Đề thi olympic môn: Ngữ văn lớp 7 - Năm học: 2014 - 2015 - Trường THCS Tam Hưng

doc 4 trang Người đăng haibmt Lượt xem 7297Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi olympic môn: Ngữ văn lớp 7 - Năm học: 2014 - 2015 - Trường THCS Tam Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi olympic môn: Ngữ văn lớp 7 - Năm học: 2014 - 2015 - Trường THCS Tam Hưng
 PHÒNG GD&ĐT THANHOAI
 TRƯỜNG THCS TAM HƯNG ĐỀ THI OLYMPIC LỚP 7
 Năm học: 2014 – 2015
 Môn thi: Ngữ văn
 Thời gian: 120 phút
 ĐỀ BÀI
Câu 1: (4điểm) 
 Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau:
 “Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.”
 ( Mùa xuân của tôi- Vũ Bằng- Ngữ văn 7, tập 1)
Câu 2: (6điểm)
 Suy nghĩ của em về ý nghĩa giáo dục qua câu chuyện sau đây:
 Những quả táo sâu
Một người đàn ông bị lạc trong một khu rừng rậm đã mấy ngày. Ông vừa mệt mỏi đói khát, lại vừa mất phương hướng và bắt đầu kiệt sức.
Trong lúc hoàn toàn tuyệt vọng ấy, ông nhìn thấy một cây táo ở đằng xa. Cố lê hết sức đến đó, ông nhặt ngay một quả táo rơi dưới gốc và cắn một miếng to.
Nhưng quả táo đầy sâu, cứ cắn một miếng là phát hiện quả táo bị sâu khiến ông phải nhả ra. Ông nhặt hết quả táo này đến quả táo khác, ông hái cả những quả còn trên cành nhưng tất cả đều bị sâu. Không còn sự lựa chọn nào khác, người đàn ông đành phải nhắm mắt lại và cắn thật nhanh, bởi vì nếu mở mắt ra, ông sẽ không dám ăn. Ông đã sống sót và có sức lực để tiếp tục hành trình của mình – nhờ những quả táo sâu.
 (Hạt giống tâm hồn).
Câu 3: (10 điểm)
 Nhận xét về văn học trung đại Việt Nam (giai đoạn thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX), có nhận định cho rằng: Một trong những nét nổi bật nhất của văn học trung đại Việt Nam giai đoạn này là tình cảm nhân đạo sâu sắc, thấm thía. 
Qua một số văn bản đã học và đọc thêm: Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương), Sau phút chia li (Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm) em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM 
Câu 1: (4 điểm): Bài làm học sinh cần trình bày được các ý sau:
 Mùa xuân của tôi là phần đầu bài tuỳ bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt trong kiệt tác văn chương Thương nhớ mười hai của nhà văn Vũ Bằng. 	 (0,5 điểm)
 Đoạn văn mở đầu bằng câu khẳng định: “Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.” 	 (0,5 điểm)
 Bằng nghệ thuật liệt kê, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu tác giả khẳng định: Tình cảm yêu mến mùa xuân là tình cảm rất tự nhiên của con người, là quy luật tất yếu. 	(1,5 điểm)
 - Diễn tả một cách sâu sắc cảm xúc của nhà văn trước một quy luật rất đỗi tự nhiên trong tình cảm của con người: yêu mùa xuân, yêu tháng giêngTừ đó tác động mạnh mẽ đến cảm xúc người nghe, người đọc... Ai cũng chuộng mùa xuân và mê luyến mùa xuân nên càng trìu mến tháng giêng, tháng đầu của mùa xuân. 	(0,5 điểm)
- Một cách viết duyên dáng, mượt mà, làm cho lời văn mềm mại, tha thiết theo dòng cảm xúc, đọc lên ta cứ ngỡ là thơ. Cảm xúc cứ trào ra qua các điệp ngữ đừng, đừng thương, ai bảo đượcai cấm đượcai cấm đượcai cấm đượcChữ thương được nhắc lại tới 4 lần, liên kết với chữ yêu, chữ nhớ đầy ấn tượng và rung động. (0,5 điểm)
 - Thể hiện rõ tình cảm, tấm lòng của tác giả Vũ Bằng đối với mùa xuân, với quê hương, đất nước.	 (0,5 điểm)
Câu 2: (6 điểm). 
* Yêu cầu về kĩ năng : (2 điểm).
- Bài viết có bố cục và cách trình bày hợp lý.
- Hệ thống ý rõ ràng và được triển khai tốt.
- Diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp.
* Yêu cầu về nội dung : (4 điểm).
- Học sinh biết tóm tắt và nhận xét khái quát câu chuyện: Câu chuyện về người đàn ông đói khát với những trái táo sâu, nhưng chính nhờ ăn những trái táo sâu đó đã giúp ông có thêm sức lực để tiếp tục cuộc hành trình. (1 điểm).
- Ý nghĩa của câu chuyện : 
+ Trong cuộc sống sẽ có những tình huống hay sự thật đôi khi quá khó khăn và nghiệt ngã để chấp nhận (Những trái táo sâu). (1 điểm).
+ Nhưng nếu chúng ta dám dũng cảm đối mặt để vượt qua dù chỉ một lần ( ăn những trái táo sâu đó) – chúng ta sẽ trưởng thành hơn qua những nghịch cảnh, thử thách đó (sống sót và có sức lực tiếp tục cuộc hành trình). (1 điểm).
 - Bài học : (1điểm)
+ Cuộc sống dù có khó khăn nhưng hãy biết chấp nhận khó khăn đó để vượt qua, nhìn vào phía trước nơi có những điều hạnh phúc đang chờ đợi. (0,5 điểm).
+ Liên hệ bản thân mình. (0,5 điểm).
Lưu ý : Học sinh có thể có nhiều suy nghĩ khác nhưng về cơ bản nêu được các ý trên. Giáo viên khuyến khích cho điểm những bài viết có sự sáng tạo.
Câu 3: (10 điểm)
*Yêu cầu chung: 
 Học sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài giải thích, chứng minh văn học, chọn lọc dẫn chứng tiêu biểu để phân tích, chứng minh làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, cân đối; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt tốt - không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu; văn viết có cảm xúc.
*Yêu cầu cụ thể:	 
 Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần khái quát được những nội dung cơ bản sau:
I/ Giải thích nhận định: (2điểm)
- Tình cảm nhân đạo là một nét truyền thống sâu đậm của văn học Việt Nam. (0,5 điểm).
- Tình cảm nhân đạo trong văn học đã phát triển mạnh mẽ ở giai đoạn mà chế độ phong kiến bộc lộ sự khủng hoảng trầm trọng như ở thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX. Văn học giai đoạn này đã thể hiện nỗi thống khổ và số phận chìm nổi của nhiều tầng lớp người trong xã hội đầy rối ren, li loạn. Nhiều tác phẩm đã lên tiếng mạnh mẽ bênh vực cho quyền sống của con người, đặc biệt là người phụ nữ, đồng thời nói lên khát vọng về hạnh phúc, mơ ước tự do và ý thức về cá tính nhiều lúc đã vượt ra ngoài khuôn phép của tư tưởng và lễ giáo phong kiến. (1 điểm).
- Tiêu biểu cho tư tưởng, tình cảm này có thể kể đến các tác giả với những tác phẩm kiệt xuất là kết tinh của nhiều thế kỉ văn học dân tộc: Nguyễn Du với Truyện Kiều, Hồ Xuân Hương với thơ Nôm, Nguyễn Gia Thiều với Cung oán ngâm khúc, Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm với Chinh phụ ngâm khúc(0,5 điểm). 
II/ Phân tích, chứng minh qua các văn bản “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương; “Sau phút chia li” của Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm(6 điểm).
- Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp mang tính truyền thống của con người, đặc biệt là người phụ nữ. (1 điểm)
+ Vẻ đẹp hình thể đầy đặn duyên dáng, tâm hồn trong sáng của người phụ nữ thôn quê (Dẫn chứng). (0,5 điểm)
- Phản ánh với nỗi thống khổ, số phận chìm nổi của nhiều tầng lớp người trong xã hội đầy rối ren, li loạn. (0,5 điểm)
+ Số phận “bảy nổi ba chìm”, long đong, lận đận như thân cò tội nghiệp. (Dẫn chứng) (0,5 điểm)
+ Cảnh ngộ đôi lứa chia li đầy bi kịch vì chiến tranh loạn lạc, người vợ thương chồng phải dấn thân vào “cõi xa mưa gió”, và tủi phận cho mình phải sống lẻ loi, cô đơn một mình một bóng suốt năm canh . (Dẫn chứng). (0,5 điểm)
- Tố cáo sâu sắc, đanh thép xã hội phong kiến bất công tàn bạo, đặc biệt là lễ giáo phong kiến. (0,5 điểm)
- Số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, dù cao sang hay thấp hèn đều phụ thuộc vào quyền định đoạt lễ giáo “tam tòng” hà khắc. ( Dẫn chứng). (0,5 điểm)
 - Những cuộc chiến tranh phi nghĩa của các tập đoàn phong kiến đương thời đã đẩy đất nước vào “cơn gió bụi”, khiến đôi lứa phải chia lìa. (Dẫn chứng). (0,5 điểm)
 - Lên tiếng mạnh mẽ bênh vực cho quyền sống của con người, đặc biệt là người phụ nữ, đồng thời nói lên khát vọng về hạnh phúc, mơ ước tự do và ý thức về cá tính nhiều lúc đã vượt ra ngoài khuôn phép của tư tưởng và lễ giáo phong kiến. (0,5 điểm)
+ Ca ngợi phẩm chất thủy chung, son sắt, chịu thương chịu khó của người phụ nữ. (Dẫn chứng). (0,5 điểm)
+ Trân trọng khát vọng được sống trong tình yêu hạnh phúc, trong hòa bình yên vui. (Dẫn chứng). (0,5 điểm)
III/ Đánh giá: (2 điểm)
- Vận dụng sáng tạo các thể thơ, ngôn ngữ dân tộc .(1điểm)
	- Cùng với tài năng nghệ thuật điêu luyện, trái tim nhân hậu, các tác giả văn học trung đại Việt Nam (Thế kỉ VXIII-Nửa đầu thế kỉ XIX) đã làm nên những tác phẩm bất hủ, thẫm đẫm tinh thần nhân đạo. (1 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docDe Olympic van 7 2014 2015 TH.doc