Đề thi lại năm học 2014 - 2015 môn: Ngữ văn 7

doc 5 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1130Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi lại năm học 2014 - 2015 môn: Ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi lại năm học 2014 - 2015 môn: Ngữ văn 7
ĐỀ THI LẠI
 NĂM HỌC 2014 - 2015
Môn: Ngữ Văn 7 
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (3,0 điểm)
a. Thế nào là câu chủ động ?
b. Chuyển đổi các câu chủ động dưới đây thành câu bị động:
- Mọi người yêu mến em.
- Thầy giáo phê bình em. 
 Câu 2: (2,0 điểm)	
Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ sau: Đói cho sạch, rách cho thơm. 
 Câu 3: (5,0 điểm) 
Qua văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ em học tập được điều gì ở Bác ?
HƯỚNG DẪN CHẤM THI LẠI
 (Môn: Ngữ Văn 7)
Câu 1:(3,0 điểm)
a. Học sinh nêu được khái niệm: (1,0 điểm)
- Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác.
b. Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động: (2,0 điểm)
- Em được mọi người yêu mến.
- Em bị thầy giáo phê bình.
Câu 2: (2,0 điểm)
- Nội dung ý nghĩa câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”: Dù nghèo khổ, thiếu thốn vẫn phải sống trong sạch, không vì nghèo túng mà làm điều bậy bạ, xấu xa, tội lỗi. Câu tục ngữ có ý nghĩa giáo dục con người ta có lòng tự trọng.
 Câu 3: (5,0 điểm)
Qua văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ em học tập được đức tính giản dị của Bác: giản dị trong lối sống, trong sinh hoạt, trong việc làm, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết.
- Trong lối sống: Không xa hoa, đua đòi, ăn mặc giản dị phù hợp với hoàn cảnh, lứa tuổi, phù hợp với văn hóa dân tộc.
- Trong việc làm và quan hệ với mọi người: Làm từ việc lớn đến việc nhỏ phù hợp với sức khỏe của bản thân mình. Luôn lễ phép, quan tâm, hòa nhã, vui vẻ với mọi người.
- Trong lời nói và bài viết: ngắn gọn, sâu sắc để mọi người dể hiểu, dể nhớ.
* Phải trình bày bằng đoạn văn.
 Câu 4: (6,0 điểm) 
 	 *Bài làm cần đạt được những yêu cầu sau đây:
I. Hình thức:
- Viết đúng kiểu bài nghị luận chứng minh, luận điểm, luận cứ rõ ràng.
- Bài viết có đầy đủ bố cục 3 phần, có tính liên hệ, chữ viết trình bày sạch đẹp, biết cách diễn đạt, dùng từ, đặt câu, không sai lỗi chính tả.
II. Nội dung: Học sinh có thể làm nhiều cách khác nhau nhưng cần tập trung làm nổi bật các ý sau:
 	 a. Mở bài: (1,0 điểm) 
- Nêu rõ luận điểm cần chứng minh: rừng là tài nguyên vô giá, đem lại lợi ích to lớn cho cuộc sống của con người. Bảo vệ rừng là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.
 b. Thân bài: (4,0 điểm): Chứng minh :
Rừng đem lại nhiều lợi ích cho con người. (2,0 điểm)
- Rừng gắn bó chặt chẽ với lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam.(0,5 điểm)
- Rừng cung cấp cho con người nhiều lâm sản quý giá.(0,5 điểm)
- Rừng có tác dụng ngăn nước lũ, điều hòa khí hậu. (0,5 điểm)
- Rừng với những cảnh quan đẹp đẽ là nơi để con người thư giản tinh thần. (0,5điểm)
	Cần phải bảo vệ rừng như thế nào? (2,0 điểm)
- Có ý thức bảo vệ rừng: Nếu ý thức bảo vệ rừng kém sẽ gây nhiều hậu quả xấu ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống con người. (nêu dẫn chứng) (1,0 điểm)
- Biện pháp: Tích cực trồng cây gây rừng, phòng chống phá rừng. (1,0 điểm)
	 c. Kết bài: (1,0 điểm).
- Khẳng định lại rừng có ý nghĩa rất to lớn đối với đời sống con người.
- Liên hệ với bản thân.
* Cách cho điểm câu 4:
- Từ 5,5 đến 6,0 điểm: Bài làm thể hiện khá tốt theo yêu cầu của đề, nắm vững kiểu bài nghị luận chứng minh, luận điểm, luận cứ rõ ràng, bài viết trôi chảy, trong sáng, có thể sai sót không đáng kể.
- Từ 4,0 đến dưới 5,5 điểm: Bài làm cơ bản đạt các yêu cầu trên, trình bày đủ nội dung, sai hai đến ba lỗi chính tả.
- Từ 3,0 đến dưới 4,0 điểm: Cơ bản đạt các ý trên, trình bày được nội dung nhưng chưa sâu sắc, còn mắc bốn đến năm lỗi chính tả.
- Từ 2,0 đến dưới 3,0 điểm: Có hiểu đề nhưng bố cục còn lộn xộn, văn lủng củng, bài làm còn mắc nhiều lỗi diễn đạt, chính tả, ngữ pháp.
- Từ 0 đến 1,0 điểm: Bài làm quá sơ sài, không có bố cục, mắc quá nhiều lỗi, bài bỏ giấy trắng hoặc lạc đề hoàn toàn.
PHÒNG GD&ĐT TX BA ĐỒN
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II
 NĂM HỌC 2014 – 2015
(Môn: Ngữ Văn 7)
A. HƯỚNG DẪN CHUNG
- Trên cơ sở các mức điểm đã định của từng ý, giám khảo căn cứ vào nội dung triển khai và mức độ đáp ứng các yêu cầu kĩ năng để cho điểm tối đa hoặc thấp hơn.
- Nếu học sinh nêu thêm ý ngoài đáp án nhưng hợp lí và trình bày đảm bảo tốt các yêu cầu về kĩ năng thì được xem xét và khuyến khích thêm 0,5 điểm miễn là tổng điểm của cả câu không vượt quá mức quy định.
B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
Mã đề 02:
Câu 1:(1,5 điểm)
a. Học sinh nêu được khái niệm: (0,5 điểm)
- Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào.
b. Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động: (1,0 điểm)
- Lọ hoa bị em bé làm bể.
- Cá được người ta chuyển lên xe.
Câu 2 (1,0 điểm)
Nội dung ý nghĩa của câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân”
Câu tục ngữ khuyên người ta lấy bản thân mình soi vào người khác, coi người khác như bản thân mình để quý trọng đồng cảm yêu thương đồng loại. Thương người đặt trước thương thân để nhấn mạnh đối tượng đồng cảm, thương yêu. Đây là triết lí dân gian đầy nhân văn về cách sống, cách ứng xử trong quan hệ giữa người với người.
Câu 3: (1,5 điểm)
Qua văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ em học tập được đức tính giản dị của Bác: giản dị trong lối sống, trong sinh hoạt, trong việc làm, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết.
- Trong lối sống: Không xa hoa, đua đòi, ăn mặc giản dị phù hợp với hoàn cảnh, lứa tuổi, phù hợp với văn hóa dân tộc.
- Trong việc làm và quan hệ với mọi người: Làm từ việc lớn đến việc nhỏ phù hợp với sức khỏe của bản thân mình. Luôn lễ phép, quan tâm, hòa nhã, vui vẻ với mọi người.
- Trong lời nói và bài viết: ngắn gọn, sâu sắc để mọi người dể hiểu, dể nhớ. 
Câu 4: (6,0 điểm) 
 	 *Bài làm cần đạt được những yêu cầu sau đây:
I. Hình thức:
- Viết đúng kiểu bài nghị luận chứng minh, luận điểm, luận cứ rõ ràng.
- Bài viết có đầy đủ bố cục 3 phần, có tính liên hệ, chữ viết trình bày sạch đẹp, biết cách diễn đạt, dùng từ, đặt câu, không sai lỗi chính tả.
II. Nội dung: Học sinh có thể làm nhiều cách khác nhau nhưng cần tập trung làm nổi bật các ý sau:
 	 a. Mở bài: (1,0 điểm) 
- Nêu rõ luận điểm cần chứng minh: rừng là tài nguyên vô giá, đem lại lợi ích to lớn cho cuộc sống của con người. Bảo vệ rừng là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.
 b. Thân bài: (4,0 điểm): Chứng minh :
Rừng đem lại nhiều lợi ích cho con người. (2,0 điểm)
- Rừng gắn bó chặt chẽ với lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam.(0,5 điểm)
- Rừng cung cấp cho con người nhiều lâm sản quý giá.(0,5 điểm)
- Rừng có tác dụng ngăn nước lũ, điều hòa khí hậu. (0,5 điểm)
- Rừng với những cảnh quan đẹp đẽ là nơi để con người thư giản tinh thần. (0,5,điểm)
	Cần phải bảo vệ rừng như thế nào? (2,0)
- Có ý thức bảo vệ rừng: Nếu ý thức bảo vệ rừng kém sẽ gây nhiều hậu quả xấu ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống con người. (nêu dẫn chứng) (1,0 điểm)
- Biện pháp: Tích cực trồng cây gây rừng, phòng chống phá rừng. (1,0 điểm)
	 c. Kết bài: (1,0 điểm).
- Khẳng định lại rừng có ý nghĩa rất to lớn đối với đời sống con người.
- Liên hệ với bản thân.
* Cách cho điểm câu 4:
- Từ 5,5 đến 6,0 điểm: Bài làm thể hiện khá tốt theo yêu cầu của đề, nắm vững kiểu bài nghị luận chứng minh, luận điểm, luận cứ rõ ràng, bài viết trôi chảy, trong sáng, có thể sai sót không đáng kể.
- Từ 4,0 đến dưới 5,5 điểm: Bài làm cơ bản đạt các yêu cầu trên, trình bày đủ nội dung, sai hai đến ba lỗi chính tả.
- Từ 3,0 đến dưới 4,0 điểm: Cơ bản đạt các ý trên, trình bày được nội dung nhưng chưa sâu sắc, còn mắc bốn đến năm lỗi chính tả.
- Từ 2,0 đến dưới 3,0 điểm: Có hiểu đề nhưng bố cục còn lộn xộn, văn lủng củng, bài làm còn mắc nhiều lỗi diễn đạt, chính tả, ngữ pháp.
- Từ 0 đến 1,0 điểm: Bài làm quá sơ sài, không có bố cục, mắc quá nhiều lỗi, bài bỏ giấy trắng hoặc lạc đề hoàn toàn.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_lai_van_7.doc