Đề thi môn: giáo dục công dân 8 thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 3 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 4717Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn: giáo dục công dân 8 thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi môn: giáo dục công dân 8 thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
KHẢO SÁT NĂNG KHIẾU HỌC SINH LỚP 8
NĂM HỌC 2014-2015
Đề thi môn: Giáo dục công dân
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (1,5 điểm).
Mê tín dị đoan là gì? Hãy cho biết tác hại của mê tín dị đoan?
Câu 2 (3,0 điểm).
Em hiểu như thế nào về HIV/AIDS? Thái độ và hành động của em trước thảm họa này?
Câu 3 (2,0 điểm).
Khi bàn về trách nhiệm của cha mẹ trong việc nuôi dưỡng và giáo dục con cái, người xưa có câu: "Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà".
Em có đồng tình với quan niệm đó không? Vì sao?
Câu 4 (2,0 điểm).
Phương năm nay mới 15 tuổi đang là học sinh lớp 9, trong kỳ thi học sinh giỏi vừa qua Phương đạt giải nhất. Phương được bố mua tặng một chiếc xe đạp mới. Phương rất vui với món quà mà bố tặng cho mình.
a) Phương có những quyền gì và không có những quyền gì đối với chiếc xe của mình? Vì sao?
b) Quyền sở hữu là gì? Quyền sở hữu bao gồm những quyền nào? Quyền nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Câu 5 (1,5 điểm).
Thế nào là kỷ luật? Thế nào là pháp luật? Cho các ví dụ.
Đáp án đề thi năng khiếu môn Giáo dục công dân lớp 8
Câu 1 (1.5 điểm)
Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên.
Hậu quả:
Ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần thậm chí cả tính mạng. 
Làm mất thời gian, tiền của, công sức...
Cần phải đấu tranh, ngăn ngừa mê tín dị đoan. 
Câu 2 (3,0 điểm). 
Hiểu biết về HIV/AIDS
HIV là tên của một loại vi-rút gây suy giảm miễn dịch ở người.
AIDS là giai đoạn cuối của sự nhiễm HIV, thể hiện triệu chứng của các bệnh khác nhau, đe dọa đến tính mạng của con người. 
HIV là một đại dịch của thế giới và Việt Nam. 
Là một căn bệnh nguy hiểm đối với tính mạng, sức khỏe của con người... 
Đe dọa tương lai, nòi giống của dân tộc, nhân loại... 
Ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội của đất nước... 
HIV/AIDS lây qua 3 con đường
Đường máu (Cho máu không xét nghiệm, dùng chung bơm kim tiêm...) 
Quan hệ tình dục không an toàn 
Từ mẹ sang con trong quá trình mang thai mà người mẹ bị nhiễm HIV
Thái độ và hành động:
Sống an toàn, lành mạnh, không sa vào tệ nạn xã hội, như ma túy, mại dâm... 
Không kỳ thị, phân biệt với người nhiễm HIV/AIDS.
Cảm thông, chia sẻ... với người nhiễm HIV/AIDS. 
Biết lên án phê phán với với hành vi xa lánh, phân biệt, kỳ thị người nhiễm HIV...
Tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền, phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS do trường, địa phương ...tổ chức.
Liên hệ được trách nhiệm bản thân... 
Câu 3 (2,0 điểm). 
Không đồng tình với quan niệm trên. Vì nó không còn phù hợp với xã hội hiện nay.. 
Quan niệm trên cho rằng người phụ nữ là người chịu trách nhiệm chính trong việc làm cho con cái hư hỏng. 
Quan niệm trên đã phủ nhận vai trò của người cha, người đàn ông trong gia đình, trong việc giáo dục con cái.
Trong xã hội hiện nay, vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. 
Nuôi dưỡng, dạy bảo con cái là trách niệm chung của cả vợ chồng, ông bà hai bên nội, ngoại... 
Nhà trường, xã hội cũng có vai trò quan trọng trong giáo dục nhân cách con người. 
Câu 4 (2,0 điểm). 
Phương có quyền chiếm hữu và quyền sử dụng 
Phương không có quyền định đoạt 
Vì: Chiếc xe đó là do bố mua cho để đi học
Phương mới 15 tuổi thì đang chịu sự quản lí của bố mẹ
Phương không có quyền định đoạt 
Quyền sở hữu bao gồm có 3 quyền:
Quyền chiếm hữu là quyền trực tiếp nắm giữ và quản lí tài sản. 
Quyền sử dụng là quyền khai thác giá trị từ tài sản đó mang lại.
Quyền định đoạt là quyền quyết định tài sản sẽ ra sao: Bán, tặng, cho... 
Quyền định đoạt là quyền quan trọng nhất. Vì quyền định đoạt là quyền quyết định đối với tài sản như: Bán, tặng, cho... để phân biệt với quyền sử dụng và quyền chiếm hữu... 
Câu 5 (1,5 điểm). 
Kỷ luật: Kỷ luật là những qui định chung của một cộng đồng hoặc của một tổ chức xã hội, yêu cầu mọi người phải tuân theo, nhằm tạo sự thống trong hành động. 
Ví dụ: Không được nói chuyện trong giờ học... 
Pháp luật: Là qui tắc xử sự chung, có tính bắt buộc,do Nhà nước ban hành, được Nhà nước bảo đạm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết và cưỡng chế. 
Ví dụ: Đi xe mô tô, xe gắn máy thì phải đội mũ bảo hiểm... 

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_GDCD_khoi_8.doc