Đề thi olympic môn: Ngữ văn 7 - Đề 6

doc 4 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1692Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi olympic môn: Ngữ văn 7 - Đề 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi olympic môn: Ngữ văn 7 - Đề 6
phßng Gi¸o dôc và §µo t¹o
§Ò chÝnh thøc
Thanh oai
 §Ò thi olympic líp 7
N¨m häc 2013 - 2014
M«n thi : Ngữ văn
Thêi gian lµm bµi : 120 phót 
(Kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò )
Câu 1: (4điểm) Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ trong đoạn thơ sau:
“ Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta,
   Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa.
   Chỉ biết quên mình cho hết thảy,
   Như dòng sông chảy nặng phù sa”.
( Trích “Theo chân Bác” - Tố Hữu)
Câu 2: (6 điểm )
Suy nghĩ của em về bức thông điệp mà em được nhận từ câu chuyện dưới đây:
 Cơn gió và cây sồi
Một cơn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước cơn gió hung hăng. Như bị thách thức,cơn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng sự giận giữ của cơn gió và không hề gục ngã. Cơn gió mệt mỏi, đành đầu hàng và hỏi:	
- Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế?
Cây sồi già từ tốn trả lời:
- Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gãy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Càng ngày chúng sẽ phát triển càng mạnh mẽ, giúp tôi vững vàng hơn trước mọi sức mạnh của kẻ thù. Nhưng tôi phải cám ơn ông, cơn gió ạ! Chính những cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình. 
( Quang Kiệt- theo Viva Consulting – Hạt giống tâm hồn - Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh)
Câu 3: (10 điểm)
 Từ các văn bản “Những câu hát về tình cảm gia đình”, “Mẹ tôi” (Ét-môn-đo Đơ A-mi-xi), “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài), hãy bộc lộ những tình cảm và suy nghĩ của em khi được sống trong tình yêu thương của những người thân trong gia đình và niềm thương cảm cho những ai không có được những may mắn đó.
 -----------------------------------Hết------------------------------------
phßng Gi¸o dôc và §µo t¹o
Thanh oai
H­íng dÉn chÊm thi olympic
N¨m häc 2013 - 2014
M«n thi : Ngữ văn líp 7
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
(4điểm)
- Học sinh chỉ ra được phép tu từ được dùng trong đoạn thơ trên là phép tu từ điệp ngữ. Từ “thương” được nhắc đi nhắc lại 3 lần trong 2 câu thơ đầu. 
- Phép tu từ so sánh trong hai câu thơ sau: So sánh sự hi sinh quên mình của Bác với hình ảnh dòng sông chảy nặng phù sa. 
- Phân tích tác dụng (3,0đ)
 + Viết về Bác Hồ kính yêu - đó là nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn đối với các nhà văn, nhà thơ. Tố Hữu cũng trân trọng dành một phần tâm hồn mình viết về Bác. Đoạn thơ trên được trích trong trường ca “Theo chân Bác” của Tố Hữu.
 + Trong đoạn thơ tác giả dùng điệp từ “thương” ở 2 câu thơ đầu để nói về tình thương yêu rộng lớn bao la của Bác dành cho ta - những người dân đất Việt cũng như toàn thể nhân dân lao động nghèo khổ trên thế giới. Tình yêu thương của Bác còn bao trùm cả vạn vật trong thiên nhiên.
 + Hai câu thơ sau tác giả dùng phép tu từ so sánh thật độc đáo. Tác giả đã so sánh sự hi sinh quên mình vì dân vì nước của Bác như dòng sông lặng lẽ chảy trôi ngàn đời mang lượng phù sa bồi đắp cho những cánh đồng phì nhiêu.
 + Đoạn thơ có 4 câu sử dụng hài hoà 2 phép tu từ điệp ngữ và so sánh giúp ta hiểu tình thương, sự hi sinh cao cả của Bác dành cho ta, Mỗi người đều cảm động vô cùng khi đọc đoạn thơ trên.
0,5đ.
0,5đ.
0.5đ.
1,0đ
1,0đ
0,5đ
Câu 2
(6điểm)
 * Yêu cầu về kĩ năng: 
 - Xác định đúng kiểu bài nghị luận xã hội, dạng nghị luận mở.
 - Bài viết có bố cục 3 phần.
 - Hệ thống ý (luận diểm) rõ ràng, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, dẫn chứng cụ thể. 
 - Biết vận dụng tổng hợp các phương pháp lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận...
- Có kĩ năng vận dụng yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm vào bài văn nghị luận.
* Yêu cầu về nội dung: 
- Có thể trình bày bài viết của mình theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo một số ý cơ bản mang tính định hướng sau:
1. Hiểu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện: 
- Cơn gió: Hình ảnh tượng trưng cho những khó khăn, thử thách, những nghịch cảnh trong cuộc sống.
- Cây sồi: Hình ảnh tượng trưng cho lòng dũng cảm, dám đối đầu, không gục ngã trước hoàn cảnh với niềm tin chiến thắng.
- Ý nghĩa của câu chuyện: Trong cuộc sống, con người cần có lòng dũng cảm, tự tin, nghị lực và bản lĩnh vững vàng trước những khó khăn, trở ngại của cuộc sống.
2. Bức thông điệp từ câu chuyện: 
Học sinh tự cảm nhận tìm ra điều tác giả muốn nhắn gửi theo cách hiểu của mình, miễn là hợp lí. Sau đây là một số gợi ý:
- Trong cuộc sống, luôn tiềm ẩn những khó khăn, trở ngại, những nghịch cảnh khó lường và chúng có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nếu không có lòng dũng cảm, dám đối mặt với khó khăn, trở ngại thì khó hoặc không thể vượt qua được.
- Lòng dũng cảm, nghị lực và bản lĩnh vững vàng sẽ tiếp thêm sức mạnh giúp con người tự tin trước khó khăn, trở ngại, những nghịch cảnh của cuộc đời.
- Dũng cảm dám đối mặt với thử thách, không gục ngã trước hoàn cảnh là chìa khóa của thành công.
Lưu ý: Trong quá trình lập luận nên có những dẫn chứng về những tấm gương dũng cảm, không gục ngã trước hoàn cảnh để cách lập luận thêm thuyết phục.
3. Bài học cho bản thân: 
- Rèn luyện bản lĩnh, nghị lực vững vàng trước mọi hoàn cảnh.
- Bình tĩnh tìm ra giải pháp cần thiết để từng bước vượt qua khó khăn, trở ngại.
- Nuôi dưỡng niềm tin chiến thắng. Không nên tuyệt vọng, bi quan, chán nản, gục ngã trước hoàn cảnh.
- Phê phán thái độ, hành động buông xuôi, thiếu ý chí, nghị lực, niềm tin.
2,0đ.
1,0đ
2,0đ
1,0đ
Câu 3
(10
điểm)
1. Nội dung ( 7 đ)
a) Mở bài :
 Giới thiệu những tình cảm và suy nghĩ của em khi được sống trong tình yêu thương của những người thân trong gia đình và bộc lộ niềm thương cảm cho những ai không có được những may mắn đó thông qua việc đọc các văn bản Những câu hát về tình cảm gia đình, Mẹ tôi (Ét-môn-đo Đơ A-mi-xi), Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hoài).
b) Thân bài:
 - Cảm xúc sung sướng, hạnh phúc biết bao khi được sống trong tình yêu thương của ông bà, cha mẹ, anh chị em, được cha mẹ, ông bà sinh thành dưỡng dục, nâng niu chăm sóc. ( Dẫn chứng trong các văn bản trên).
 - Biết ơn, trân trọng nâng niu những tình cảm, công lao mà ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình đã dành cho mình. ( Dẫn chứng trong các văn bản trên).
 - Bày tỏ tình cảm một cách sâu sắc nhất bằng cách nguyện ghi lòng tạc dạ chín chữ cù lao, làm tròn chữ hiếu, anh em hoà thuận làm cho cha mẹ vui lòng, nhớ thương cha mẹ ông bà... ( Dẫn chứng trong các văn bản trên).
 - Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó. ( Dẫn chứng trong các văn bản trên).
 - Bộc lộ niềm thương cảm cho những ai không có được những may mắn đó trên cơ sở văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài). Cuộc đời còn biết bao nhiêu bạn sống thiếu những tình yêu thương của cha mẹ, anh em phải xa cách chia lìa như Thành và Thuỷ trong “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài) và biết bao tình cảnh éo le khác.
 - Bộc lộ niểm mong ước mọi người đều được sống trong tình yêu thương của những người thân trong gia đình trên cơ sở các văn bản “Những câu hát về tình cảm gia đình”,“Mẹ tôi” (Ét-môn-đo Đơ A-mi-xi), “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài).
c) Kết bài:
- Khẳng định tình cảm gia đình cần thiết với mỗi con người. Vì vậy hãy quý trọng và gìn giữ.
2. Hình thức: ( 3đ)
Không mắc lỗi từ và câu.
Văn viết biểu cảm.
Có sự sáng tạo trong cách lập luận và biểu đạt cảm xúc.
0.5đ
1.0đ
1,0đ
1,0đ
1,0đ
1,0đ
1.0đ
0.5đ
1.0đ
1.0đ
1.0đ

Tài liệu đính kèm:

  • docde thi Olympic van 7 (6).doc