Đề thi minh họa kì thi THPT quốc gia Địa lí lớp 12 năm 2017 - Đề số 2

doc 10 trang Người đăng dothuong Lượt xem 663Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi minh họa kì thi THPT quốc gia Địa lí lớp 12 năm 2017 - Đề số 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi minh họa kì thi THPT quốc gia Địa lí lớp 12 năm 2017 - Đề số 2
Đề số 02
ĐỀ THI MINH HỌA KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2017
Môn: ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 50 phút 
(Đề thi có 07 trang)
Câu 1. Mùa khô ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ rất sâu sắc do 
	A. ảnh hưởng của gió Mậu dịch bán cầu Bắc.
	B. ảnh hưởng của gió Mậu dịch bán cầu Nam.
	C. ảnh hưởng của gió Tây Nam thổi từ Bắc Ấn Độ Dương.
 D. ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
Câu 2. Tính nhiệt đới của khí hậu nước ta vẫn được bảo toàn do
	A. đồi núi chạy dài suốt lãnh thổ. 
	B. đồi núi thấp chiếm ưu thế tuyệt đối.
	C. đồi núi nước ta có địa hình hiểm trở.
	D. đồi núi nước ta có sự phân bậc rõ ràng.
Câu 3: Khí hậu vùng núi Đông Bắc khác với Tây Bắc ở đặc điểm nào?
Mùa đông bớt lạnh, nhưng khô hơn.
Mùa hạ đến sớm, đôi khi có gió tây.
Mùa đông lạnh đến sớm và kết thúc muộn hơn
Khí hậu lạnh chủ yếu do độ cao của địa hình.
Câu 4: Nội thuỷ là vùng nước
A. tiếp giáp với đất liền nằm ven biển.
B. tiếp giáp với đất liền nằm bên trong đường cơ sở.
C. rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở.
D. là ranh giới quốc gia trên biển, rộng 12 hải lí.
Câu 5. Cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta là
A. hệ sinh thái rừng rậm thường xanh quanh năm.
B. hệ sinh thái rừng ngập mặn cho năng suất sinh học cao.
C. hệ sinh thái rừng nhiệt đới khô lá rộng và xa van nhiệt đới.
D. hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa trên đất feralit.
Câu 6: Vùng nào chịu ảnh hưởng mạnh nhất của bão ở nước ta?
Trung du và miền núi Bắc Bộ
Đồng bằng Sông Hồng
Bắc Trung Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long 
Câu 7. Hệ sinh thái rừng ngập mặn của nước ta tập trung chủ yếu ở
Bắc Bộ.
Bắc Trung Bộ.
Nam Trung Bộ.
Nam Bộ.
Câu 8. Trong các vùng sau, vùng nào có mật độ dân số thấp nhất?
Tây Nguyên. 
Duyên hải Nam Trung Bộ
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long
Câu 9. Tỉ lệ dân số thành thị nước ta ngày càng tăng là do
quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa.
phân bố lại dân cư giữa các vùng.
ngành nông - lâm - thủy sản phát triển.
đời sống nhân dân thành thị nâng cao.
Câu 10. Lợi thế lớn nhất của nguồn lao động nước ta đối với sản xuất nông nghiệp lúa nước là
lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao.
nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm thâm canh.
lao động trẻ, năng động, sáng tạo.
nguồn lao động tăng nhanh, phân bố đồng đều.
Câu 11. Tính chất mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp nước ta chủ yếu là do
sự phân hóa sông ngòi.
sự phân hóa đất đai.
sự phân hóa khí hậu.
sự phân hóa địa hình.
Câu 12. Vùng có diện tích chè lớn nhất nước ta là
Bắc Trung Bộ.
Tây Nguyên.
Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 13. Vì sao việc đẩy mạnh sản xuất lương thực ở nước ta có vai trò đặc biệt quan trọng?
A. Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
B. Là cơ sở để đa dạng hóa nông nghiệp.
C. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ
D. Nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.
Câu 14. Vùng có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước là
Đồng bằng Sông Hồng và phụ cận
Bắc Trung Bộ
Đông Nam Bộ
Đồng bằng Sông Cửu Long
Câu 15. Cơ sở để phân chia ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm thành 3 phân ngành dựa vào
A. công dụng của sản phẩm.	
B. đặc điểm sản xuất.
C. nguồn nguyên liệu.	
D. phân bố sản xuất.
Câu 16: Trong các ngành công nghiệp sau, ngành nào của nước ta có thế mạnh đặc biệt và cần đi trước một bước so với các ngành khác?
A. công nghiệp điện tử.	
B. công nghiệp hoá chất.
C. công nghiệp thực phẩm.	
D. công nghiệp điện lực.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm của quốc lộ 1A?
Nối hầu hết các vùng kinh tế, các trung tâm kinh tế.
Chuyên chở gần 2/3 số lượng khách và hàng hóa. 
Tạo nên một trục giao thông quan trọng từ Bắc vào Nam.
Chạy dọc Bắc - Nam có chiều dài 3143 km.
Câu 18. Hạn chế lớn nhất đối với các sản phẩm xuất khẩu thuộc nhóm hàng dệt - may là
A. thị trường ngày càng bị thu hẹp.
B. tỉ trọng hàng gia công còn lớn.
C. giá thành sản phẩm quá cao.
D. khó xâm nhập vào các thị trường khó tính.
Câu 19. Về phương diện du lịch, nước ta chia làm mấy vùng?
A. 2 vùng.
B. 3 vùng.
C. 4 vùng.
D. 5 vùng.
Câu 20. Đặc điểm nào không đúng với ngành nội thương nước ta ?
Kinh tế Nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu tổng mức bán lẻ.
Hoạt động nội thương diễn ra không đồng đều theo các vùng lãnh thổ.
Trong cả nước đã hình thành thị trường thống nhất.
D. Hàng hóa phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân.
Câu 21. Sản phẩm nổi bật trong ngành chăn nuôi gia súc của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là 
trâu.
bò.
lợn.
ngựa.
Câu 22. Khó khăn lớn nhất về tự nhiên trong việc phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. thiên tai, bão, lũ lụt thường xuyên.
B. rét đậm, rét hại, sương muối vào mùa đông.
C. đất đai kém bạc màu, thoái hóa.
D. mùa hạ gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh. 
Câu 23. Vì sao Đồng Bằng Sông Hồng cần phải đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành?
A. Có vị trí trung tâm đối với cả nước.
B. Có nhiều thế mạnh để chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
C. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực.
D. Lao động đông, dồi dào, có tay nghề.
Câu 24. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành ở Đồng bằng sông Hồng?
A. Giảm tỉ trọng khu vực II, tăng tỉ trọng khu vực I,III.
B. Tăng tỉ trọng khu vực II, giảm tỉ trọng khu vực I,III.
C. Tăng tỉ trọng khu vực II, III, giarm tỉ trọng khu vực I.
D. Giảm tỉ trọng khu vực II, III, tăng tỉ trọng khu vực I.
Câu 25. Tỉnh dẫn đầu vùng Bắc Trung Bộ về nghề cá là
A. Thanh Hóa.
B. Nghệ An.
C. Hà Tĩnh.
D. Quảng Trị.
Câu 26. Ý nghĩa của việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
tạo thế mở cửa hơn nữa cho vùng và cho ngành du lịch.
tạo điều kiện cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
tạo điều kiện phát triển các ngành kinh tế biển.
tạo thế mở cửa hơn nữa cho vùng và cho sự phân công lao động mới.
Câu 27. Ở Tây Nguyên có thể trồng được cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè) là do
có một mùa đông nhiệt độ xuống thấp.
khí hậu các cao nguyên trên 1000m mát mẻ.
đất đỏ ba dan màu mỡ, phân bố tập trung.
khí hậu chia làm hai mùa mưa, khô rõ rệt
Câu 28. Giải pháp quan trọng nhất để khắc phục tình trạng đất nhiễm phèn, mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long là 
A. phát triển thủy lợi kết hợp với lựa chọn cơ cấu cây trồng thích hợp.
B. chọn các vùng đất không bị nhiễm phèn, mặn đưa vào sản xuất.
C. mở rộng diện tích trồng trọt, đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ.
D. đắp đê để hạn chế ngập lụt vào mùa mưa, xâm nhập mặn vào mùa khô.
Câu 29. Để tiếp tục khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp ở Đông Nam Bộ, biện pháp quan trọng đầu tiên là
A. tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
B. phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
C. đáp ứng tốt cơ sở năng lượng cho vùng.
D. đầu tư phát triển công nghiệp khai thác dầu khí.
Câu 30. Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung có thế mạnh lớn nhất là
nguồn lao động dồi dào, chất lượng cao. 
phát triển các ngành kinh tế biển.
cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải phát triển.
tài nguyên khoáng sản phong phú.
Câu 31. Căn cứ và Atlat Địa lý Việt Nam trang 9, cho biết tần suất xuất hiện bão lớn nhất là tháng mấy?
Tháng 7.
Tháng 8.
Tháng 9.
Tháng 10.
Câu 32. Dựa vào biểu đồ Diện tích trồng cây công nghiệp qua các năm ở Atlat Địa lý Việt Nam trang 19, nhận xét nào sau đây không chính xác? 
Diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm luôn lớn hơn diện tích trồng cây hàng năm.
Từ 2000 đến 2007 tổng diện tích trồng cây công nghiệp ngày càng tăng.
Trong cơ cấu tỉ lệ trồng cây công nghiệp hàng năm tăng, tỉ lệ cây lâu năm giảm.
Tốc độ tăng trưởng cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh hơn cây hàng năm.
Câu 33. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 20, tỉnh dẫn đầu cả nước về sản lượng thủy sản nuôi trồng năm 2007 là
An Giang.
Đồng Tháp.
Cà Mau.
Sóc Trăng.
Câu 34: Cho bảng số liệu dưới đây:
Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành của nước ta
 (đơn vị: tỉ đồng)
Năm
Trồng trọt
Chăn nuôi
Dịch vụ nông nghiệp
2000
101 043,7
24 960,2
3 136,6
2010
396 733,6
135 137,2
8 292,0
Để thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành của nước ta trong năm 2000 và 2010, dạng biểu đồ thích hợp nhất là dạng
A. biểu đồ tròn. 
B. biểu đồ miền. 
C. biểu đồ cột. 
D. biểu đồ đường.
Câu 35. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp nào sau đây có quy mô trên 120 nghìn tỉ đồng?
A. Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa.	 
B. Hà Nội, Đà Nẵng.	
C. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.	 
D. Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. 
Câu 36. Cho bảng số liệu
DÂN SỐ NƯỚC TA PHÂN THEO THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 1999-2014
(Đơn vị: nghìn người)
Năm
Số dân thành thị
Số dân nông thôn
1999
18081.6
58515.1
2005
22332.0
60061.1
2010
26515.9
60416.6
2014
30035.4
60693.5
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, năm 2015)
Để vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta phân theo thành thị và nông thôn giai đoạn 1999-2014 chúng ta thực hiện các bước nào sau đây thích hợp nhất?
A. Xử lý số liệu cơ cấu %, vẽ 4 biểu đồ tròn. 
B. Giữ nguyên số liệu, vẽ biểu đồ cột chồng. 
C. Tính tỉ lệ dân thành thị, vẽ biểu đồ kết hợp cột chồng và đường. 
D. Xử lý số liệu cơ cấu %, vẽ biểu đồ miền.
Câu 37: Cho biểu đồ sau:
Biểu đồ trên thể hiện nội dung gì?
Dân số nước ta phân theo vùng.
Mật độ dân số các vùng ở nước ta.
GPD bình quân đầu người theo các vùng.
Bình quân đất tự nhiên đầu người theo các vùng.
Câu 38. Dựa bảng số liệu: Sản lượng thủy sản nước ta thời kì 2000 – 2015 
 (đơn vị : Nghìn tấn)
Năm 
2000
2005
2010
2015
Tổng sản lượng
2250,5
3465,9
5157,6
6549,7
Khai thác
1660,9
1987,9
2405,8
3036,3
Nuôi trồng
 589,6
 1478,0
2706,8
3513,4
Nhận xét không đúng về thủy sản nước ta là
A. Sản lượng thủy sản nuôi trồng năm 2010 và 2015 lớn hơn sản lượng thủy sản khai thác.
B. Sản lượng thủy sản năm 2015 tăng 2,9 lần so với năm 2000.
C. Tỉ trọng ngành nuôi trồng ngày càng tăng, tỉ trọng khai thác giảm.
D. Tốc độ tăng trưởng ngành khai thác nhanh hơn ngành nuôi trồng.
Câu 39. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam bao gồm
A. Nhật Bản và Đài Loan.
B. Nhật Bản và Xin ga po.
C. Nhật Bản và Trung Quốc.
D. Nhật Bản và Hoa Kỳ.
Câu 40. Cho bảng số liệu
Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai đoạn 1990 – 2013
(Đơn vị: %)
Năm
1990
2000
2005
2013
Khu vực I
38.7
24.5
19.3
18.4
Khu vực II
22.7
36.7
38.1
38.3
Khu vực III
38.6
38.8
42.6
43.3
Cơ cấu kinh tế nước ta đang chuyển dịch tích cực do
nước ta chú trọng phát triển công nghiệp và xây dựng.
vai trò của nông-lâm-ngư nghiệp không quan trọng
chuyển dịch phù hợp với xu thế của thế giới và khu vực.
lao động trong ngành công nghiệp, dịch vụ lớn nhất.
--------------HẾT--------------
Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXB giáo dục ấn hành từ năm 2009 đến nay.
2. Bảng đáp án
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
1
A
21
A
2
B
22
B
3
C
23
B
4
B
24
C
5
D
25
B
6
C
26
D
7
D
27
B
8
A
28
A
9
A
29
C
10
B
30
B
11
C
31
B
12
C
32
C
13
B
33
A
14
D
34
A
15
C
35
C
16
D
36
D
17
D
37
B
18
B
38
D
19
B
39
D
20
A
40
C
3. Bảng thứ tự các câu hỏi theo mức độ
Hệ thống câu hỏi theo mức độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Câu
4, 5, 7
2, 6
1, 3
8
9
10
12, 14, 19
11, 15, 17
16, 18, 20
13
21, 24, 25
22, 27
26, 28, 30
23, 29
31, 33, 34, 35 
37, 39 
36, 38, 40 
32
Cộng
14
10
10
4
4. Hướng dẫn giải các câu khó
Câu 13. Vì sao việc đẩy mạnh sản xuất lương thực ở nước ta có vai trò đặc biệt quan trọng ?
A. Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
B. Là cơ sở để đa dạng hóa nông nghiệp.
C. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ
D. Nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.
Chọn đáp án B vì:
Học sinh phải hiểu khi đảm bảo lương thực thì các ngành khác của nông nghiệp mới phát triển được như chăn nuôi, trồng cây công nghiệp...do đó, việc đảm bảo lương thực là cơ sở để đa dạng hóa nông nghiệp. 
Câu 23. Vì sao Đồng Bằng Sông Hồng cần phải đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ?
Có vị trí trung tâm đối với cả nước.
Có nhiều thế mạnh để chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực.
Lao động đông, dồi dào, có tay nghề.
Chọn đáp án B vì:
Học sinh sẽ phân tích Đồng bằng Sông Hồng thế mạnh để phát triển kinh tế, đó là cơ sở để tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Còn vị trí trung tâm, nguồn lao động... đều nằm trong các lợi thế của ĐBSH.
Câu 29. Để tiếp tục khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp ở Đông Nam Bộ, biện pháp quan trọng đầu tiên là
A. Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
B. Phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
C. Đáp ứng tốt cơ sở năng lượng cho vùng.
D. Đầu tư phát triển công nghiệp khai thác dầu khí.
Chọn đáp án C vì: 
Phat triển công nghiệp đầu tiên phải đáp ứng nhu cầu về năng lượng, năng lượng là tiền đề phát triển các ngành công nghiệp khác. Hiện tại, Đông Nam Bộ là vùng thu hút được vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất.
Câu 32. Dựa vào biểu đồ Diện tích trồng cây công nghiệp qua các năm ở Atlat Địa lý Việt Nam trang 19, nhận xét nào sau đây không chính xác ?
A.Diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm luôn lớn hơn diện tích trồng cây hàng năm.
B.Từ 2000 đến 2007 tổng diện tích trồng cây công nghiệp ngày càng tăng.
C.Trong cơ cấu tỉ lệ trồng cây công nghiệp hàng năm tăng, tỉ lệ cây lâu năm giảm.
D.Tốc độ tăng trưởng cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh hơn cây hàng năm.
Chọn đáp án C vì: 
Học sinh phải tìm được biểu đồ cột trong At lát Địa lí Việt Nam; Đáp án A, B dễ dàng nhận thấy đúng qua số liệu của biểu đồ, còn đáp án C học sinh tính cơ cấu năm 2000 và 2007 bằng cách lấy cây công nghiệp hàng năm chia cho tổng số (nhân 100%) thì sẽ được hai số liệu, từ đó rút ra được kết quả sai. Đáp án D không chọn vì khi tính được câu C sẽ không cần tính câu D mà suy ra, khi tỉ lệ cây lâu năm tăng thì có nghĩa là tốc độ tăng trưởng của nó nhanh hơn. 
-----HẾT----

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ 2.doc