Đề thi ôn luyện THPT Quốc gia lần 1 môn Vật lý năm 2017

doc 10 trang Người đăng duyenlinhkn2 Lượt xem 440Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi ôn luyện THPT Quốc gia lần 1 môn Vật lý năm 2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi ôn luyện THPT Quốc gia lần 1 môn Vật lý năm 2017
ĐỀ THI ÔN LUYỆN THPT QUỐC GIA 2017
ĐỀ TỔ HỢP HAI MÔN LÝ – HOÁ
ĐỀ THI LẦN 1
---------------------------
Thời Gian Làm Bài: 100 phút
(Mỗi môn 50 phút)
MÔN VẬT LÝ
Câu 1: Vật có khối lượng m treo vào lò xo có độ cứng k . Kích thích cho vật dao động điều hoà với biên độ 3 cm, thì chu kì dao động của nó là T = 0,3 s . Nếu kích thích cho vật dao động với biên độ bằng 6 cm thì chu kì biến thiên của động năng là
A. 0,3 s	B. 0,423 s	C. 0,15 s	D. 0,6 s
Câu 2: Một chất điểm dao động điều hoà có phương trình (cm,s). Dao động này có
A. chu kì 0,2 s.	B. biên độ 0,05 cm.	 	C. tần số góc 5 rad/ s. D. tần số 2,5 Hz.
Câu 3: Hiện tượng cộng hưởng thể hiện rõ rệt nhất khi
A. lực ma sát của môi trường lớn.	B. lực ma sát của môi trường nhỏ
C. tần số của lực cưỡng bức lớn	D. biên độ của lực cưỡng bức nhỏ
Câu 4: Một vật dao động điều hoà trên quỹ đạo dài 10cm. Giá trị nào của biên độ dao động sau đây là đúng ?
A. - 5cm	B. 10cm	C. 5cm	D. - 10cm
Câu 5: Trong dao động điều hòa giá trị cực đại của gia tốc là:
A. .	B. .	C. .	D. -.
Câu 6: Một con lắc đơn dao động điều hòa với chu kì T = 4 s, thời gian để con lắc đi từ vị trí cân bằng đến vị trí có li độ cực đại là
A. 1 s.	B. 1,5 s.	C. 2 s.	D. 0,5 s.
Câu 7: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 400 g, lò xo khối lượng không đáng kể và có độ cứng 100 N/m. Con lắc dao động điều hòa theo phương ngang. Lấy π = 10. Dao động của con lắc có chu kì là
A. 0,4 s.	B. 0,8 s.	C. 0,6 s.	D. 0,2 s.
Câu 8: Vật dao động điều hòa theo phương trình x = 6cos2(cm). Biên độ và chu kì dao động của vật là
A. 6cm,1s.	B. 6cm, 2s.	C. 4cm, 1Hz.	D. 4cm, 1s.
Câu 9: Cho một vật nhỏ dao động điều hòa với biên độ bằng cm và chu kỳ T. Thời điểm ban đầu vật đi qua vị trí ly độ bằng cm theo chiều dương. Để sau s chuyển động, vật có mặt tại vị trí li độ cm đúng lần thì chu kỳ dao động phải thỏa mãn điều kiện nào sau đây?
A. 1,99 s > T > 1,92 s.	B. 1,61 s ≤ T < 1,68 s.	C. 1,44 s < T ≤ 1,50 s.	D. 1,96 s < T ≤ 2,04 s.
Câu 10: Một chất điểm dao động điều hòa với chu kì 0,5p (s) và biên độ 2cm. Vận tốc của chất điểm tại vị trí cân bằng có độ lớn bằng
	A. 4 cm/s. 	B. 8 cm/s.	C. 3 cm/s. 	D. 0,5 cm/s.
Câu 11: Vật dao động điều hòa theo trục Ox. Phát biểu nào sau đây đúng?
	A. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đoạn thẳng.	B. Lực kéo về tác dụng vào vật không đổi.
	C. Quỹ đạo chuyển động của vật là 1 đường hình cos. D. Li độ của vật tỉ lệ với thời gian dao động.
Câu 12: Dao động tắt dần
	A. có biên độ giảm dần theo thời gian. 	B. luôn có lợi.
	C. có biên độ không đổi theo thời gian. 	D. luôn có hại.
Câu 13: Nói về một chất điểm dao động điều hòa, phát biểu nào dưới đây đúng? 
	A. Ở vị trí biên, chất điểm có vận tốc bằng không và gia tốc bằng không. 
	B. Ở vị trí cân bằng, chất điểm có vận tốc bằng không và gia tốc cực đại. 
	C. Ở VTCB, chất điểm có độ lớn vận tốc cực đại và gia tốc bằng không
	D. Ở vị trí biên, chất điểm có độ lớn vận tốc cực đại và gia tốc cực đại. 
Câu 14: Một vật nhỏ khối lượng m dao động điều hòa với phương trình li độ x = Acos(ωt + j). Cơ năng của vật dao động này là
	A. ½ mw2A2.	B. mw2A2 	C. ½ mwA2.	D. ½ mw2A.
Câu 15: Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình li độ x = 2cos(2πt + π/2) (x tính bằng cm, t tính bằng s). Tại thời điểm t = ¼ s, chất điểm có li độ bằng
	A. 2 cm.	B. - cm.	C. – 2 cm.	D. cm.
Câu 16: Một nhỏ dao động điều hòa với li độ x = 10cos(πt + π/6) (x tính bằng cm, t tính bằng s). Lấy p2 = 10. Gia tốc của vật có độ lớn cực đại là
	A. 100p cm/s2. 	B. 100 cm/s2. 	C. 10p cm/s2. 	D. 10 cm/s2.
Câu 17: Một hệ dao động chịu tác dụng của ngoại lực tuần hoàn Fn = F0cos10πt thì xảy ra hiện tượng cộng hưởng. Tần số dao động riêng của hệ phải là 
	A. 10π Hz. 	B. 5π Hz. 	C. 5 Hz. 	D. 10 Hz. 
Câu 18: Một con lắc đơn dao động điều hòa tại nơi có g = 10 m/s2. Biết độ lớn vận tốc của vật ở vị trí thấp nhất bằng 40cm/s và độ lớn gia tốc của vật ở vị trí cao nhất bằng 1 m/s2. Biên độ góc của dao động bằng
	A. 4,850. 	B. 5,730. 	C. 6,880. 	D. 7,250.
Câu 19: Một con lắc đơn dài 56 cm được treo vào trần một toa xe lửa. Con lắc bị kích động mỗi khi bánh của toa xe gặp chỗ nối nhau của các thanh ray. Lấy g = 9,8 m/s2. Cho biết chiều dài của mỗi thay ray là 12,5 m. Biên độ dao động của con lắc sẽ lớn nhất khi tàu chạy thẳng đều với tốc độ
	A. 40 km/h	B. 72 km/h 	C. 24 km/h 	D. 30 km/h
Câu 20: Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và cùng biên độ 10cm. Ở thời điểm t, khi dao dộng thứ nhất có li độ bằng 0 thì li độ của dao động tổng hợp là -5cm. Biết hai dao động thành phần lệch pha nhau một góc nhỏ hơn . Biên độ của dao động tổng hợp gần nhất với giá trị nào dưới đây?
 A . 19cm B . 17cm C . 18cm D . 16cm	
Câu 21: Dao động tổng hợp của hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số có phương trình cm. Biết dao động thứ nhất có phương trình li độ cm. Dao động thứ hai có phương trình
A. cm.	B. cm.
C. cm.	D. cm.
Câu 22: Biết gia tốc cực đại và vận tốc cực đại của một vật dao động điều hòa là amax và vmax. Biên độ dao động của vật được xác định theo công thức:
	A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 23: Đồ thị li độ theo thời gian của chất điểm 1 (đường x1) và chất điểm 2 (đường x2) như hình vẽ. Biết hai vật dao động trên hai đường thẳng song song kề nhau với cùng một hệ trục toạ độ. Khoảng cách lớn nhất giữa hai vật (theo phương dao động) bằng
A. 3,464 cm.	 B. 4 cm.	
C. 2,481 cm.	 D. 3 cm.
Câu 24: Cho hai dao động điều hoà cùng phương cùng tần số, biên độ lần lượt là A1 = 9 cm, A2; φ1 = π/3, φ2 = – π/2. Khi biên độ của dao động tổng hợp là 9 cm thì biên độ A2 là
 	A. A2 = 4,5 cm. 	B. A2 = 9 cm. 	 C. A2 = 9 cm. 	D. A2 = 18 cm.
Câu 25: Một con lắc lò xo gồm một lò xo khối lượng không đáng kể, một đầu cố định và một đầu gắn với một viên bi nhỏ. Con lắc này đang dao động điều hòa theo phương nằm ngang. Lực đàn hồi của lò xo tác dụng lên viên bi luôn hướng 
	A. theo chiều chuyển động của viên bi. 	B. về vị trí cân bằng của viên bi. 
	C. theo chiều dương quy ước 	D. theo chiều âm quy ước.
Câu 26: Hai dao động điều hòa cùng phương, có phương trình x1 = Acos(ωt +π/3) và x2 = Acos(ωt - 2π/3) là hai dao động 
	A. lệch pha π/2 	B. cùng pha. 	C. ngược pha. 	D. lệch pha π/3
Câu 27: Một con lắc đơn gồm một hòn bi nhỏ khối lượng m, treo vào một sợi dây không giãn, khối lượng sợi dây không đáng kể. Khi con lắc đơn này dao động điều hòa với chu kì 3 s thì hòn bi chuyển động trên một cung tròn dài 4 cm. Thời gian để hòn bi đi được 2 cm kể từ vị trí cân bằng là 
	A. 1,5 s. 	B. 0,5 s. 	C. 0,75 s. 	D. 0,25 s. 
Câu 28: Một con lắc đơn gồm quả cầu nhỏ khối lượng m được treo vào một đầu sợi dây mềm, nhẹ, không dãn, dài 64cm. Con lắc dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g. Lấy g = p2m/s2. Chu kì dao động của con lắc là:	
	A. 1,6s. 	B. 1s.	C. 0,5s. 	D. 2s.
Câu 29: Cho hai dao động điều hòa cùng phương có các phương trình lần lượt là x1 =4cos(pt - π/6) cm và x2=4cos(pt - π/2) cm. Dao động tổng hợp của hai dao động này có biên độ là 
 	A. 8cm. 	B. 4 cm.	C. 2cm. 	D. 4 cm.
Câu 30: Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox theo phương trình x = 5cos4pt (x tính bằng cm, t tính bằng s). Tại thời điểm t = 5s, vận tốc của chất điểm này có giá trị bằng
	A. 5cm/s. 	B. 20p cm/s.	C. -20p cm/s. 	D. 0 cm/s.
Câu 31: Trong dao động điều hòa gia tốc biến đổi điều hòa
A. Cùng pha với vận tốc.	B. Chậm pha so với vận tốc.
C. Ngược pha với vận tốc.	D. Sớm pha so với vận tốc.
Câu 32: Một con lắc đơn gồm quả cầu nhỏ khối lượng 250 g mang điện tích 10-7 C được treo vào sợi dây mảnh cách điện có chiều dài 90 cm trong điện trường đều nằm ngang có cường độ E = 2.106 V/m. Khi quả cầu đang nằm yên ở vị trí cân bằng, người ta đột ngột đổi chiều điện trường thì con lắc dao động điều hòa. Lấy g = 10 m/s2. Tốc độ cực đại của quả cầu sau khi đổi chiều điện trường có giá trị gần bằng
A. 55 cm/s	B. 48 cm/s	C. 24 cm/s	D. 40 cm/s
Câu 33: Khi nói về dao động cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là đúng?
 	A. Dao động của con lắc đồng hồ là dao động cưỡng bức.
 	B. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của lực cưỡng bức.
 	C. Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.
 	D. Dao động cưỡng bức có tần số nhỏ hơn tần số của lực cưỡng bức.
Câu 34: Chiều dài của một con lắc đơn tăng 4 lần khi đó chu kỳ dao động của nó là 
A. Tăng 4 lần. B. Tăng 2 lần. C. Giảm 4 lần. D. Giảm 2 lần.
Câu 35: Ba con lắc đơn cùng độ dài l, treo các quả cầu nhỏ cùng kích thước lần lượt làm bằng chì, sắt, nhựa. Kéo cả ba con lắc ra khỏi vị trí cân bằng cùng một góc 60 rồi buông cùng một lúc, không vận tốc đầu. Điều nào sau đây đúng?
A.Con lắc bằng sắt có tần số dao động lớn nhất.
B. Con lắc bằng nhựa dao động chậm hơn cả.
C. Con lắc bằng chì về đến vị trí cân bằng sớm hơn hai con lắc kia.
D. Cả ba con lắc dao động với cùng tần số góc.
Câu 36: Vật dao động điều hòa có phương trình x= 4cos() cm vận tốc và gia tốc cực đại?
A.cm/s,cm/s2. 	B. cm/s,-cm/s2 .
C. cm/s, -cm/s2.	 	D. cm/s, cm/s2.
Câu 37: Phát biểu nào sau đây về động năng và thế năng trong dao động điều hoà là không đúng. 
A. Động năng đạt giá trị cực tiểu khi vật ở một trong hai vị trí biên. 
B. Thế năng đạt giá trị cực tiểu khi gia tốc của vật đạt giá trị cực tiểu. 
C. Động năng đạt giá trị cực đại khi vật chuyển động qua vị trí cân bằng. 
D. Thế năng đạt giá trị cực đại khi vận tốc của vật đạt giá trị cực đại.
Câu 38: Một con ℓắc ℓò xo thực hiện dao động tắt dần. Sau mỗi chu kỳ biên độ giảm 2%. Hỏi Năng ℓượng còn ℓại và mất đi sau mỗi chu kỳ ℓà: 
A. 96%; 4% 	B. 99%; 1% 	C. 6%; 94% 	D. 96,6%; 3,4%
Câu 39: Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một quỹ đạo thẳng dài 14 cm với chu kì 1 s. Từ thời điểm vật qua vị trí có li độ 3,5 cm theo chiều dương đến khi gia tốc của vật đạt giá trị cực tiểu lần thứ hai, vật có tốc độ trung bình là 
A. 27,3 cm/s. 	B. 28,0 cm/s.	C. 27,0 cm/s. 	D. 26,7 cm/s. 
Câu 40:Một con lắc lò xo treo vào một điểm cố định, dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với chu kì 1,8 s. Trong một chu kì, nếu tỉ số của thời gian lò xo giãn với thời gian lò xo nén bằng 2 thì thời gian mà lực đàn hồi ngược chiều lực kéo về là 
A. 0,3 s 	B. 0,1 s 	C. 0,2 s 	D. 0,4 s
--------- HẾT ---------
MÔN HOÁ HỌC
Câu 1: Số hợp chất hữu cơ đơn chức, có cùng công thức phân tử C3H6O2 và đều tác dụng được với dung dịch NaOH là
A. 3.	B. 2.	C. 4.	D. 1.
Câu 2: Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử X có 3 lớp electron ,với lớp cuối có 4 electron là
	A. 14	B. 15	C. 16	D. 17
Câu 3: Cô cạn dung dịch X chứa các ion Mg2+, Ca2+ và HCO, thu được chất rắn Y. Nung Y ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z gồm
A. MgCO3 và CaO.	B. MgO và CaO.	C. MgO và CaCO3.	D. MgCO3 và CaCO3.
Câu 4: Cho 2,73 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước (dư) thu được 0,784 lít khí hiđro (ở đktc). Kim loại kiềm là
A. Li.	B. Na.	C. Rb.	D. K.
Câu 5: NH3 tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
	A. KOH, HNO3, CuO, CuCl2	 	B. HCl, O2, Cl2, CuO, AlCl3
	C. HI, KOH, FeCl3, Cl2	 	D. H2SO4, PbO, FeO, NaOH
Câu 6: Cho hai este X,Y có cùng công thức C4H8O2, tác dụng với dung dịch NaOH ,sau phản ứng thu được một muối và hỗn hợp hai ancol. Vậy công thức cấu tạo của X,Y là
	A. C2H5COOCH3 và CH3COOCH3	B. HCOOCH2CH2CH3 và HCOOCH(CH3)2
	C. HCOOC2H5 và CH3COOCH3	D. HCOOC2H5 và C2H5COOCH3
Câu 7: Khi cho 8,8 gam hỗn hợp Fe và Cu tác dụng với dung dịch HCl (dư), thể tích khí H2 sinh ra là 2,24 lít (ở đktc). Phần kim loại không tan có khối lượng là
A. 3,2 gam.	B. 6,4 gam.	C. 5,6 gam.	D. 2,8 gam.
Câu 8: Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
A. CH2=CHCH3.	B. CH2=CH2.	C. CH ≡ CH.	D. CH2=CHCl.
Câu 9: Phản ứng giữa C2H5OH với CH3COOH (xúc tác H2SO4, đun nóng) là phản ứng
A. trùng hợp.	B. xà phòng hóa.	C. trùng ngưng.	D. este hóa.
Câu 10: Cho dãy các chất: CH2=CH2, CH2=CH-Cl, CH2=CH-CH=CH2, H2NCH2COOH. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là:
A. 2	B. 3	C. 4	D. 1
Câu 11: Cho biết cân bằng sau được thực hiện trong bình kín: PCl5(K) D PCl3(K) + Cl2(K), DH > 0. 
Yếu tố nào sau đây làm phản ứng xảy ra theo chiều thuận?
 A. Tăng áp suất. 	B. Thêm Cl2 vào. 	C. Tăng nhiệt độ. D. Giảm nhiệt độ.
Câu 12: Trộn 2 dung dịch: Ba(HCO3)2 ; NaHSO4 có cùng nồng độ mol/l với nhau theo tỷ lệ thể tích lần lượt là 1: 2 thu được kết tủa X và dung dịch Y. Hãy cho biết các ion có mặt trong dung dịch Y. ( Bỏ qua sự thủy phân của các ion và sự điện ly của nước).
A. Na+ và SO42-	B. Na+, HCO3-
C. Na+, HCO3- và SO42-	D. Ba2+, HCO3- và Na+
Câu 13: Trong các cấu hình electron của nguyên tử và ion crom sau đây, cấu hình electron nào đúng ?
	A. 24Cr : [Ar]3d44s2. 	B. 24Cr2+ : [Ar]3d34s1. 
	C. 24Cr2+ : [Ar]3d24s2. 	D. 24Cr3+ : [Ar]3d3. 
Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn m gam một chất béo (triglixerit) cần 1,61 mol O2, sinh ra 1,14 mol CO2 và 1,06 mol H2O. Cho 7,088 gam chất béo này tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì khối lượng muối tạo thành là :
A. 7,512 gam.	B. 7,312 gam.	C. 7,612 gam.	D. 7,412 gam.
Câu 15: Hai cốc X và Y đều đựng dung dịch HCl đặt trên hai đĩa cân thì cân ở trạng thái thăng bằng. Cho 3,603 gam MCO3(M là kim loại kiềm thổ) vào cốc X và 4,784 gam Na2CO3 vào cốc Y. Sau khi hai muối đã tan hoàn toàn, cân trở lại vị trí thăng bằng. Xác định kim loại M?
A. Mg	B. Sr	C. Ba	D. Ca
Câu 16: Cho hai muối X, Y thoả mãn điều kiện sau:
	X + Y → không xảy ra phản ứng. 	
X + Cu → không xảy ra phản ứng.
	Y + Cu → không xảy ra phản ứng.	
X + Y + Cu → xảy ra phản ứng.
X và Y là muối nào dưới đây?
A. NaNO3 và NaHSO4.	B. Fe(NO3)3 và NaHSO4.
C. NaNO3 và NaHCO3.	D. Mg(NO3)2 và KNO3.
Câu 17: Cho phương trình phản ứng: Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NO + N2O + H2O. Nếu tỉ khối của hỗn hợp NO và N2O đối với H2 là 19,2. Tỉ lệ số phân tử bị khử và bị oxi hóa là
A. 11 : 28	B. 6 : 11	C. 38 : 15	D. 8 : 15
Câu 18: Trung hòa hoàn toàn 6,0 gam axit cacboxylic đơn chức X bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 8,2 gam muối. Công thức phân tử của X là
A. CH2O2.	B. C2H4O2.	C. C3H4O2.	D. C3H6O2.
Câu 19: Liên kết hóa học trong phân tử nào sau đây là liên kết ion?
A. Cl2.	B. HCl.	C. NaCl.	D. H2O.
Câu 20: Chất nào sau đây phản ứng được với phenol (C6H5OH)?
A. HCl.	B. NaCl.	C. KHCO3.	D. NaOH.
Câu 21: Khí nào sau đây là nguyên nhân chính gây hiện tượng hiệu ứng nhà kính?
A. SO2.	B. NO2.	C. O3.	D. CO2.
Câu 22: Thủy phân hoàn toàn 8,8 gam este C4H8O2 thu được 4,6 gam ancol. Tên của este là
A. etyl axetat.	B. etyl fomat.	C. metyl propionat.	D. propyl axetat.
Câu 23: Chất hữu cơ nào sau đây trong thành phần có chứa nguyên tố nitơ?
A. Protein.	B. Axit cacboxylic.	C. Cacbohiđrat.	D. Chất béo.
Câu 24: Công thức hóa học của sắt (III) oxit là
A. Fe3O4.	B. Fe(OH)3.	C. Fe2O3.	D. Fe2(SO4)3.
Câu 25: Cho 15g hỗn hợp X gồm KHCO3 và CaCO3 vào dung dịch HCl (dư), thể tích khí (đktc) thu được là
A. 2,24.	B. 4,48.	C. 3,36.	D. 1,12.
Câu 26: Axit nào sau đây là axit béo?
A. Axit axetic.	B. Axit benzoic.	C. Axit stearic.	D. Axit oxalic.
Câu 27: Dung dịch axit nào sau đây hòa tan được SiO2?
A. HCl.	B. HF.	C. HBr.	D. HI.
Câu 28: Trong các chất sau, chất có nhiệt độ sôi cao nhất là
A. C2H5OH.	B. HCOOCH3.	C. C2H6.	D. CH3CHO.
Câu 29: Để phân biệt hai dung dịch KCl và K2SO4 có thể dùng dung dịch
A. H2SO4.	B. BaCl2.	C. HNO3.	D. NaOH.
Câu 30: Tiến hành các thí nghiệm sau:
	(a) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HBr.
	(b) Cho Al2O3 vào dung dịch NaOH loãng dư.
	(c) Cho Cu vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư.
	(d) Cho Ba(OH)2 vào dung dịch NaHCO3.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 3.	B. 1.	C. 4.	D. 2.
Câu 31: Thành phần chính của phân ure là
A. NH4H2PO4.	B. (NH2)2CO.	C. NH4HCO3.	D. (NH4)2HPO4.
Câu 32: Dung dịch X chứa: 0,03 mol K+; 0,02 mol Ba2+ và x mol OH. Dung dịch Y chứa: y mol H+; 0,02 mol NO và z mol Cl. Trộn X với Y thu được 200 ml dung dịch có pH = 13. Giá trị của z là
A. 0,02.	 B. 0,03.	 C. 0,08.	 D. 0,05.
Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn một lượng khí X gồm một ankan và một anken cần dùng vừa đủ 0,7 mol O2, thu được 0,4 mol CO2. Công thức của ankan là
A. CH4.	B. C2H6.	C. C4H10.	D. C3H8.
Câu 34: Cho m gam hỗn hợp X gồm Na, Ca tan hết vào dung dịch Y chứa 0,08 mol NaHCO3 và 0,04 mol CaCl2. Sau phản ứng thu được 7 gam kết tủa và thấy thoát ra 0,896 lít khí (đktc). Giá trị m là
A. 1,66.	B. 1,2.	C. 1,56.	D. 1,72.
Câu 35: Trong các thí nghiệm sau:
(1) Cho SiO2 tác dụng với axit HF.	
(2) Cho khí NH3 tác dụng với CuO đun nóng.
(3) Cho khí O3 tác dụng với dung dịch KI.	
(4) Cho Si đơn chất tác dụng với dung dịch KOH.
(5) Nung Mg với KNO3 (tỉ lệ mol tương ứng 1:1).	
(6) Cho MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc.
(7) Cho khí SO2 tác dụng với khí H2S.
Số thí nghiệm tạo sản phẩm đơn chất là
A. 7.	B. 4.	C. 6.	D. 5.
Câu 36:Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch hỗn hợp gồm x mol HCl và y mol ZnCl2, kết quả của thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:
Tổng (x +y + z) là
A. 2,0.	B. 1,1.	C. 0,9.	D. 0,8.
Câu 37: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Trộn lẫn dd Ba(OH)2 với dd (NH4)2SO4. 
(2) Trộn lẫn dd AgNO3 với dd Na3PO4.
(3) Cho dd Na2S vào dd AlCl3.	 
(4) Cho kim loại Ba vào dd H2SO4 loãng,dư.
(5) Cho FeS2 vào dd HCl đậm đặc.	
(6) Cho dd Na2CO3 vào dd FeCl3.
(7) Cho dd Ba(HCO3)2 vào dd HCl.	
(8) Cho Cu dư vào dd hỗn hợp KNO3, H2SO4 (l).
Số thí nghiệm mà sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy sinh ra chất khí và chất kết tủa là
A. 4	B. 5.	C. 6.	D. 7.
Câu 38: Sơ đồ sau mô tả cách điều chế khí SO2 trong phòng thí nghiệm
Các chất X, Y, Z lần lượt là :
A. HCl, CaSO3, NH3.	
B. H2SO4, Na2CO3, KOH.
C. H2SO4, Na2SO3, NaOH.	
D. Na2SO3, NaOH, HCl.
Câu 39: Dãy gồm các chất đều được điều chế trực tiếp (bằng một phản ứng) tạo ra axit axetic là
A. CH3COH, C2H2, C4H10, C2H5CHO.	B. CH3CHO, C2H5OH, C2H6, CH3OH.
C. CH3OH, CH3CHO, C2H2, C2H5OH.	D. C4H10, CH3CHO, C2H5OH, CH3OH.
Câu 40: X, Y (MX < MY) là hai axit kế tiếp thuộc cùng dãy đồng đẳng axit fomic; Z là este hai chức tạo bởi X, Y và ancol T. Đốt cháy 12,52 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T (đều mạch hở) cần dùng 8,288 lít O2 (đktc) thu được 7,2 gam nước. Mặt khác đun nóng 12,52 gam E cần dùng 380 ml dung dịch NaOH 0,5M. Biết rằng ở điều kiện thường, ancol T không tác dụng được với Cu(OH)2. Phần trăm số mol của X có trong hỗn hợp E là
	A. 60%	B. 75%	C. 50%	D. 70%
---------- HẾT ----------
ĐÁP ÁN MÔN LÝ
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
1
C
11
A
21
D
31
D
2
D
12
A
22
B
32
B
3
B
13
C
23
A
33
C
4
C
14
A
24
B
34
B
5
B
15
C
25
B
35
D
6
A
16
B
26
C
36
D
7
A
17
C
27
C
37
D
8
A
18
B
28
A
38
C
9
D
19
D
29
B
39
C
10
B
20
B
30
D
40
A
ĐÁP ÁN MÔN HOÁ
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
1
A
11
C
21
D
31
B
2
A
12
A
22
A
32
B
3
B
13
D
23
A
33
A
4
D
14
B
24
C
34
A
5
B
15
C
25
C
35
D
6
B
16
A
26
C
36
B
7
A
17
D
27
B
37
B
8
B
18
B
28
A
38
C
9
D
19
C
29
B
39
D
10
B
20
D
30
D
40
A
Các câu phát biểu đúng, số chất thoả mãn môn hoá:
Câu 10: CH2=CH2, CH2=CH-Cl, CH2=CH-CH=CH2
Câu 30: a, d
Câu 35: 2,3,4,6,7
Câu 37: 1,3,4,5,6

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_on_luyen_thpt_quoc_gia_lan_1_mon_vat_ly_nam_2017.doc