Đề thi khảo sát Sinh học lớp 11 lần 2 - Mã đề 570

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 604Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát Sinh học lớp 11 lần 2 - Mã đề 570", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi khảo sát Sinh học lớp 11 lần 2 - Mã đề 570
ĐỀ THI KHẢO SÁT KHỐI 11 
MÔN: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút 
(40 câu trắc nghiệm)
 Chọn một đáp án đúng hoặc đúng nhất cho các câu sau
Mã đề thi
570
Câu 1: Trong các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của động vật, nhân tố có vai trò quan trọng nhất là
A. nhiệt độ	B. ánh sáng	C. nước	D. thức ăn
Câu 2: Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học nàm ở bộ phận nào của xinap?
A. Khe xinap.	B. Màng sau xinap	C. Màng trước xinap.	D. Chuỳ xinap.
Câu 3: Loài động vật có sự phát triển không qua biến thái
A. ếch nhái	B. sâu đục thân	C. châu chấu	D. gà
Câu 4: Ứng động nào không theo chu kì đồng hồ sinh học?
A. Ứng động quấn vòng.	B. Ứng động nở hoa.
C. Ứng động thức ngủ của lá	D. Ứng động đóng mở khí kổng.
Câu 5: Sinh trưởng sơ cấp của cây là:
A. Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động phân hoá của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm.
B. Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ chỉ có ở cây cây một lá mầm.
C. Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ chỉ có ở cây cây hai lá mầm.
D. Sự sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.
Câu 6: Khi không có ánh sáng, cây non mọc như thế nào?
A. Mọc bình thường và có màu xanh.	B. Mọc vống lên và có màu xanh.
C. Mọc vống lên và có màu vàng úa.	D. Mọc bình thường và có màu vàng úa
Câu 7: Sắc tố tiếp nhận ánh sáng trong phản ứng quang chu kì của thực vật là:
A. carôtenôit	B. diệp lục b
C. diệp lục a, b và phitôcrôm	D. phitôcrôm
Câu 8: Loại cây có hiện tượng xuân hóa là
A. Cải bắp	B. Ngô	C. Lúa	D. Hoa hồng
Câu 9: Juvenin có tác dụng:
A. Gây lột xác của sâu bướm, ức chế sâu biến thành nhộng và bướm.
B. Ức chế sự lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.
C. Gây lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.
D. Ức chế sự lột xác của sâu bướm, kìm hãm sâu biến thành nhộng và bướm
Câu 10: Trong nuôi cấy mô tế bào thực vật, hoocmon được dùng để kích thích sự ra ngọn của mô sẹo
A. Giberillin	B. Êtilen	C. Auxin	D. Xito kinin
Câu 11: Cơ sở của sự uốn cong trong hướng tiếp xúc là:
A. Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng chậm hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc
B. Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
C. Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
D. Do sự sinh trưởng đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
Câu 12: Đặc điểm nào không có ở hoocmôn thực vật?
A. Tính chuyển hoá cao hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao.
B. Được tạo ra một nơi nhưng gây ra phản ứng ở nơi khác
C. Với nồng độ rất thấp gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể.
D. Được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây.
Câu 13: Cung phản xạ “co ngón tay của người” thực hiện theo trật tự nào?
A. Thụ quan đau ở da à Sợi cảm giác của dây thần kinh tuỷ à Tuỷ sống à Các cơ ngón ray.
B. Thụ quan đau ở da à Sợi vận động của dây thần kinh tuỷ à Tuỷ sống à Sợi cảm giác của dây thần kinh tuỷ à Các cơ ngón ray.
C. Thụ quan đau ở da à Tuỷ sống à Sợi vận động của dây thần kinh tuỷ à Các cơ ngón ray
D. Thụ quan đau ở da à Sợi cảm giác của dây thần kinh tuỷ à Tuỷ sống à Sợi vận động của dây thần kinh tuỷ à Các cơ ngón ray.
Câu 14: Phản xạ ở động vật có hệ thần kinh lưới diễn ra theo trật tự nào?
A. Tế bào cảm giác à Mạng lưới thần kinh à Tế bào mô bì cơ.
B. Mạng lưới thần kinh à Tế bào cảm giác à Tế bào mô bì cơ.
C. Tế bào cảm giác à Tế bào mô bì cơ à Mạng lưới thần kinh.
D. Tế bào mô bì cơ à Mạng lưới thần kinh à Tế bào cảm giác
Câu 15: Tương quan giữa GA/AAB điều tiết sinh lý của hạt như thế nào?
A. Trong hạt khô, GA và AAB đạt trị số ngang nhau.
B. Trong hạt khô, GA đạt trị số cực đại, AAB rất thấp. Trong hạt nảy mầm GA tăng nhanh, giảm xuống rất mạnh; còn AAB đạt trị số cực đại.
C. Trong hạt nảy mầm, AAB đạt trị lớn hơn GA.
D. Trong hạt khô, GA rất thấp, AAB đạt trị số cực đại. Trong hạt nảy mầm GA tăng nhanh, đạt trị số cực đại còn AAB giảm xuống rất mạnh.
Câu 16: Một loài thực vật đến thời kì ra hoa thuộc nhóm cây ngày dài có thời gian chiếu sáng lớn hơn 12, thời gian bóng tối nhỏ hơn 8 giờ. Vào những ngày mùa đông ( có thời gian bóng tối 14 giờ) khi có nhiệt độ thấp và thời gian chiếu sáng rất ít nên người ta đã bật đèn ánh sáng trắng vào giữa đêm ( sau khi bắt đầu tối 3 giờ). Kết quả
A. Cây ra hoa	B. Cây không ra hoa
C. Số lượng hoa rất nhiều	D. Cây không sinh trưởng, phát triển
Câu 17: Điện thế nghỉ là:
A. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng mang điện dương và ngoài màng mang điện âm.	
B. Sự không chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng mang điện âm và ngoài màng mang điện dương.
C. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng mang điện âm và ngoài màng mang điện dương.	D. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào bị kích thích, phía trong màng mang điện âm và ngoài màng mang điện dương.
Câu 18: Tập tính học đượclà:
A. Loại tập tính được hình thành trong quá trình phát triển của loài, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.
B. Loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, mang tính đặc trưng cho loài
C. Loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.
D. Loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, được di truyền.
Câu 19: Vì sao trong một cung phản xạ, xung thần kinh chỉ truyền theo một chiều từ cơ quan thụ cảm đến cơ quan đáp ứng.
A. Vì các thụ thể ở màng sau xináp chỉ tiếp nhận các chất trung gian hoá học theo một chiều.
B. Vì chất trun gian hoá học bị phân giải sau khi đến màng sau
C. Vì khe xináp ngăn cản sự truyền tin ngược chiều.
D. Vì sự chuyển giao xung thần kinh qua xináp nhờ chất trung gian hoá học chỉ theo một chiều.
Câu 20: Các dây leo cuốn quanh cây gỗ là nhờ kiểu hướng động nào?
A. Hướng nước.	B. Hướng đất	C. Hướng tiếp xúc	D. Hướng sáng.
Câu 21: Êtilen có vai trò
A. giữ cho quả tươi lâu	B. Giúp cây chóng ra hoa
C. thúc quả chóng chín	D. giúp cây mau lớn
Câu 22: Hình ảnh dưới ngọn cây thể hiện tính
A. Hướng đất dương	B. Hướng hóa âm	C. Hướng sáng dương	D. Hướng tiếp xúc
Câu 23: Trong quá trình phát triển của sâu đục thân, giai đoạn phá hại mùa màng ghê gớm nhất là
A. trứng	B. Nhộng	C. Sâu bướm	D. Bướm trưởng thành
Câu 24: Sinh trưởng của cơ thể động vật là:
A. Quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng kích thước và số lượng của tế bào.
B. Quá trình tăng kích thước của các hệ cơ quan trong cơ thể.
C. Quá trình tăng kích thước của các mô trong cơ thể.
D. Quá trình tăng kích thước của các cơ quan trong cơ thể
Câu 25: Testostêrôn được sinh sản ra ở:
A. Tuyến giáp.	B. Tinh hoàn.	C. Tuyến yên.	D. Buồng trứng
Câu 26: Ở phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, do lượng hoocmon nào bị thiếu hụt nên gây bệnh loãng xương
A. Tiroxin	B. Testosteron	C. GH	D. Ơstrogen
Câu 27: Hệ thần kinh của giun dẹp có:
A. Hạch đầu, hạch bụng.	B. Hạch ngực, hạch bụng
C. Hạch đầu, hạch ngực.	D. Hạch đầu, hạch thân.
Câu 28: Các kiểu hướng động âm của rễ là:
A. Hướng sáng, hướng nước	B. Hướng sáng, hướng hoá.
C. Hướng nước, hướng hoá.	D. Hướng đất, hướng sáng.
Câu 29: Khi thả tiếp một hòn đá vào cạnh con rùa thì thấy nó không rụt đầu vào mai nữa. Đây là một ví dụ về hình thức học tập:
A. Điều kiện hoá hành động.	B. Học ngầm.
C. Quen nhờn	D. Học khôn.
Câu 30: Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng sơ cấp?
A. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần.
B. Diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh
C. Diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm.
D. Làm tăng kích thước chiều dài của cây.
Câu 31: Phản xạ là gì?
A. Phản ứng của cơ thể trả lời lại các kích thích chỉ bên ngoài cơ thể
B. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh chỉ trả lời lại các kích thích bên trong cơ thể.
C. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại các kích thích chỉ bên ngoài cơ thể.
D. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại các kích thích chỉ bên trong hoặc bên ngoài cơ thể.
Câu 32: Tuổi của cây một năm được tính theo:
A. Số lóng.	B. Số chồi nách.	C. Số lá.	D. Số cành
Câu 33: Các kiểu hướng động dương của rễ là:
A. Hướng đất, hướng nước, huớng hoá.	B. Hướng đất, ướng sáng, huớng hoá.
C. Hướng sáng, hướng nước, hướng hoá	D. Hướng đất, hướng nước, hướng sáng.
Câu 34: Có 4 cây tre, bạch đàn, phượng, xà cừ đều non và có chiều cao 4m, người ta đóng đinh vào gốc các cây đó, từ mặt đất lên phía trên thân là 3 m. Sau 2 năm loại cây nào có khoảng cách đinh so với mặt đất là thay đổi ( Nếu có rất ít)
A. Bạch đàn	B. Tre	C. Xà cừ	D. Phượng
Câu 35: Testostêrôn có vai trò:
A. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái
B. Kích thích chuyển hoá ở tế bào và sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể
C. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực.
D. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể.
Câu 36: Nhân tố quan trọng điều khiển sinh trưởng và phát triển của động vật là
A. Thức ăn.	B. Nhân tố di truyền.
C. Nhiệt độ và ánh sáng	D. Hoocmôn.
Câu 37: Loại cây chỉ có sinh trưởng sơ cấp
A. Bàng	B. Xà cừ	C. Tre	D. 
Câu 38: Sinh trưởng của cơ thể động vật là:
A. Quá trình tăng kích thước của các mô trong cơ thể
B. Quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng kích thước và số lượng của tế bào.
C. Quá trình tăng kích thước của các hệ cơ quan trong cơ thể.
D. Quá trình tăng kích thước của các cơ quan trong cơ thể.
Câu 39: Quá trình truyền tin qua xináp diễn ra theo trật tự nào?
A. Chuỳ xinap à Màng trước xinap à Khe xinap à Màng sau xinap
B. Màng sau xinap à Khe xinap à Chuỳ xinap à Màng trước xinap.
C. Khe xinap à Màng trước xinap à Chuỳ xinap à Màng sau xinap.
D. Màng trước xinap à Chuỳ xinap à Khe xinap à Màng sau xinap.
Câu 40: Gibêrelin có vai trò:
A. Làm giảm số lần nguyên phân, chiều dài của tế bào và chiều dài thân.
B. Làm tăng số lần nguyên phân, chiều dài của tế bào và chiều dài thân.
C. Làm tăng số lần nguyên phân, chiều dài của tế bào và giảm chiều dài thân
D. Làm tăng số lần nguyên phân, giảm chiều dài của tế bào và tăng chiều dài thân.
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_KHAO_SAT_SINH_11_LAN_2.doc