PHÒNG GD&ĐT THANH OAI TRƯỜNG THCS TÂN ƯỚC ĐỀ THI OLYMPIC LỚP 8 Năm học: 2014-2015 Môn: Ngữ Văn Thời gian làm bài: 250 phút Câu 1:(4,0 điểm)Cảm nhận của em về đoạn văn sau: “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”. ( “Tôi đi học”-Thanh Tịnh) Câu 2(6 điểm): Suy nghĩ của em về ý nghĩa gợi ra từ câu chuyện sau: “Chiếc lá vàng tự bứt khỏi cành rơi xuống gốc. Cái gốc tròn mắt ngạc nhiên hỏi: - Ôi, sao sớm thế? Chiếc lá vàng giơ tay chào, cười và chỉ vào những lộc non” ("Ngụ ngôn chọn lọc" - NXB Thanh Niên – 2003, trang 114, 115) Câu 3 (10 điểm) Nhận xét về người nông dân trong văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng 8-1945 có ý kiến cho rằng: “Người nông dân tuy nghèo khổ, lam lũ, ít học nhưng không ít tấm lòng”. Bằng hiểu biết của em về nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. --------------------- HÕt--------------------------- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinhSố báo danh PHÒNG GD&ĐT THANH OAI TRƯỜNG THCS TÂN ƯỚC HƯỚNG DẪN CHẤM THI OLYMPIC LỚP 8 Năm học: 2014-2015 Môn: Ngữ Văn Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1:( 4.0điểm) a.Yêu cầu Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, có thể có những phát hiện và cảm thụ riêng nhưng cần nêu được một số ý cơ bản sau: Đoạn văn đã tô đậm cảm giác trong trẻo, tươi sáng của nhân vật “ tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên. Kỷ niệm ấy như còn hiển hiện rất rõ với thời gian, không gian cụ thể và tâm trạng nhớ về buổi tựu trường như còn tươi mới với cảm giác rộn ràng đầy xúc cảm. Dòng hồi tưởng được khơi gợi rất tự nhiên, bắt đầu bằng những biến chuyển của trời đất cuối thu “hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường”. Thời điểm ấy thường gợi cho lòng người những bâng khuâng hoài nhớ. Những từ láy nao nức, mơn man diễn tả những rung động thiết tha vô cùng trẻ trung trong tâm hồn nhân vật bất chấp bao năm tháng đã di qua. Điệp ngữ lòng tôi diễn tả sức sống lâu bền của kỷ niệm. Hai chữ mơn man đầy gợi cảm, thể hiện trạng thái êm ái, nhẹ nhàng trong tâm hồn tác giả khi được sống lại kí ức tuổi thơ. Nhớ lại những kỷ niệm của buổi tựu trường, nhân vật tôi nhớ lại những cảm giác trong sáng để lại những dấu ấn lâu bền trong lòng mình “tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười” giữa bầu trời quang đãng”. Tâm trạng ấy, “những cảm giác trong sáng ấy được thể hiện cụ thể và chính xác nhờ hình ảnh so sánh như mấy cánh hoa tươi và phép nhân hóa mấy cánh hoa tươi mỉm cười vừa diễn tả những cảm giác đẹp đẽ, trong sáng trong tâm hồn của cậu học trò nhỏ, vừa tạo nên chất thơ tươi tắn và man mác lan tỏa trong mạch văn. b. Cách cho điểm - Cho 3.5- 4 điểm: Đáp ứng được những yêu cầu trên, văn viết có cảm xúc, diễn đạt trong sáng. - Cho 1.5- 2 điểm: Đáp ứng được 1/2 yêu cầu hoặc hiểu ý mà diễn đạt chưa thật lưu loát. Câu 2 (6 điểm) 1.Giải thích: - Câu chuyện nhấn mạnh đến cách thức mà “chiếc lá vàng” rời khỏi cái cây nó đã bám víu lâu nay: nó “tự bứt” khỏi cành cây sớm hơn thời gian mà nó có thể tồn tại, khiến cái gốc phải bật hỏi: “Sao sớm thế?”. - Điều quan trọng hơn nữa là cách “chiếc lá vàng” nhìn nhận về sự ra đi của mình: mỉn cười và “chỉ vào những lộc non”. Đó là sự thanh thản khi chiếc lá đã tìm thấy được ý nghĩa cho cuộc đời của mình: tự nguyện hy sinh để nhường chỗ cho một thế hệ mới ra đời. → Câu chuyện cho ta một bài học về lẽ sống ở đời: Phải biết sống vì người khác, dám chấp nhận cả những thiệt thòi, hy sinh về phía bản thân mình. Đó cũng chính là một trong những cách sống để khẳng định ý nghĩa sự sống của mỗi con người. 2. Bình luận, chứng minh: - Mỗi phút giây được sống, được yêu thương trên cõi đời này là niềm hạnh phúc tuyệt diệu của mỗi con người trên thế gian này. Vì vậy, bất cứ ai cũng quý trọng từng giây từng phút của cuộc đời mình. Thế nhưng, giá trị sự sống của mỗi con người lại không phải là sự tồn tại được đo bằng giờ, bằng phút, bằng năm, đúng như Bailey đã từng nói “điều quan trọng không phải chúng ta sống được bao lâu mà là chúng ta đã sống như thế nào”. - Lẽ sống cống hiến, hy sinh vì những người thương yêu, vì sự tiến bộ của nhân loại là một phương cách để con người tìm được ý nghĩa, giá trị sự sống của bản thân. Bởi khi trao yêu thương cũng là lúc mỗi người được nhận lại những niềm hạnh phúc ngập tràn của lòng biết ơn, sự cảm phục Ngay cả khi chấp nhận hy sinh sự sống quý báu của bản thân mình cũng là lúc con người bất tử hóa giá trị sự sống của mình trong sự sống của những thế hệ tiếp sau - Từ mối quan hệ giữa “lá vàng” và “lộc non” câu chuyện cũng đưa ra một quy luật của sự sống: Cuộc sống là một sự phát triển liên tục mà ở đó cái mới thay thế cái cũ là điều tất yếu. Mỗi chúng ta cần phải nhận thức rõ quy luật đó để tránh trở thành những vật cản của bánh xe lịch sử; đồng thời phải biết đặt niềm tin và tạo điều kiện cho thế hệ trẻ có cơ hội để khẳng định mình và thúc đẩy xã hội ngày càng văn minh, tiến bộ. (Lưu ý: Mỗi luận điểm trên đều có phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ. Dẫn chứng phải toàn diện cả trong văn học và trong đời sống) 3. Mở rộng, nâng cao: - Phê phán lối sống vị kỷ, chỉ biết đến lợi ích của bản thân mà sẵn sàng chà đạp lên mọi giá trị của sự sống -Thế hệ trẻ phải biết sống, phấn đấu và cống hiến sao cho xứng đáng với những gì được trao và nhận sống trở nên tốt đẹp và ý nghĩa hơn. C©u 3( 10 ®iÓm) Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo những yêu cầu sau: 1. Về hình thức - Bµi lµm cã bố cục rõ ràng, luËn ®iÓm ®Çy ®ñ chÝnh x¸c - Lời văn chuẩn xác, không sai lỗi chính tả, c¶m xóc s©u s¾c 2. Về nội dung. Học sinh cần làm sáng tỏ hai luận điểm cơ bản: * Lão Hạc là người nông dân nghèo khổ lam lũ ít học. - Cảnh ngộ của Lão Hạc thật bi thảm: Nhà nghèo, vợ chết, hai cha con lão sống lay lắt rau cháo qua ngày. - Vì nghèo nên lão cũng không đủ tiền cưới vợ cho con nên khiến con trai lão phải bỏ đi làm ở đồn điền cao su. - Chính vì nghèo khổ nên ông không có điều kiện học hành vì thế mà lão không biết chữ, mỗi lần con trai viết thư về lão lại phải nhờ ông giáo đọc hộ và cả đến khi muốn giữ mảnh vườn cũng lại nhờ ông giáo viết văn tự hộ. - Sự túng quẫn ngày càng đe dọa lão nên sau trận ốm kéo dµi, không có việc, rồi bão ập đến phá sạch hoa màukhông lấy tiền đâu để nuôi con Vàng nên lão đã phải dằn lòng quyết định bán cậu Vàng – kỷ vật mà đứa con trai l·o ®Ó l¹i. - L·o sèng ®· khæ chÕt còng khæ. HS lÊy dÉn chøng ph©n tÝch, chøng minh * Lão Hạc là người nông dân giàu có ở tấm lòng yêu con và lòng nhân hậu. - L·o H¹c c¶ ®êi yªu con mét c¸ch thÇm lÆng, ch¶ thÕ mµ tõ ngµy vî chÕt l·o ë vËy nu«i con ®Õn khi trëng thµnh. L·o ch¾t chiu dÌ sÎn ®Ó cã tiÒn lo cíi vî cho con Êy vËy mµ c¶ ®êi dµnh dôm còng kh«ng ®ñ v× thÕ mµ khi chøng kiÕn nçi buån nçi ®au cña con l·o lu«n day døt ®au khæ. HS lÊy dÉn chøng chøng minh - Yªu vµ th¬ng con nªn khi xa con t×nh yªu con cña l·o ®îc thÓ hiÖn gi¸n tiÕp qua viÖc ch¨m sãc con chã- kØ vËt mµ ®øa con ®Ó l¹i. Lão vô cùng đau đớn dằn vặt khi bán con chó vàng. Qua đó thấy được tấm lòng nhân hậu của lão. HS lÊy dÉn chøng chøng minh - Th¬ng con l·o chän cho m×nh mét c¸ch hi sinh, ®Æc biÖt lµ hi sinh c¶ m¹ng sèng cña m×nh cho con. HS lÊy dÉn chøng chøng minh Qua cuéc ®êi khèn khæ vµ phÈm chÊt cao quý cña l·o H¹c nhµ v¨n ®· thÓ hiÖn tÊm lßng yªu th¬ng tr©n träng ®èi víi ngêi n«ng d©n. * NghÖ thuËt - TruyÖn ®îc kÓ ë ng«i thø nhÊt ngêi kÓ chuyÖn lµ «ng Gi¸o lµm c©u chuyÖn dÉn d¾t tù nhiªn sinh ®éng hÊp dÉn - NghÖ thuËt miªu t¶ t©m lÝ nh©n vËt qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm. 3. C¸ch cho ®iÓm. - Tõ 8- 10 ®iÓm víi bµi viÕt cã ®ñ néi dung, bµi viÕt m¹ch l¹c vµ c¶m xóc s©u s¾c. - Tõ 6 - 7 ®iÓm cho bµi còn thiếu một số ý song c¶m xóc cha s©u. - Tõ 3-5 ®iÓm cho bµi tá ra hiÓu ®Ò song cßn cha trän vÑn vÒ néi dung, cßn m¾c nhiÒu lçi chÝnh t¶ - Tõ 1- 2 ®iÓm cho bµi viÕt yÕu. * Chó ý: Trªn ®©y lµ ®Þnh híng chÊm, trong qu¸ tr×nh chÊm gi¸m kh¶o cÇn linh ho¹t vËn dông biÓu ®iÓm, tr©n träng nh÷ng s¸ng t¹o cña häc sinh. --------------------- HÕt--------------------------- Tân Ước, ngày 09 tháng 01 năm 2015 Xác nhận của tổ KHXH Người ra đề Nguyễn Thị Hồng Trang Xác nhận của Ban giám hiệu
Tài liệu đính kèm: