Đề thi olympic môn: Ngữ văn lớp 7 - Năm học: 2014 - 2015 - Trường THCS Dân Hòa

doc 2 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1697Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi olympic môn: Ngữ văn lớp 7 - Năm học: 2014 - 2015 - Trường THCS Dân Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi olympic môn: Ngữ văn lớp 7 - Năm học: 2014 - 2015 - Trường THCS Dân Hòa
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI 
Trường THCS Dân Hòa
 ĐỀ THI OLYMPIC LỚP 7 
 Năm học 2014-2015
 Môn thi: Ngữ văn 
 Thời gian làm bài :120 phút
 ( Không kể thời gian giao đề) 
Câu 1: (4 điểm)
Xác định và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn thơ sau:
	Trên đường hành quân xa
	Dừng chân bên xóm nhỏ
	Tiếng gà ai nhảy ổ:
	“Cục... cục tác cục ta”
	Nghe xao động nắng trưa
	Nghe bàn chân đỡ mỏi
	Nghe gọi về tuổi thơ
	(Trích Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh)
Câu 2: (4 điểm)
"Hãy biết cám ơn. Khi được nghe những lời khen ngợi, em hãy cám ơn và vui sướng vì em đang tiến về sự hoàn thiện của con người; khi được nghe những lời chê bai quở trách, em hãy cám ơn vì chúng dạy cho em biết sống như một con người". 
 (Giáo dục con người chân chính như thế nào, V.A. Xukhômlinxki)
	Lời dạy trên có ý nghĩa như thế nào? 
Câu 3: (12 điểm)
Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Dựa vào kiến thức văn học đã có, em hãy chứng minh.
*******************Hết*******************
 Người soát đề	 Người ra đề
 Hiệu phó chuyên môn	 Nguyễn Thị Thảo
 Nguyễn Thị Hà
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
(Năm học: 2014-2015)
Môn: Ngữ văn - Lớp 7
Câu 1: (4 điểm)
Yêu cầu:
- Xác đinh đúng biện pháp nghệ thuật: điệp ngữ
- Nêu được tác dụng: 
	Điệp ngữ “nghe” được sử dụng trong đoạn thơ có tác dụng gây ấn tượng mạnh về tiếng gà trưa đồng thời gợi những cảm xúc trong lòng người (cảm xúc về không gian, thời gian và trạng thái tâm lý)
Biểu điểm: 
 Xác định được biện pháp nghệ thuật: 1,0 điểm ; Nêu được tác dụng: 3,0 điểm 
Câu 2: (4 điểm)
Yêu cầu:
- Biết vận dụng kiểu bài nghị luận giải thích để làm sáng tỏ ý nghĩa lời dạy của nhà giáo dục V.A Xukhômlinxki: “Hãy biết cám ơn”
- Bài viết có kết cấu chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, luận chứng tiêu biểu, lập luận thuyết phục, diễn đạt trôi chảy, văn viết trong sáng.
Biều điểm:
- Đặt vấn đề: (1,0 điểm)
Giới thiệu lời dạy của nhà giáo dục và gợi ra phương hướng cần giải thích;
- Giải quyết vấn đề: (2,0 điểm)
	Trình bày các nội dung cần giải thích:
	+ Luận điểm 1: Khi được nghe những lời khen ngợi em hãy cám ơn và vui sướng vì em đang tiến về sự hoàn thiện của con người;
	+ Luận điểm 2: Khi được nghe những lời chê bai quở trách, em hãy cám ơn vì chúng dạy cho em biết sống như một con người.
- Kết bài: (1,0 điểm)
	Nêu ý nghĩa của lời dạy và bài học của bản thân.
Câu 3: (12 điểm)
Yêu cầu:
- Biết vận dụng kiểu bài nghị luận chứng minh để chứng minh: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”
- Bài viết có kết cấu chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, luận chứng tiêu biểu, lập luận thuyết phục, diễn đạt trôi chảy, văn viết trong sáng.
Biều điểm:
- Đặt vấn đề: (1,0 điểm)
Giới thiệu vấn đề cần chứng minh;
Giới hạn của đề.	
- Giải quyết vấn đề: (10 điểm)
	+ Luận điểm 1: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có 
(5,0 điểm)
	+ Luận điểm 2: Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có (5,0 điểm)
- Kết bài: (1,0 điểm)
	Khẳng định ý nghĩa của văn chương và nêu cảm nghĩ của mình.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe Olympic van 7 2014 2015 DH.doc