Đề số 04 ĐỀ THI MINH HỌA KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2017 Môn: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 50 phút (Đề thi có 09 trang) Câu 1. Điểm cực Bắc của Việt Nam thuộc tỉnh A. Lai Châu. B. Hà Giang. C. Cao Bằng. D. Lào Cai. Câu 2. Vùng nước tiếp giáp với đất liền phía trong đường cơ sở là A. vùng tiếp giáp lãnh hải. B. vùng đặc quyền kinh tế. C. vùng nội thủy. D. vùng lãnh hải. Câu 3. Đồng bằng sông Hồng được bồi đắp phù sa bởi các hệ thống sông nào? A. Hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình B. Hệ thống sông Hồng và sông Đà C. Hệ thống sông Hồng và sông Mã D. Hệ thống sông Hồng và sông Cả Câu 4. Ý nào sau đây không phải là đặc điểm đô thị hóa ở nước ta? A. Trình độ đô thị hóa thấp. B. Tỉ lệ dân thành thị tăng. C. Phân bố không đồng đều giữa các vùng. D. Qúa trình đô thị hóa diễn ra nhanh. Câu 5. Cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng nào sau đây? A. Đông Nam Bộ. B. Tây Nguyên. C. Trung du và miền núi Bắc Bộ. D. Bắc Trung Bộ. Câu 6. Đặc trưng của nền nông nghiệp hàng hóa là A. sản xuất nhỏ, công cụ thủ công. B. sản xuất nhiều sản phẩm, mang tính tự cấp tự túc. C. sử dụng nhiều sức người, năng suất lao động thấp. D. sản xuất theo hướng thâm canh, chuyên môn hóa. Câu 7. Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta có sự chuyển dịch theo hướng A. giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến, tăng tỉ trọng công nghiệp khai thác B. giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến C. tăng tỉ trọng công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến D. giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác, tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến Câu 8. Vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất ở nước ta là A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Bắc Trung Bộ. C. Đông Nam Bộ. D. Tây Nguyên. Câu 9. Vùng nào sau đây ở nước ta có nền kinh tế hàng hóa phát triển sớm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh hơn so với các vùng khác? A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đông Nam Bộ. C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Bắc Trung Bộ. Câu 10. Khó khăn lớn nhất trong vấn đề sử dụng đất của đồng bằng sông Cửu Long là A. thiếu nước ngọ.t B. hạn hán. C. đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. D. triều cường. Câu 11. Dựa vào atlat địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết trung tâm du lịch nào sau đây không phải là trung tâm du lịch quốc gia? A. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh B. Nha Trang, Vũng Tàu C. Hà Nội, Huế D. Hà Nội, Đà Nẵng Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết các đô thị đặc biệt ở nước ta là: A. Hà Nội, Hải Phòng. B. Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. C. Hải Phòng, Đà Nẵng. D. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Câu 13. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 30, các trung tâm công nghiệp thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là A. Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế, Bình Định B. Đà Nẵng, Huế, Quảng Ngãi, Quy Nhơn C. Quảng Nam, Huế, Quảng Ngãi, Quy Nhơn D. Đà Nẵng, Huế, Quảng Nam, Quy Nhơn Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, ở vùng Bắc Trung Bộ tỉnh có diện tích trồng lúa so với diện tích cây lương thực từ 60 – 70% là A. Hà Tĩnh. B. Thanh Hóa. C. Nghệ An. D. Thừa Thiên Huế. Câu 15. Đặc điểm nổi bật nhất về hình thái của vùng núi Trường Sơn Bắc là A. hướng tây bắc – đông nam. B. chủ yếu núi trung bình. C. thấp và hẹp ngang, cao ở hai đầu. D. thấp ở hai đầu và cao ở giữa. Câu 16. Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là A. nhiệt đới gió mùa. B. nhiệt đới khô. C. cận nhiệt ẩm gió mùa. D. nhiệt đới ẩm gió mùa. Câu 17. Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn của nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng A. Tập trung nhiều ở nông thôn và có xu hướng giảm. B. Tập trung nhiều ở nông thôn và có xu hướng tăng. C. Tập trung ít ở thành thị và có xu hướng giảm. D. Tập trung nhiều ở thành thị và có xu hướng tăng. Câu 18. Nguyên nhân chính tạo ra sự đa dạng trong sản phẩm của nông nghiệp nước ta là do A. sự phân hóa khí hậu. B. sông ngòi dày đặc. C. sinh vật đa dạng. D. đất đai phong phú. Câu 19. Nguyên nhân nào quan trọng nhất thúc đẩy ngành ngoại thương nước ta có những sự thay đổi lớn trong những năm gần đây? A. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh. B. Đời sống nhân dân nâng cao. C. Chính sách mở cửa và hội nhập. D. Sự phát triển các công ty tư nhân. Câu 20. Ngành công nghiệp nào của nước ta có thế mạnh đặc biệt và cần đi trước một bước so với các ngành khác? A. Công nghiệp điện tử. B. Công nghiệp hoá chất. C. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm. D. Công nghiệp năng lượng. Câu 21. Với diện tích gò đồi tương đối lớn, Bắc Trung Bộ có khả năng phát triển chủ yếu A. trồng cây công nghiệp hàng năm. B. trồng cây hoa màu, lương thực. C. chăn nuôi gia súc lớn. D. chăn nuôi lợn, gia cầm. Câu 22. Ý nào sau đây không phải là đặc điểm tự nhiên của vùng duyên hải Nam Trung Bộ? A. Lãnh thổ hẹp ngang, đồng bằng bị chia cắt. B. Có tài nguyên khoáng sản phong phú. C. Có nhiều bán đảo, vũng vịnh, nhiều bãi biển đẹp. D. Nhiều tiềm năng để phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Câu 23. Cho bảng số liệụ: Số dân và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nước ta giai đoạn 2000 - 2013 Năm Tổng số dân ( nghìn người) Trong đó số dân thành thị ( nghìn người) Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên (%) 2000 77 631 18 725 1,36 2002 79 538 19 873 1,33 2005 82 392 22 332 1,32 2010 86 933 26 516 1,03 2013 89 709 28 875 0,88 Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên? A. Số dân và tỉ lệ dân nông thôn tăng khá nhanh B. Tổng số dân nước ta tăng khá nhanh C. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên giảm D. Số dân và tỉ lệ dân thành thị tăng khá nhanh Câu 24. Căn cứ vào At lat địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết cảng biển nào sau đây thuộc vùng Bắc Trung Bộ? A. Hải Phòng. B. Cam Ranh. C. Vũng Tàu. D. Cửa Lò. Câu 25. Nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào giữa và cuối mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc của nước ta là do A. gió Tây Nam và dải hội tụ nhiệt đới. B. gió Tây Nam và gió Đông Bắc. C. gió Tây Nam và gió Tín Phong. D. dải hội tụ nhiệt đới và gió Đông Bắc. Câu 26. Nhân tố nào đã phá vỡ tính chất nhiệt đới của thiên nhiên nước ta? A. Sinh vật. B. Địa hình. C. Thổ nhưỡng. D. Sông ngòi. Câu 27. Trong các đặc điểm sau, đặc điểm nào không đúng với sự phân bố dân cư nước ta? A. Dân cư tập trung đông đúc ở các đồng bằng. B. Dân cư phân bố đồng đều trên toàn lãnh thổ. C. Miền núi có mật độ dân số thấp. D. Các thành phố lớn là nơi có mật độ dân số cao. Câu 28. Ưu thế quan trọng nhất của công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản nước ta là A. có sự đầu tư lớn. B. có nguồn nhân lực dồi dào. C. có thị trường tiêu thụ rộng lớn. D. có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú. Câu 29. Ngành chăn nuôi đang từng bước trở thành ngành chính là do A. đem lại lợi nhuận cao. B. ý thức của người dân về ngành chăn nuôi thay đổi. C. vấn đề lương thực đã được giải quyết tốt. D. chăn nuôi phát triển sẽ thúc đẩy ngành trồng trọt phát triển. Câu 30. Nguyên nhân cơ bản làm cho ngành du lịch Việt Nam phát triển nhanh từ đầu thập kỉ 90 đến nay là A. Chính sách đổi mới của nhà nước. B. Tài nguyên du lịch đa dạng. C. Kinh tế ngày càng phát triển. D. Số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng. Câu 31. Ý nghĩa về mặt kinh tế của các đảo và quần đảo nước ta được thể hiện ở: A. Các đảo và quần đảo là cơ sở để khẳng định chủ quyền quốc gia trên biển. B. Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền. C. Các đảo và quần đảo tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa. D. Các đảo và quần đảo có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Câu 32. Tiềm năng nổi bật nhất của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là A. nằm ở vị trí thuận lợi để giao lưu kinh tế với các vùng và quốc tế. B. có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. C. có nguồn lao động với số lượng và chất lượng hàng đầu cả nước. D. có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời. Câu 33. Để khai thác tốt hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và đẩy mạnh sản xuất lương thực, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đặt ra đối với đồng bằng sông Cửu Long là A. giải quyết tốt vấn đề thủy lợi. B. phát triển công nghiệp chế biến. C. trồng và bảo vệ rừng. D. phát triển giao thông vận tải. Câu 34. Cho biểu đồ: Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây: A. Hiện trạng sử dụng đất nước ta năm 2010 và 2015. B. Cơ cấu sử dụng đất nước ta năm 2010 và 2015. C. Qui mô và cơ cấu các loại đất nước ta năm 2010 và 2015. D. Tốc độ tăng trưởng diện tích các nhóm đất nước ta. Câu 35. Cho biểu đồ: Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn nước ta giai đoạn 2008 – 2014. (Đơn vị %) Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng với tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn nước ta giai đoạn 2008 – 2014? A. Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị tăng, tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn giảm. B. Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm, tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn tăng. C. Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn nước ta có xu hướng giảm. D. Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn nước ta có xu hướng tăng. Câu 36: Cho bảng số liệu: Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành của nước ta (đơn vị: tỉ đồng) Năm Tổng số Chia ra Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ 1995 85 507,6 66 793,8 16 168,2 2 545,6 2000 129 142,0 101 043,7 24 960,2 3 136,6 2005 183 342,4 134 754,5 45 225,6 3 362,3 2010 540 162,8 396 733,6 135 137,2 8 292,0 2014 617 468,1 453 807,7 154 015,0 9 645,2 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2015) Từ bảng số liệu trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng với sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành của nước ta, giai đoạn 1995 – 2014? A. Tỉ trọng giá trị sản xuất ngành trồng trọt có xu hướng giảm, tỉ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp có xu hướng tăng B. Tỉ trọng giá trị sản xuất ngành trồng trọt và ngành dịch vụ nông nghiệp có xu hướng giảm, tỉ trọng ngành chăn nuôi có xu hướng tăng C. Tỉ trọng giá trị sản xuất ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi có xu hướng giảm, tỉ trọng ngành dịch vụ nông nghiệp có xu hướng tăng D. Tỉ trọng giá trị sản xuất ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi có xu hướng tăng, tỉ trọng ngành dịch vụ nông nghiệp có xu hướng giảm Câu 37. Sự phát triển của ngành nội thương nước ta thể hiện rõ nhất qua A. lao động tham gia ngành nội thương nhiều. B. số lượng các cơ sở buôn bán lớn. C. tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng. D. các mặt hàng buôn bán đa dạng. Câu 38. Tại sao vùng Tây Nguyên thuộc khí hậu cận xích đạo mà một số tỉnh vẫn trồng chè với năng suất cao? A. Do khí hậu có sự phân hóa theo độ cao. B. Do cải tạo các giống chè phù hợp với khí hậu. C. Do áp dụng khoa học kĩ thuật trong việc trồng và chăm sóc. D. Do người dân có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng và chăm sóc chè. Câu 39. Biện pháp quan trọng nhất để phát triển nông nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là A. tăng cường lực lượng lao động. B. phát triển thủy lợi. C. thay đổi cơ cấu cây trồng. D. trồng và bảo vệ rừng. Câu 40: Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH LÚA CẢ NĂM PHÂN THEO MÙA VỤ CỦA NƯỚC TA (Đơn vị: Nghìn ha) Năm Tổng cộng Phân theo mùa vụ Lúa đông xuân Lúa hè thu Lúa mùa 1990 6043 2074 1216 2753 2010 7489 3086 2436 1967 2013 7902 3105 2811 1986 Để thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích lúa cả năm phân theo mùa vụ ở nước ta qua các năm, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Biểu đồ miền B. Biểu đồ tròn C. Biểu đồ cột D. Biểu đồ đường biểu diễn --------------HẾT-------------- Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXB giáo dục ấn hành từ năm 2009 đến nay. 2. Bảng đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án B C C B A A D D A A D B D B A D B C C A B C D C B A C A C C D B A C A A C B D B 3. Bảng thứ tự các câu hỏi theo mức độ Hệ thống câu hỏi theo mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Câu Từ câu 1 đến câu 14 Từ câu 15 đến câu 24 Từ câu 25 đến câu 36 Từ câu 37 đến câu 40 Cộng 14 10 12 4 4. Hướng dẫn giải các câu khó Câu 37. Sự phát triển của ngành nội thương nước ta thể hiện rõ nhất qua A. lao động tham gia ngành nội thương nhiều. B. số lượng các cơ sở buôn bán lớn. C. tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng. D. các mặt hàng buôn bán đa dạng. Hướng dẫn giải: - Câu dẫn đề cập đến biểu hiện rõ nhất của sự phát triển ngành nội thương. - Trong 4 phương án thì tổng mức bán lẻ hàng hóa được dùng làm thước đo cho sự phát triển của nội thương. - Đáp án đúng: C Câu 38. Tại sao vùng Tây Nguyên thuộc khí hậu cận xích đạo mà một số tỉnh vẫn trồng chè với năng suất cao? A. Do khí hậu có sự phân hóa theo độ cao. B. Do cải tạo các giống chè phù hợp với khí hậu. C. Do áp dụng khoa học kĩ thuật trong việc trồng và chăm sóc. D. Do người dân có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng và chăm sóc chè. Hướng dẫn giải: - Câu dẫn đề cập đến mâu thuẫn bề ngoài của một vùng có khí hậu cận xích đạo (nóng) với loại cây trồng ưa lạnh(chè) - Học sinh phải phân tích được mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên ở Tây Nguyên. Địa hình tác động đến khí hậu., từ đó ảnh hưởng đến sự phân bố cây trồng. - Đáp án đúng: A. Câu 39. Biện pháp quan trọng nhất để phát triển nông nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là A. tăng cường lực lượng lao động. B. phát triển thủy lợi. C. thay đổi cơ cấu cây trồng. D. trồng và bảo vệ rừng. Hướng dẫn giải: - Câu dẫn đề cập đến biện pháp quan trọng nhất trong phát triển nông nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ. - Đông Nam Bộ có màu khô sâu sắc, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Vì thế thủy lợi là biện pháp quan trọng hàng đầu. - Đáp án đúng: B Câu 40: Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH LÚA CẢ NĂM PHÂN THEO MÙA VỤ CỦA NƯỚC TA (Đơn vị: Nghìn ha) Năm Tổng cộng Phân theo mùa vụ Lúa đông xuân Lúa hè thu Lúa mùa 1990 6043 2074 1216 2753 2010 7489 3086 2436 1967 2013 7902 3105 2811 1986 Để thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích lúa cả năm phân theo mùa vụ ở nước ta qua các năm, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Biểu đồ miền B. Biểu đồ tròn C. Biểu đồ cột D. Biểu đồ đường biểu diễn Câu dẫn đề cập đến yêu cầu thể hiện qui mô và cơ cấu. Bảng số liệu có 3 năm với ba giá trị tổng khác nhau. Căn cứ vào yêu cầu của đề và bảng số liệu thì chỉ biểu đồ tròn đáp ứng được yêu cầu. Đáp án đúng: B -----HẾT----
Tài liệu đính kèm: