ĐỀ MINH HỌA NGỮ VĂN KÌ THI THPT QUỐC GIA 2017 ĐỀ SỐ 1 I.Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới “Đôi khi cuộc sống dường như muốn cố tình đánh ngã bạn. Nhưng hãy đừng mất lòng tin. Tôi biết chắc chắn rằng, điều duy nhất đã giúp tôi tiếp tục bước đi chính là tình yêu của tôi dành cho những gì tôi đã làm. Các bạn phải tìm ra được cái các bạn yêu quý. Điều đó luôn đúng cho công việc và cho cả những người thân yêu của bạn. Công việc sẽ chiếm phần lớn cuộc đời bạn và cách duy nhất để thành công một cách thực sự là hãy làm những việc mà bạn tin rằng đó là những việc tuyệt vời. Và cách để tạo ra những công việc tuyệt vời là bạn hãy yêu việc mình làm. Nếu như các bạn chưa tìm thấy nó, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng bỏ cuộc bởi vì bằng trái tim bạn, bạn sẽ biết khi bạn tìm thấy nó. Và cũng sẽ giống như bất kỳ một mối quan hệ nào, nó sẽ trở nên tốt dần lên khi năm tháng qua đi. Vì vậy hãy cố gắng tìm kiếm cho đến khi nào bạn tìm ra được tình yêu của mình, đừng từ bỏ”. (Theo: (Phát biểu tại lễ tốt nghiệp năm 2005 của Đại học Stanford) – Nguồn VNExpress) Chỉ ra ít nhất 5 cụm từ trong đoạn trích thể hiện tích chất kêu gọi, động viên, khích lệ. Anh /Chị hiểu như thế nào về câu: Đôi khi cuộc sống dường như muốn cố tình đánh ngã bạn? Theo anh/ chị vì sao tác giả cho rằng: “Các bạn phải tìm ra được cái các bạn yêu quý.?”\ Thông điệp nào từ đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? II/LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Hãy viết 1 đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về ý kiến của Steve Jobs được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: cách duy nhất để thành công một cách thực sự là hãy làm những việc mà bạn tin rằng đó là những việc tuyệt vời Câu 2 (5,0 điểm) Phân tích vẻ đẹp vừa hùng vĩ, dữ dội vừa mĩ lệ, nên thơ của thiên nhiên núi rừng miền Tây trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. ĐỀ SỐ 2 I.Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới Người Nhật Bản rất thích ăn cá, nhưng chỉ thích ăn cá tươi và cực ghét cá ươn. Sau thời gian dài khai thác, biển gần bờ đã không còn cá nữa. Để giải quyết nhu cầu, người Nhật quyết định đóng tàu to hơn và chuyển sang đánh bắt xa bờ. Tuy nhiên vấn đề lại nảy sinh: Đánh cá càng xa bờ thì lại càng tốn nhiều thời gian để mang cá về - có khi mất vài ngày và cá không còn tươi nữa. Các công ty đánh bắt cá của Nhật Bản thử cách lắp đặt tủ đông trên tàu đánh cá. Tủ đông làm đông cá ngay tại chỗ, từ đó giúp có thể tàu đi xa hơn và kéo dài thời gian đánh bắt lâu hơn.Tuy nhiên, vị cá đông lạnh không thể ngon như cá tươi sống, cá đông lạnh được bán với giá chẳng bao nhiêu. Một lần nữa, các công ty Nhật lại tìm cách giải quyết vấn đề. Họ đưa các bể nuôi lên tàu rồi bắt cá nhốt vào bể. Sau một thời gian dồn lắc chật chội, lũ cá dù mệt lử nhưng vẫn còn sống. Cá lại được bán ra cho người tiêu dùng. Nhưng người Nhật lại phát hiện sự khác biệt: vị cá không được tươi ngon, có lẽ là do bị nhốt quá lâu trong bể. Các công ty Nhật đã làm thế nào để giải quyết bài toán khó này? Họ thả thêm một con cá mập nhỏ vào bể trên tàu. Cá mập chén một số cá trong đó – là những con cá yếu đuối, chậm chạp. Số cá còn lại vẫn sống khoẻ và thịt vẫn rất thơm ngon khi vào đến bờ, bởi chúng luôn phải “hoạt động” để tránh cá mập. Và người tiêu dùng Nhật rất chuộng loại cá này. (Từ câu chuyện người Nhật Bản thích ăn cá tươi, theo: Đoạn trích trên chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào? Theo anh/chị mục đích chính của người viế qua câu chuyện này là gì? Những cách làm (để được ăn cá tươi) cho anh/chị thấy điều gì ở người Nhật Bản? Từ câu chuyện người Nhật Bản thích ăn cá tươi, hãy rút cho mình 01 bài học mà anh/chị cho là ý nghĩa? II/LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về một thông điệp mà anh/chị tiếp nhận được từ đoạn trích ở phần đọc hiểu. Câu 2 (5,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Quang Dũng trước hết là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa – đặc biệt khi ông viết về người lính Tây Tiến” (Ngữ Văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr 87). Anh/ chị hãy chọn phân tích một đoạn thơ (từ 8 dòng thơ trở lên) trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng để làm sáng tỏ nhận định trên.
Tài liệu đính kèm: