có liên kết chặt chẽ vì ADN gồm 2 mạch các nu nằm đối diện nhau trên hai mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro, G lien kết với X bằng 3 liên kết hidro. Liên kết hidro là liên kết yếu nhưng số lượng lien kết hidro trên ADN lớn nên phân tử ADN rất bền vững. ARN không có hoặc chỉ có tại những đoạn nhất định.
- ADN liên kết với histon tạo thành cấu trúc NST cuộn xoắn bền chặt, ARN thường tồn tại độc lập.
7. Trong tế bào có các đại phân tử sinh học: Lipit, ADN và protein. Cho biết những phân tử nào có liên kết hidro ? Vai trò của liên kết hidro trong các phân tử đó ?
* Những phân tử có liên kết hidro: ADN và protein
* Vai trò của liên kết hidro trong liên kết các phân tử:
- ADN: Các nucleotit giữa hai mạch đơn liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung tạo cấu trúc không gian của ADN.
- Protein: Tham gia cấu trúc không gian của protein.
8. Nêu sự khác nhau cơ bản của cacbonhidrat, lipit, protein, axit nucleic trong bảng:
Các chất 
Nguyên tắc đa phân(xác nhận bằng dấu + hoặc -)
Đơn phân hoặc thành phần hóa học cơ bản
Liên kết nối các đơn phân hoặc thành phần hóa học
Cacbonhidrat
+
Đường đơn (glucozo, fructozo, galactozo)
Glicozit
Lipit
-
Glixerol và axit béo
Este
Protein
+
Axit amin
Peptit
Axit nucleic
+
Nucleotit hoặc ribonucleotit
Photphodieste
9. Vì sao nước đá nổi trong nước thường ?
- Sự hấp dẫn tĩnh điện giữa các phân tử nước tạo mối liên kết yếu H2. Liên kết này mạnh nhất khi nó nằm trên đường thẳng qua trục O-H của phân tử nước bên cạnh và yếu hơn khi nó lệch trục O-H.
- Ở nước đá liên kết H2 bền vững, mật độ phân tử ít, khoảng trống giữa các phân tử lớn.
- Ở nước thường liên kết H2 yếu, mật độ phân tử lớn, khoảng trống giữa các phân tử nhỏ. Vậy nước đá có cấu trúc thưa hơn nên nó nổi trên nước thường.
Chương II: Cấu trúc của tế bào
So sánh hai loại bào quan có khả năng tổng hợp ATP trong tế bào
Giống nhau:
Màng kép.
Có riboxom, ADN, có khả năng tổng hợp protein riêng.
Có khả năng tạo ra ATP.
Khác nhau:
Ti thể
Lục lạp
- Màng trong gấp nếp
- Chuỗi chuyền điện tử nằm ở màng trong ti thể
- Không chứa sắc tố quang hợp
- Có cả ở thực vật và động vật
- Phân giải chất hữu cơ giải phóng năng lượng
- Tổng hợp ATP, lực khử từ sự phân giải chất hữu cơ dùng cho mọi hoạt động sống của tế bào
- Màng trong không gấp nếp
- Chuỗi truyền điện tử nằm trên màng tilacoit
- Có chứa sắc tố quang hợp
- Chỉ có ở thực vật
- Tổng hợp chất hữu cơ tích lũy năng lượng
- Tổng hợp ATP, lực khử ở pha sáng sau đó sử dụng vào pha tối của quang hợp
 Cho thí nghiệm sau:
Gọt vỏ một củ khoai tây rồi cắt làm đôi, khoét bỏ phần ruột tạo 2 cốc A và B. Đặt 2 cốc bằng củ khoai vào 2 đĩa petri.
Lấy 1 củ khoai khác có kích thước tương tự đem đun trong nước sôi trong 5 phút. Gọt vỏ rồi cắt đôi. Khoét ruột 1 nửa củ tạo thành cốc C. Đặt cốc C vào đĩa petri.
Cho nước cất vào các đĩa petri.
Rót dung dịch đường đậm đặc và cốc B và C. Đánh dấu nước dung dịch bằng kim ghim.
Để yên 3 cốc A, B, C trong 24 giờ
● Mức dung dịch đường trong cốc B và C thay đổi thế nào? Tại sao?
● Trong cốc A có nước không? Tại sao?
* Mức dung dịch đường trong cốc B tăng vì:
- Tế bào sống có tính chọn lọc
- Thế nước trong đĩa petri cao hơn trong dung dịch đường trong cốc B → nước chui qua củ khoai vào cốc B bằng cách thẩm thấu → mực dung dịch đường cốc B tăng lên
* Dung dịch đường trong cốc C hạ xuống vì:
- Tế bào trong cốc C đã chết do đun sôi → thấm tự do → đường khuếch tán ra ngoài → dung dịch đường trong cốc C hạ xuống.
* Trong cốc A không thấy nước → sự thẩm thấu không xảy ra vì không có sự chênh lệch nồng độ giữa hai môi trường
3. Trong các phương thức vận chuyển qua màng tế bào, phương thức nào cần tiêu thụ năng lượng? Nêu cơ chế của phương thức đó?
- Vận chuyển tích cực: Là hình thức tế bào có thể chủ động vận chuyển các chất qua màng nhờ sử dụng năng lượng ATP và có sự tham gia của protein màng.
- Xuất bào, nhập bào: Các phân tử lớn không thể qua các lỗ màng được thì tế bào trao đổi bằng cách: khi các phân tử lớn này tiếp xúc với màng thì màng sẽ biến đổi và tạo nên các bóng tải. Nếu tế bào lấy vào thì gọi là nhập bào, bài xuất ra thì gọi là xuất bào.
4. Nêu những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc tế bào thực vật , tế bào động vật và tế bào nấm. Tại sao có sự khác nhau đó?
Tế bào thực vật
Có thành xenlulozo
Chứa lục lạp
Có không bào chứa dịch (lớn, ở trung tâm tế bào)
Tế bào động vật
Không có thành xenlulozo
Không có lục lạp
Không có không bào chứa dịch
Tế bào nấm
Thành kitin (một số ít có thành xenlulozo)
Không có lục lạp
Không có không bào lớn
Có sự khác nhau đó vì: đây là 3 giới phát triển theo, 3 hướng khác nhau
Thực vật: Quang tự dưỡng, sống cố định
Động vật: Dị dưỡng, di chuyển được, phản ứng nhanh
Nấm: Dị dưỡng, không di chuyển nhiều hơn
5. Một axit amin chứa nito phóng xạ ngoài môi trường tế bào, sau một thời gian người ta thấy nó có mặt trong phân tử protein tiết ra ngoài tế bào đó . Hãy mô tả con đường mà axit amin đó đã đi qua và cho biết ở mỗi nơi trên con đường ấy nó đã được biến đổi như thế nào? 
Màng sinh chất hấp thụ axit amin qua kênh đặc trưng vào trong tế bào, sau đó, axit amin được hoạt hóa, gắn vào tARN tạo thành phức hệ axit amin – tARN trong tế bào chất → tại riboxom trên lưới nội chất hạt, axit amin được gắn vào chuỗi polipeptit đang tổng hợp → sau đó, chuỗi polipeptit được chuyển đến túi tiết, đưa đến bộ máy gongi được đóng gói túi tiết để vận chuyển đến màng sinh chất. Tại đây, túi tiết hòa nhập với màng sinh chất và được đưa ra ngoài bằng cách xuât bào. 
6. Sự khác nhau giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực:
Điểm so sánh 
Tế bào nhân sơ
Tế bào nhân thực
Kích thước
Nhỏ hơn
Lớn hơn
Thành tế bào
Đa số có thành Murein
Đa số không có thành ( thực vật thành xenlulozo, nấm thành hemixelulo)
Nhân 
 + Màng nhân
 + Số lượng NST
 + Protein histon
Không
1
Không/có
Có
Nhiều
có
Tế bào chất
 + Riboxom
 + Lưới nội chất, ti thể, gongi, lục lạp...
70S
Không/có
80S (70S ở lục lạp và ti thể)
Có
Phân bào
Trực phân
Gián phân: nguyên phân, giảm phân
Hợp tử có tính chất
Từng phần
Toàn phần 
7. Khác nhau giữa tế bào động vật và tế bào thực vật
So sánh
Tế bào động vật
Tế bào thực vật
Hình dạng
- Thường không nhất định
- Có hình dạng cố định
Kích thước
- Thường nhỏ hơn, khoảng 20μm
- Thường lớn hơn: 50μm
Cấu tạo
- Không có thành xenlulozo
- Có thành xenlulozo
- Không bào nhỏ hoặc không có
- Không bào lớn (không bào trung tâm)
- Không có lục lạp
- Có lục lạp
- Có trung thể 
- Không có trung thể
- Chất dự trữ dưới dạng các hạt glicogen
- Chất dự trữ dưới dạng các hạt tinh bột
- Màng sinh chất có nhiều cholesterol 
- Màng không cố hoặc rất ít cholesterol
Tính chất
- Thường có khả năng chuyển động, phản ứng nhanh
- Ít khi chuyển động, phản ứng chậm
Dinh dưỡng
- Dị dưỡng
- Tự dưỡng
8. Vì sao màng sinh chất có cấu trúc khảm động và có tính chọn lọc?
- Màng sinh chất được cấu tạo bởi hai lớp photpholipit, xen giữa có các protein tạo nên cấu trúc khảm. Các phân tử protein và phân tử photpholipit có khả năng chuyển động tạo nên tính linh động của màng.
- Màng có tính chọn lọc là vì lớp photpholipit có tác dụng ngăn cản sự khuếch tán của các chất tan trong nước, các chất này phải đi qua kênh protein. Màng thực hiện thấm chọn lọc bằng cách điều chỉnh trạng thái đóng mở của kênh protein trên màng. 
9. Các chất: O2, , CO2, Na+, Ca2+, C6H12O6, H2O được vận cuyển qua màng sinh chất bằng những con đường nào?
- O2, NO, CO2: vận chuyển trực tiếp qua lớp kép photpholipit, qua lớp gradien.
- , Na+, Ca2+, C6H12O6: vận chuyển qua kênh protein (thụ động) hoặc nhờ protein tải (chủ động) theo cách đơn chuyền, đồng chuyền hoặc đối chuyền.
- H2O được khuyếch tán qua kênh aquaforin.
10. Phân biệt quá trình khuyếch tán của NO với quá trình khuyếch tán của Na+ qua màng sinh chất.
Khuyếch tán của NO
Khuyếch tán của Na+ 
Qua lớp kép photpholipit
Tốc độ nhanh, không có tính chọn lọc
Qua kênh protein, phụ thuộc vào số lượng và trạng thái đóng mở của kênh.
Tốc độ chậm, có tính chọn lọc.
11. Các con đường vận chuyển các chất qua màng sinh chất:
- Vận chuyển thụ động: Vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, không tiêu tốn năng lượng. Vận chuyển thụ động có thể đạt cân bằng nồng độ các chất giữa trong và ngoài tế bào, tạo ra sự chênh lệch nồng độ 2 bên màng.
- Vận chuyển chủ động: Vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, cần chất vận chuyển (chất mang), tiêu tốn năng lượng.
- Vận chuyển nhờ sự biến dạng màng: gồm có nhập bào và xuất bào.
 + Nhập bào là phương thức tế bào đưa các chất vào bên trong bằng cách biến dạng màng sinh chất, nhập bào có 2 loại: ẩm bào và thực bào. Thực bào: Là hiện tượng màng tế bào biến dạng để đưa vào trong những chất có khối lượng phân tử lớn ở dạng rắn, không thể lọt qua lỗ màng được. Ẩm bào: là nhập bào đối với chất lỏng.
 + Xuất bào là phương thức tế bào bài xuất ra ngoài các chất hoặc phân tử bằng cách hình thành các bóng xuất bào, các bóng này liên kết với màng, màng sẽ biến đổi và bài xuất các chất hoặc các phân tử ra ngoài. 
12. Vận chuyển phân tử protein ra khỏi tế bào cần các bào quan nào ? Mô tả quy trình vận chuyển này.
Vận chuyển phân tử protein ra khỏi tế bào cần các bào quan: Lưới nội chất hạt, bộ máy gongi, màng sinh chất.
Quy trình: Riboxom ở lưới nội chất tổng hợp nên protein → lưới nội chất vận chuyển đến bộ máy gongi → ở bộ máy gongi, phân tử protein được gắn thêm cacbonhidrat, tạo ra glycoprotein được bao gói trong túi tiết và tách ra khỏi bộ máy gongi → màng sinh chất, chúng được gắn vào màng sinh chất và phóng thích ra khỏi tế bào bằng hiện tượng xuất bào.
13. Khi ngâm tế bào sống vào dung dịch NaCl thì có hiện tượng gì xảy ra ? Giải thích vì sao.
Khi ngâm tế bào sống vào dung dịch NaCl thì có thể xảy ra 1 trong 3 hiện tượng sau:
Nếu nồng độ dung dịch thấp hơn nồng độ trong tế bào thì nước đi từ môi trường vào tế bào dẫn tới hiện tượng trương nước.
Nếu nồng độ dung dịch cao hơn nồng độ trong tế bào thì tế bào mất nước dẫn đến hiện tượng co nguyên sinh.
Nếu nồng độ dung dịch bằng nồng độ trong tế bào thì lượng nước đi ra và đi vào trong tế bào bằng nhau, tế bào không thay đổi thể tích.
14. Nêu cấu tạo và chức năng của màng sinh chất.
- Cấu tạo: Theo mô hình khảm động, gồm 2 thành phần chính là photpholipit và protein. Liên kết với các phân tử protein và lipit còn có các phân tử cacbonhidrat. Ngoài ra, màng sinh chất ở tế bào động vật còn có thêm nhiều phân tử cholesterol co tác dụng tăng cường sự ổn định của màng.
- Chức năng: 
 + Chọn lọc các chất từ môi trường vào tế bào (và ngược lại), vận chuyển các chất.
 + Tiếp nhận và truyền thông tin từ bên ngoài vào, là nơi định vị của nhiều loại enzim.
 + Làm nhiệm vụ ghép nối các tế bào trong một mô.
 + Các glycoprotein đặc trưng cho từng loại tế bào nhờ đó các tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào lạ (của cơ thể khác)
15. Để so sánh tính thấm của màng nhân tạo (chỉ có 1 lớp kép photpholipit) với màng sinh chất, người ta dung glixerol và Na+. Hãy cho biết glixerol và Na+ đi qua màng nào ? Giải thích ?
- Glixerol đi qua cả 2 loại màng vì glixerol là chất không phân cực có thể đi qua lớp photpholipit kép.
- Ion Na+ chỉ đi qua màng sinh chất, không đi qua màng nhân tạo vì Na+ là chất tích điện nên chỉ có thể đi qua kênh protein của màng sinh chất, còn màng nhân tạo không có kênh protein nên không thể đi qua được.
15. Người ta làm thí nghiệm dung hợp một tế bào chuột và tế bào người với nhau, sau một thời gian quan sát thấy protein trong màng của tế bào chuột và tế bào người sắp xếp xen kẽ nhau. Kết quả thí nghiệm trên chứng minh tính chất nào của màng ? Ý nghĩa tính chất đó với tế bào.
- Thí nghiệm chứng minh tính chất động của màng 
- Ý nghĩa tính động của màng với tế bào: Giúp tế bào linh hoạt thực hiện nhiều chức năng.
16. Vì sao photpholipit có tính lưỡng cực.
- Photpholipit có cấu trúc gồm : 1 phân tử glixerol liên kết với 2 axit béo và 1 nhóm photphat (nhóm này nối glixerol với 1 ancol phức)
- Đầu ancol phức ưa nước, đuôi axit béo kị nước.
17. Khi tiến hành thí nghiệm về tính thấm của tế bào sống và tế bào chết, kết quả có sự khác nhau về màu sắc của lát cắt phôi không đun cách thủy với lát

Tài liệu đính kèm:

  • docxMot_so_cau_hoi_trong_de_thi_Olympic_HSG_lop_10.docx