Đề cương ôn tập học kì II Giáo dục công dân lớp 8 - Trường THCS Tân Châu

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 446Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II Giáo dục công dân lớp 8 - Trường THCS Tân Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập học kì II Giáo dục công dân lớp 8 - Trường THCS Tân Châu
Câu 1: Tệ nạn xã hội là gi? Nêu tác hại của tệ nạn xã hội? 
Em sẽ làm gi khi:
Bạn em rủ em bỏ tiết đi chơi điện tử ăn tiền.
Em phát hiện một nhóm người cùng xóm tụ tập đánh bài ăn tiền.
Một người rủ em đi hit thử hê-rô-in.
Một người nhờ em mang hộ gói đồ đến điạ điểm nào đó.
Trả lời:
- Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. 
- Tác hại: Tệ nạn xã hội ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người, làm tan vỡ hạnh phúc gia đinh, rối loạn trật tự xã hội, suy thóai giống nòi, dân tộc.. Ma túy, mại dâm là con đường ngắn nhất làm lây truyền HIV/AIDS.
Tinh huống:
Từ chối, giải thich cho bạn hiểu đó là tệ nạn xã hội.
Tim cách khuyên, ngăn, nếu còn tiếp diễn sẽ báo với chinh quyền.
Câu 2: Hãy nêu một số quy đinh của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội. Hãy nêu trách nhiệm của công dân, học sinh trong việc phòng chống tệ nạn xã hội.
Giải quyết tinh huống sau đây:
Trên đường đi học về, Hằng thường bi một người đàn ông lạ mặt bám theo sau. Người này làm quen với Hằng, rủ Hằng đi chơi với ông ta và hứa sẽ cho Hằng nhiều tiền và những gi Hằng thich.
Theo em điều gi sẽ xảy ra với Hằng nếu Hằng đi theo người đàn ông lạ?
Nếu em là Hằng, em sẽ làm gi trong trường hợp đó? (Bài tập 5/SGK/37)
Trả lời: 
- Quy đinh của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội: 
+ Cấm đánh bạc hoặc tổ chức đánh bạc.
+ Nghiêm cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng, tổ chức sử dụng, cưỡng bức, lôi kéo, sử dụng trái phép chất ma túy.
+ Những người nghiện ma túy bắt buộc phải cai nghiện.
+ Đặc biệt là đối với trẻ em: Nghiêm cấm học sinh hút thuốc lá, uống rượu, sử dụng vào các hoạt động khác liên quan đến ma túy.
- Trách nhiệm của công dân và học sinh:
+ Sống giản di, lành mạn.
+ Biết giữ minh và giúp nhau không xa vào tệ nạn xã hội.
+ Tich cực tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội ở trường hoặc đia phương nơi minh sinh sống học tập và làm việc.
+ Tuyên truyền vận động mọi người cùng tham gia phòng chống tệ nạn xã hội
* Tinh huống:
- 
Câu 3: Hãy nêu tinh chất nguy hiểm của HIV/AIDS đối với lòai người? Trinh bày các biện pháp phòng chống HIV/AIDS ?
Trả lời:
- Hủy họai sức khỏe, cướp đi tinh mạng con người, phá vỡ hạnh phúc gia đinh.
- Suy thóai giống nòi, ảnh hưỡng nghiêm trọng đến kinh tế xã hội đất nước.
- Biện pháp:
+ Sống an toàn, lạnh mạnh, tránh xa vào tệ nạn xã hội, đặc biệt là ma túy và mại dâm.
+ Không được phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.
+ Tham gia các hoạt động xã hội, phòng chống HIV/AIDS ở trường và cộng đồng .
Câu 4: Pháp luật quy đinh như thế nào về phòng chống HIV/AIDS?
Giải quyết tinh huống sau đây: 
Hiền rủ Thủy đến nhà Huệ chơi nhân ngày sinh của Huệ. Thủy nói: “Cậu không biết là chi của Huệ bi ốm à? Người ta nói chi ấy bi nhiễm AIDS. Tợ sợ lắm, nhỡ bi lây thi chết, tớ không đến đâu!”.
Em có đồng tinh với Thủy không? Vi sao?
Nếu em là Hiền thi trong trường hợp đó, em sẽ làm gi?
Trả lời :
- Mọi người có trách nhiệm thực hiện biện pháp phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS cho bản thân, cho gia đinh và xã hội.
- Tham gia các hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại gia đinh và cộng đồng.
- Nghiêm cấm hành vi mua, bán dâm, tiêm chich ma túy và các hoạt động lây lan truyền khác.
- Người nghiện HIV/AIDS có quyền giữ bi mật về tinh trạng nhiễm HIV/AIDS của minh.
- Không được phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS. Thực hiện phòng chống lây truyền bệnh.
* Tinh huống:
- 
Câu 5: Nêu tác hại của việc sử dụng các vũ khi, cháy, nổ, chất độc hại? Pháp luật quy đinh như thế nào về phòng ngừa tai nạn vũ khi, cháy nổ, chất độc hại? Các lọai vũ khi thông thường, cháy nỗ, và chất độc hại thường gặp? Kể tên từng lọai?
Em sẽ làm gi khi thấy:
Bạn bè hoặc các em nhỏ chơi, nghich, các vật lạ, các chất nguy hiểm?
Có người đinh cưa, đục, tháo chốt bom, min, đạn pháo để lấy thuốc nổ?
Có người đinh hút thuốc lá, nấu ăn hoặc đốt lửa sưởi gần nơi chứa xăng, dầu?
Có người tàng trữ, vận chuyển, buôn bán vũ khi và các chất độc hại?
Trả lời:
- Tác hại: Gây tổn thất lớn về người và tài sản cho cá nhân, gia đinh và xã hội, gây ô nhiễm môi trường.
- Pháp luật quy đinh về phòng ngừa tai nạn vũ khi, cháy nổ, chất độc hại:
+ Cấm tàng trữ, vận chuyễn, buôn bán, sử dụng trái phép các lọai vũ khi, các chất cháy nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại.
+ Chi những cơ quan tổ chức cá nhân được nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ, chuyên chở và sử dụng vũ khi, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại.
+ Cơ quan tổ chức cá nhân có trách nhiệm bảo quản, chuyên chở và sử dụng vũ khi, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ, chất độc hại, phải được huấn luyện về chuyên môn, có đủ phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ quy đinh về an toàn.
- Các lọai:
+ Vũ khi thông thường: Các loại súng đạn, lựu đạn, bom min,.....
+ Chất cháy: xăng, dầu.
+ Chất nổ: Thuốc nổ, thuốc pháo, gas.
+ Chất độc hại: Chất phóng xạ, chất độc màu da cam, thuốc bảo vệ thực vật,....
* Tinh huống:
- 
Câu 6: Thế nào là quyền sở hữu tài sản của công dân và nghiã vụ tôn trọng tài sản của người khác? Nêu quy đinh về nghiã vụ tôn trọng tài sản của người khác?
Binh nhặt được một túi xách nhỏ trong đó có tiền, một giấy chứng minh nhân dân mang tên Nguyễn Văn Hà và các giấy tờ khác. Do đánh mất tiền đóng học phi, Binh đã vứt giấy chứng minh nhân dân và các tờ giấy tờ,chi giữ lại tiền.
Binh hành động như vậy là đúng hay sai? Vi sao. Nếu em là Binh, em sẽ hành động như thế nào?
Trả lời:
- Quyền sở hữu tài sản của công dân là quyền của công dân đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của minh
- Quyền sở hữu tài sản bao gồm: + Quyền chiếm hữu.
 + Quyền sở hữu.
 + Quyền đinh đoạt.
- Nghiã vụ tôn trọng tài sản của người khác là nghia vụ tôn trọng tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác.
- Nghiã vụ tôn trọng tài sản của người khác được quy đinh:
+ Nhặt được của rơi trả lại chủ sở hữu.
+ Khi vay nợ phải trả đầy đủ đúng hạn.
+ Khi mượn phải giữ gin cẩn thận, sử dụng xong trả lại cho chủ sở hữu. Nếu làm hư hỏng phải sửa chữa hoặc bồi thường đủ giá tri tài sản.
+ Nếu gây thiệt hại về tài sản phải bồi thường theo quy đinh.
* Bài tập:
- 
Câu 7: Hãy nêu trách nhiệm của nhà nước trong việc công nhận và bảo vệ tài sản của công dân
Giải quyết tinh huống sau đây:
Do có việc gấp, chi Hoa đem chiếc xe đạp của minh ra cửa hàng cầm đồ để vay tiền. Đến hẹn, chi mang tiền đến trả để lấy lại xe nhưng chiếc xe của chi đã bi Hà – Con trai ông chủ của hàng – đem sử dụng làm gãy khung.
Theo em, Hà có được quyền sử dụng chiếc xe đó không? Vi sao? Ông chủ cửa hàng có những quyền gi đối với chiếc xe của chi Hoa, căn cứ vào đâu? Chi Hoa có quyền đòi bồi thường chiếc xe bi hỏng không? Ai sẽ bồi thường.
Trả lời: 
- Trách nhiệm của nhà nước:
+ Ghi nhận bằng hiến pháp, pháp luật.
+ Tuyên truyền công nhân có ý thức bảo vệ tài sản, tôn trọng tài sản của người khác.
+ Nhà nước có biện pháp xử lý đối với những người vi phạm pháp luật.
* Bài tập:
- 
Câu 8: Thế nào là nghiã vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ich công cộng? Nhà nước thực hiện quản lý tài sản như thế nào?
Ông Tám được giao phụ trách máy pho-to-co-py của cơ quan. Ông giữ gin rất cẩn thận, thường xuyên lau chùi bảo quản và không cho ai sử dụng. Ngòai những việc của cơ quan, ông thường nhận tài liệu bên ngòai pho-to để tăng thu nhập. Vào mùa thi, ông nhận in tài liệu thu nhỏ để thi sinh dễ mang vào phòng thi.
Hỏi: a) Việc làm của ông Tám đúng ở điểm nào, sai ở điểm nào, vi sao?
 b) Người quản lý tài sản của nhà nước có nghiã vụ và trách nhiệm gi đối với tài sản được giao?
Trả lời:
- Tài sản nhà nước là thuộc quyền sở hữu toàn dân do nhà nước chiu trách nhiệm quản lý.
- Lợi ich cộng đồng là những lợi ich chung cho mọi người và cho xã hội.
- Vai trò: Là cơ sở vật chất của xã hội để phát triển kinh tế của đất nước nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.
- Nhà nước thực hiện quản lý tài sản: Nhà nước thực hiện quản lý tài sản bằng việc ban hành và tổ chức thực hiện các quy đinh pháp luật về quản lý và sử dụng tài sản thuộc sở hữu toàn dân (tài sản nhà nước); tuyên truyền, giáo dục mọi công dân thực hiện nghiã vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước, lợi ich công cộng.
* Bài tập:
-
Câu 9: Trinh bày nghia vụ công dân học sinh đối với tài sản nhà nước và lợi ich cộng đồng? Em hãy nêu ý kiến nhận xét của minh về việc làm sau:
Giờ ra chơi, các bạn nam lớp 8B rủ nhau đá bóng trong sân trường. Đang hăng say, Hùng sút qua mạnh, quả bóng bay chệch về phia lớp học làm vỡ kinh. Thấy thế cả đàm liền bỏ chạy.
Trả lời:
- Không được xâm phạm (lấn chiếm, phá họai hoặc sử dụng vào mục đich cá nhân) tài sản của Nhà nước và lợi ich công cộng
- Khi được nhà nước quản lý sử dụng tài sản nhà nước phải bào quản, giữ gin, sử dụng, tiết kiệm, có hiệu quả, không tham ô, lãng phi.
- Học sinh cần giữ gin vệ sinh chung, tiết kiệm điện nước đấu tranh với những hành vi làm ô nhiễm, phá hủy tài nguyên thiên nhiên.
* Bài tập:
- 
Câu 10: Thế nào là quyền khiếu nại, tố cáo của công dân? Có mấy cách thực hiện quyền tố cáo và khiếu nại của công dân?
T là học sinh chậm tiến, thường xuyên giao du với bọn xấu và bi chúng lôi kéo vào con đường hút chich. Có lần chúng bắt T phải lấy trộm tiền của các bạn cùng lớp để nộp cho chúng. Là bạn học cùng lớp với T, em sẽ làm gi để giúp đỡ bạn?
Trả lời: 
- Quyền khiếu nại là quyền của công dân, đề nghi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét lại quyết đinh, các việc làm của cán bộ công chức nhà nước khi thực hiện công vụ theo quy đinh của pháp luật, quyết đinh ki luật, khi cho rằng, quyết đinh hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ich hợp pháp của minh.
- Quyền tố cáo là quyền của công dân, báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về một vụ, việc vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ich của Nhà nước, quyền, lợi ich hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
- Có 2 cách thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo của công dân: Trực tiếp và gián tiếp.
* Bài tập:
- 
Câu 11: Hãy nêu trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc đảm bảo thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo.
Giải quyết tinh huống sau:
Khi phát hiện 
Thế nào là quyền tự do ngôn luận? Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận như thế nào?
Trả lời:
- Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội
- Thực hiện quyền tự do ngôn luận: + Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận trong cuộc họp ở cơ sở, trên các phương tiện thông tin đại chúng, kiến nghi với đại biểu quốc hội, hội đồng nhân dân hoặc góp ý kiến vào các dự thảo cương linh, chiến lược, dự thảo văn bản luật,....
 + Không lợi dụng tự do ngôn luận để làm trái pháp luật
Câu 3: Pháp luật là gi? Nêu đặc điểm của pháp luật?
Binh là học sinh chậm tiến, Binh thường xuyên vi phạm nội quy nhà trường như đi học muộn, không làm đủ bài tập, mất trật tự trong giờ học, đôi lần còn đánh nhau với các bạn trong trường. Theo em, ai có quyền xử lý những vi phạm của Binh? Căn cứ để xử lý vi phạm đó? Trong các hành vi trên của Binh, hành vi nào là vi phạm pháp luật?
Trả lời:
- Pháp luật là quy tắc xử sự chung, có tinh bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
- Đặc điểm của pháp luật: + Pháp luật mang tinh quy phạm phổ biến.
 + Tinh xác đinh chặt chẽ.
 + Tinh bắt buộc (tinh cưỡng chế)
 * Bài tập:
- Hành vi vi phạm ki luật của Binh như đi học muộn, không làm đủ bài tập, mất trật tự trong giờ học do ban giám hiệu nhà trường xử lý dựa trên cơ sở nội quy trường học.
- Hành vi đánh nhau với bạn trong trường là hành vi vi phạm pháp luật, căn cứ vào mức độ và độ tuổi của Binh cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp xử phạt thich đáng

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_cuong_GDCD_8_HK2_THCS_thi_tran_tan_chau_tay_ninh.doc