Đề thi Olympic Ngữ văn lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Ứng Hòa

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 531Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Olympic Ngữ văn lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Ứng Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi Olympic Ngữ văn lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Ứng Hòa
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
ỨNG HÒA
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm 01 trang)
KỲ THI OLYMPIC HSG LỚP 6,7,8
NĂM HỌC 2015 - 2016
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 7
 (Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (3 điểm).
Đọc đoạn văn sau:
“Bố để ý là sáng nay, lúc cô giáo đến thăm, khi nói với mẹ, tôi có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ. Để cảnh cáo tôi, bố đã viết thư này. Đọc thư tôi xúc động vô cùng”.
a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào, của ai?
b. Tại sao khi trao đổi với con về lỗi lầm mà cậu đã mắc phải, người cha lại chọn hình thức viết thư?
Câu 2 (4 điểm).
Em hãy chỉ ra và phân tích giá trị của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau:
“Trên đường hành quân xa
	Dừng chân bên xóm nhỏ
	Tiếng gà ai nhảy ổ:
	“Cục... cục tác cục ta”
	Nghe xao động nắng trưa
	Nghe bàn chân đỡ mỏi
	Nghe gọi về tuổi thơ”
 	 (Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh)
Câu 3 (12 điểm).
Có ý kiến cho rằng: con đường từ nhà đến trường của mỗi người học sinh tuy khác nhau nhưng nơi đến ở cuối mỗi con đường ấy lại giống nhau: ở đó có một ngôi trường đầy tình thân và sự san sẻ. Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Họ và tên thí sinh:......SBD:
Lưu ý: Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
ỨNG HÒA
KỲ THI OLYMPIC HSG LỚP 6,7,8
NĂM HỌC 2015 - 2016
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN 7
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
Câu 1
(4 điểm)
a. Đoạn văn trên được trích từ:
 - Tác phẩm: Mẹ tôi
 - Tác giả: Ét-môn-đô đơ A-mi-xi
b. Câu chuyện thông qua hình thức độc đáo là bức thư của người cha gửi cho con trai để bày tỏ thái độ của ông trước sai lầm, sự vô lễ của En-ri-cô đối với mẹ:
- Người cha không trách móc, mắng mỏ mà chọn hình thức viết thư như một lời tâm sự, bày tỏ suy nghĩ, thái độ, tình cảm của mình trước hành động sai lầm, vô lễ đáng xấu hổ của cậu con trai.
- Đó là cách giáo dục nhẹ nhàng, tế nhị mà vô cùng sâu sắc bởi hình thức viết thư tạo ra cách trò chuyện gián tiếp giúp con vừa đọc vừa tự suy ngẫm, nhận thức về lỗi lầm của mình lại vừa không bối rối, lúng túng khi phải đối mặt với cha.
- Đó cũng là cách ứng xử tế nhị, khéo léo, cách giáo dục không làm mất lòng tự trọng của con trẻ đáng để mỗi chúng ta học tập.
0,5 0,5
1,0
1,0
1,0
Câu 2
(4 điểm)
a. Về kỹ năng: 
 Học sinh biết cách trình bày đoạn văn: diễn đạt rõ ràng, lưu loát, có cảm xúc. Không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ...
b. Về kiến thức: Học sinh chỉ ra được 02 biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ:
 - Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác (nghe) thay cho cảm giác (thấy) 
 - Điệp ngữ “nghe” lặp lại ba lần ở đầu dòng thơ 
=> có tác dụng gây ấn tượng mạnh về tiếng gà trưa, gợi cảm giác tiếng gà trưa như làm xao động, làm ngưng lại cả không gian và xao động lòng người.
1,0
1,0
1,0
1,0
Câu 3
(12 điểm)
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh biết làm bài văn nghị luận hoàn chỉnh với bố cục 3 phần rõ ràng..
- Biết vận dụng kỹ năng nghị luận chứng minh để làm sáng tỏ quan niệm đã cho.
- Kết cấu chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, luận cứ tiêu biểu, lập luận thuyết phục; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 
b. Yêu cầu về kiến thức: 
Trên cơ sở những kiến thức đã được học về kiểu văn nghị luận chứng minh và vốn hiểu biết, học sinh làm sáng tỏ quan niệm đã cho.
Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau:
* Mở bài: nêu được quan niệm cần làm sáng tỏ Con đường từ nhà đến trường của mỗi người học sinh tuy khác nhau nhưng nơi đến ở cuối mỗi con đường ấy đều giống nhau: ở đó, có một ngôi trường đầy tình thân và sự san sẻ. 
* Thân bài: 
- Diễn giải nội dung của quan niệm: Con đường đến trường của học sinh tuy khác nhau ở điểm xuất phát nhưng giống nhau ở điểm đến; ngôi trường là “mái nhà chung”.
- Chứng minh sự khác nhau của con đường từ nhà đến trường: mỗi em đều có một mái nhà riêng, một hoàn cảnh sống riêng
- Chứng minh sự giống nhau ở điểm cuối con đường là ngôi trường: 
+ Ngôi trường là đích đến của người học sinh để trao dồi kiến thức, rèn luyện kĩ năng, tu dưỡng đạo đức; 
+ Ngôi trường là mái nhà chung của các em, là nơi các em sẽ được sống trong tình yêu thương, sự chăm sóc, dạy bảo của thầy cô giáo; được sống trong tình thân ái, sự đùm bọc, yêu thương, chia sẻ của bạn bè...
* Kết bài: 
- Khẳng định tính đúng đắn của quan niệm.
- Nêu ý nghĩa của quan niệm và vai trò của ngôi trường trong cuộc đời của mỗi con người.
2,0
2,0
2,0
2,0
2,0
1,0
1,0
*Lưu ý: Giám khảo linh hoạt khi chấm bài của học sinh. Khuyến khích những bài viết diễn đạt tốt, kết cấu chặt chẽ, có sức thuyết phục; bài viết có cá tính, giọng điệu cảm xúc riêng.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_Thi_HSG_van_7_hay.doc