Đề thi khảo sát học sinh lớp 9 lần 4 môn: Toán học

doc 3 trang Người đăng minhphuc19 Lượt xem 2130Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát học sinh lớp 9 lần 4 môn: Toán học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi khảo sát học sinh lớp 9 lần 4 môn: Toán học
trường thcs tứ trưng
đề thi khảo sát HS lớp 9 lần 4
Môn: Toán
(Thời gian làm bài 90 phút không kể thời gian giao đề)
Câu 1: Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau:
1. Số nghiệm của phương trình ax + by = c (a, b, c ẻ R; a ≠ 0 hoặc b ≠ 0) là:
A. Vô số nghiệm.
B. Vô nghiệm.
C. 1 nghiệm.
D. 2 nghiệm.
2. Hệ phương trình nào sau đây vô nghiệm:
A. 
B. 
C. 
D. 
3. Toạ độ giao điểm của hai đường thẳng y = x và y = 2 – x là:
A. (- 1; - 1).
B. (1; 1).
C. (- 2; - 2).
D. (2; 2).
4. Trong H1 biết x > y. Khẳng định nào dưới đây là đúng?
 M x N
 O
 y
H 1 Q P
A. MN = PQ
B. MN > PQ
C. MN < PQ
D. Không đủ điều kiện để so sánh được MN và PQ.
5. Trong H 2 biết MN là đường kính của đường tròn. Góc NMQ bằng:
 P
 70 N
 M O
H 2. Q
A. 300.
B. 350.
C. 200.
D. 400.
6. Trong H 3 số đo của cung MmN bằng:
 M
 25 0
 P 35
 H 3. K N
A. 600.
B. 700.
C. 1200.
D. 1400.
Câu 2: Giải các hệ phương trình sau:
a) 
b) 
Câu 3: Cho D ABC có 3 góc nhọn nội tiếp đường tròn tâm O, đường cao AH. Kẻ đường kính AE.
Tính góc ACE?
Chứng minh góc BAH bằng góc OAC?
Gọi K là giao điểm của AH với đường tròn (O). Chứng minh rằng BCEK là hình thang cân.
Câu 4: Giải hệ phương trình:
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
trường thcs tứ trưng
đề thi khảo sát hs lớp 9 lần 4
Môn: Ngữ văn
(Thời gian làm bài 90 phút không kể thời gian giao đề).
Câu 1: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi bằng cách chọn chữ cái của câu trả lời đúng:
“Ông Hai đi mãi đến sẩm tối mới về. Cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên. Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy... Vừa đến ngõ, ông lão đã lên tiếng:
- Chúng mày đâu rồi, ra thầy chia quà cho nào.
Lũ trẻ ở trong nhà ùa ra, ông lão rút vội cái gói bọc lá chuối khô cho con bé lớn:
- Bánh rán đường đây, chia cho em mỗi đứa một cái.
Dứt lời ông lão lại lật đật đi thẳng sang bên gian bác Thứ.
Chưa đến bực cửa, ông lão đã bô bô:
- Bác Thứ đâu rồi? Bác Thứ làm gì đấy? Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn! Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính, ông ấy cho biết... Cải chính cái tin làng chợ Dầu chúng tôi đi Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả.
Bác Thứ nghe chưa thủng câu chuyện ra sao, ông lão đã lại lật đật bỏ lên nhà trên.
- Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính... Cải chính cái tin làng chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả!
Cũng chỉ được bằng ấy câu, ông lão lại lật đật bỏ đi nơi khác. Còn phải để cho người khác biết chứ. Ông lão cứ múa tay lên mà khoe cái tin ấy với mọi người. Ai cũng mừng cho ông lão.”
(Ngữ văn 9 – Tập 1)
1. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào?
A. Lặng lẽ Sa Pa.
B. Làng.
C. Chiếc lược ngà.
D. Bếp lửa.
2. Dòng nào thể hiện rõ nhất nội dung đoạn văn?
A. Ông lão chia quà cho các con.
B. Ông lão khoe với bác Thứ chuyện nhà mình bị đốt.
C. Ông lão khoe với ông chủ nhà tin mới biết qua ông chủ tịch.
D. Ông Hai vui sướng chia quà cho con, khoe với mọi người tin làng mình không phải Việt gian.
3. Trong đoạn văn, có mấy lần tác giả dùng từ “lật đật”?
A. Một.
B. Hai.
C. Ba.
D. Năm.
4. Cách giải thích nào đúng nhất cho từ “lật đật”?
A. Có dáng vẻ vội vã, tất tả như lúc nào cũng sợ không kịp.
B. Đi bước thấp, bước cao một cách chậm chạp.
C. Đi một mạch rất nhanh.
D. Vừa đi vừa lắc lư người.
5. Ai là người kể chuyện trong đoạn văn?
A. Ông Hai.
B. Bác Thứ.
C. Ông chủ tịch.
D. Tác giả.
6. Từ nào là từ Hán Việt trong các từ sau?
A. Cải chính.
B. Rạng rỡ.
C. Lật đật.
D. Bỏm bẻm.
7. “Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ, hấp hãy...” Câu văn này là loại câu nào?
A. Câu đơn.
B. Câu ghép chính phụ.
C. Câu ghép đẳng lập.
D. Câu đặc biệt.
8. “Chúng mày đâu rồi, ra đây thầy chia quà cho nào” Câu văn này là loại câu nào?
A. Câu trần thuật.
B. Câu nghi vấn.
C. Câu cầu khiến.
D. Câu cảm thán.
Câu 2: 1) Đoạn kết thúc một bài thơ có câu:
“Trăng cứ tròn vành vạnh”
a) Hãy chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn chỉnh khổ thơ?
b) Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ có ý nghĩa gì? Từ đó em hiểu gì về chủ đề của bài thơ?
c) Đoạn thơ vừa chép trích tác phẩm nào? của ai?
Hãy viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về tác giả.
2) Trong bài thơ về tiểu đội xe không kính nhà thơ Phạm Tiến Duật đã khắc hoạ hình ảnh những anh bộ đội lái xe thật hiên ngang, dũng cảm, sôi nổi và lạc quan giữa bom đạn của những ngày chống Mỹ. Em hãy phân tích bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật để làm sáng tỏ nhận xét trên.
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
trường thcs tứ trưng
đề thi khảo sát hs lớp 9 lần 4
Môn: Sinh học
(Thời gian làm bài 60 phút không kể thời gian giao đề).
A. Trắc nghiệm. 
Câu 1: Chọn phương án đúng trong các câu sau:
1. Một đoạn phân tử ADN có chiều dài 5 100 A0, số nuclêôtit loại A chiếu 20% tổng số nuclêôtit của gen. Số Nuclêôtit loại G là:
A. 1 800 Nu.
B. 1 200 Nu.
C. 900 Nu.
D. 600 Nu.
2. Gen cấu trúc là 
A. Một đoạn phân tử ADN có chức năng di truyền xác định.
B. Một đoạn phân tử ADN mang thông tin quy định cấu trúc của một loại Prôtêin.
C. Một đoạn phân tử ADN mang thông tin quy định cấu trúc của 1 phân tử ARN.
D. Cả 3 phương án trên đều đúng.
3. ở ruồi Giấm 2n = 8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kỳ sau của giảm phân II. Số nhiễm sắc thể có trong tế bào là:
A: 4.
B: 8.
C: 16.
D: 32.
4. 5 tế bào tiến hành nguyên phân liên tiếp 3 đợt. Số tế bào con tạo ra là:
A. 30.
B. 40.
C. 20.
D. 15.
Câu 2: Hãy nối các ý ở cột A với một ý ở cột B sao cho đúng.
Cột A
Cột B
1. m ARN
2. ADN
3. t ARN
4. gen cấu trúc
a. Có chức năng lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền.
b. Có chức năng truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của prôtêin cần tổng hợp.
c. Có chức năng mang thông tin quy định cấu trúc của 1 loại Prôtêin.
d. Có chức năng vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp prôtêin.
e. Có chức năng là cấu trúc mang gen, có khả năng tự nhân đôi.
Câu 3: Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống ..... trong các câu sau:
- Tự thụ phấn bắt buộc đối với cây....(1)... hoặc...(2)... ở động vật gây ra hiện tượng...(3)... vì tạo ra các cặp gen...(4)... gây hại.
- Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp này để...(5)... và...(6)... một số tính trạng mong muốn và tạo ...(7)...
B. Tự luận.
1. Các quy định sau đây dựa trên cơ sở khoa học nào? Nam giới chỉ được lấy một vợ, nữ giới chỉ được lấy một chồng, những người có quan hệ huyết thống trong vòng 4 đời không được kết hôn với nhau.
2. Công nghệ tế bào là gì? Gôm những công đoạn nào? Phân biệt công nghệ tế bào và công nghệ gen?
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Tài liệu đính kèm:

  • docKS HS lop 9 Toan, Van, Sinh(07-08) lan 4.doc