Đề thi Olympic Ngữ văn lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Ứng Hòa

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 738Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Olympic Ngữ văn lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Ứng Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi Olympic Ngữ văn lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Ứng Hòa
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
ỨNG HÒA
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm 01 trang)
KỲ THI OLYMPIC HSG LỚP 6,7,8
NĂM HỌC 2015 - 2016
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 8
 (Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (2 điểm).
Em hãy chỉ ra và phân tích giá trị của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:
 “ Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời.”
 (Tố Hữu, Bác ơi!)
Câu 2 (6 điểm).
 Khi nói về quê hương, nhà thơ Đỗ Trung Quân có viết: 
 “Quê hương mỗi người chỉ một
 Như là chỉ một mẹ thôi.”
	 (Quê hương) 
 Em hiểu thế nào về quan niệm của nhà thơ? Hãy viết một đoạn văn ( khoảng 10 - 15 câu), bày tỏ suy nghĩ của em về quê hương?
Câu 3 (12 điểm).
Bằng những hiểu biết về các văn bản truyện đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 8, em hãy chứng minh rằng văn học của dân tộc ta luôn ca ngợi tình yêu thương giữa người với người.
 Họ và tên thí sinh:......SBD:
Lưu ý: Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
ỨNG HÒA
KỲ THI OLYMPIC HSG LỚP 6,7,8
NĂM HỌC 2015 - 2016
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN 8
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
Câu 1
(2 điểm)
- Học sinh chỉ ra được biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: nói giảm nói tránh (từ “đi” chỉ việc Bác Hồ đã mất)
- Phân tích giá trị: tác giả dùng cách nói giảm nói tránh để chỉ việc Bác Hồ đã mất. Đây là cách diễn đạt tế nhị, tránh gây cảm giác đau buồn.
1,0
1,0
Câu 2
(6 điểm)
1. Yêu cầu hình thức: 
- HS hiểu đề, viết sát chủ đề đã nêu. 
- Biết cách viết một đoạn văn nghị luận có bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ; trình bày ý mạch lạc, rõ ràng. Văn viết trong sáng, có cảm xúc. 
2. Yêu cầu nội dung: 
* Quan niệm về quê hương của nhà thơ Đỗ Trung Quân: 
- Cách so sánh độc đáo, thú vị: quê hương và mẹ. 
Ý nghĩa của cách so sánh: khẳng định quê hương chính là nguồn cội, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi gắn bó, nuôi dưỡng mỗi con người. Qua lối so sánh để khẳng định, nêu bật tình cảm của mỗi người với quê hương đồng thời khơi dậy, nuôi dưỡng tình cảm với quê hương, quê hương gần gũi, thân thương, gắn bó với mỗi người như mẹ hiền: tình cảm với mẹ là tình cảm tự nhiên như một bản năng, tình cảm với quê hương là tình cảm tự nhiên, thuần khiết trong sâu thẳm tâm hồn mỗi con người. 
- Gợi mở một cách sống, cách làm người: phải biết coi trọng gốc rễ, hướng về cội nguồn, biết yêu quê hương. Thiếu đi tình cảm này là một khiếm khuyết trong đời sống tâm hồn, tình cảm khiến con người không được sống một cuộc sống trọn vẹn. 
* Suy nghĩ của bản thân: 
- Phê phán những hành vi, suy nghĩ chưa tích cực về quê hương, chưa yêu quý quê hương..
 - Trách nhiệm của bản thân: tích cực học tập, lao động để xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước.
2,0
2,0
2,0
Câu 3
(12 điểm)
 1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh biết làm bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh với bố cục 3 phần rõ ràng..
- Bài viết có kết cấu chặt chẽ, rõ ràng, hệ thống lập luận chắc chắn, có sức thuyết phục
- Văn viết lưu loát, có cảm xúc, không mắc các lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp, trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng.. 
2. Yêu cầu về kiến thức: 
- HS cần nắm vững nội dung ý nghĩa và tìm dẫn chứng phù hợp với nội dung vấn đề cần giải quyết.
- Hệ thống các dẫn chứng tìm được sắp xếp theo từng phạm vi nội dung, tránh lan man, trùng lặp.
- Dẫn chứng lấy trong các văn bản truyện đã học ở chương trình Ngữ văn 8, chủ yếu là phần văn học hiện thực.
Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau:
a. Mở bài: 
Giới thiệu vấn đề cần giải quyết. Có thể nêu mục đích của văn chương (văn chương hướng người đọc đến với sự hiểu  biết và tình yêu thương)
b. Thân bài: 
* Giải thích thế nào là tình yêu thương con người?
* Biểu hiện của tình yêu thương con người trong văn chương: được thể hiện qua nhiều mối quan hệ xã hội:
- Tình cảm xóm giềng:
+ Bà lão láng giềng với vợ chồng chị Dậu (Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố).
+ Ông giáo với lão Hạc (Lão Hạc - Nam Cao).
- Tình cảm  gia đình:
+ Tình cảm vợ chồng: Chị Dậu ân cần chăm sóc chồng chu đáo, quên mình bảo vệ chồng (Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố).
+ Tình cảm cha mẹ  và con cái:
 Người mẹ âu yếm đưa con đến trường (Tôi đi học - Thanh Tịnh); Lão Hạc thương con (Lão Hạc - Nam Cao).
 Con trai lão Hạc thương cha (Lão Hạc - Nam Cao); bé Hồng thông cảm, bênh vực, bảo vệ mẹ (Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng).
* Liên hệ mở rộng: Tình thương giữa con người với con người trong cuộc sống.
c. Kết bài: 
- Khẳng định tác dụng của văn chương trong đời sống tình cảm con người.
- Liên hệ thực tế: trong cuộc sống với nhiều mối quan hệ xã hội, con người cần sống nhân ái, vị tha làm cho cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn, ý nghĩa hơn.
2,0
2,0
1,0
1,0
2,0
2,0
1,0
1,0
*Lưu ý: Giám khảo linh hoạt khi chấm bài của học sinh. Khuyến khích những bài viết diễn đạt tốt, kết cấu chặt chẽ, có sức thuyết phục; bài viết có cá tính, giọng điệu cảm xúc riêng.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_Thi_HSG_Van_8_hay.doc