Đề thi khảo sát chọn đội tuyển học sinh giỏi tỉnh năm học: 2015 - 2016 môn Hóa học

doc 2 trang Người đăng tranhong Lượt xem 999Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chọn đội tuyển học sinh giỏi tỉnh năm học: 2015 - 2016 môn Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi khảo sát chọn đội tuyển học sinh giỏi tỉnh năm học: 2015 - 2016 môn Hóa học
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG TỈNH
 NĂM HỌC: 2015-2016. THỜI GIAN LÀM BÀI: 180 PHÚT(KHÔNG KỂ THỜI GIAN PHÁT ĐỀ )
Câu I. Cho 13 gam hỗn hợp A một kim loại kiềm M và một kim loại M’ (hóa trị II) tan hoàn toàn vào nước tạo thành dung dịch B và 4,032 lít H2 (ở đktc). Chia dung dịch B làm 2 phần bằng nhau :
Phần 1 : Đem cô cạn thu được 8,12 gam chất rắn X.
Phần 2 : Cho tác dụng với 400 ml dung dịch HCl 0,35 mol/l (M) tạo ra kết tủa Y.
a) Tìm kim loại M, M’. Tính số gam mỗi kim loại trong hỗn hợp A.
b) Tính khối lượng kết tủa Y.
Câu II. Hoà tan 16,8 (gam) một kim loại M vào dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí H2 (ở đktc).
 a) Tìm kim loại M.
 b) Hoà tan 25,2 (gam) kim loại M vào dung dịch H2SO4 10% ( loãng), vừa đủ. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch A. Làm lạnh dung dịch A thu được 55,6 (gam) muối sunfat kết tinh ngậm nước của kim loại M tách ra và còn lại dung dịch muối sunfat bão hoà có nồng độ 9,275%.Tìm công thức của muối sunfat ngậm nước của kim loại M.
Câu III. (7,5 điểm) Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Tính thể tích dung dịch HCl 2,0 M vừa đủ để phản ứng hết với Y?
Câu IV. (10,0 điểm) Thả một viên bi sắt hình cầu bán kính R vào 500 ml dung dịch HCl nồng độ CM sau khi kết thúc phản ứng thấy bán kính viên bi còn lại một nửa. Nếu cho viên bi sắt còn lại này vào 117,6 gam dung dịch H2SO4 5%.
(Xem viên sắt còn lại có khối lượng không đáng kể so với khối lượng dung dịch H2SO4).
	Thì khi bi sắt tan hết dung dịch H2SO4 có nồng độ mới là 4%.
 a) Tính bán kính R của viên bi, biết khối lượng riêng của sắt là 7,9 gam/cm3. Viên 
 bi bị ăn mòn theo mọi hướng như nhau, =3,14.
	 b) Tính CM dung dịch HCl.
Câu V. Dung dịch A chứa NaOH 4% và Ca(OH)2 3,7%. Phải cần bao nhiêu gam dung dịch A để trung hòa hoàn toàn 119 ml dung dịch HNO3 10% (D = 1,06g/ml).
Câu VI. 1/ X và Y là các nguyên tố thuộc phân nhóm chính, đều tạo hợp chất với hiđro có dạng RH (R là kí hiệu của nguyên tố X hoặc Y). Gọi A và B lần lượt là hiđroxit ứng với hóa trị cao nhất của X và Y. Trong B, Y chiếm 35,323% khối lượng. Trung hòa hoàn toàn 50 gam dung dịch A 16,8% cần 150 ml dung dịch B 1M. Xác định các nguyên tố X và Y.
 2/ Hỗn hợp A gồm Cu và Fe trong đó Cu chiếm 70% về khối lượng. Cho m gam A phản ứng với 0,44 mol HNO3 trong dung dịch, thu được dung dịch B, phần rắn C có khối lượng 0,75m (gam) và 2,87 lít hỗn hợp khí NO2 và NO đo ở (1,2 atm, 270C).
Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, trong B không có muối amoni.
Tính khối lượng muối trong dung dịch B và tính khối lượng m.
Câu VII . 1/Hoàn thành các phương trình phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron.
a) FeS2 + H2SO4 (đ) Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
b) Mg + HNO3 Mg(NO3)2 + N2O + N2 + NH4NO3 + H2O
(biết tỉ lệ mol của N2O : N2 : NH4NO3 là 1 : 1 : 1)
c) Fe3O4 + HNO3 NxOy + 
d) Al + NaNO3 + NaOH + H2O NaAlO2 + NH3
e) MxSy + H2SO4 M2(SO4)n + SO2 + H2O
 f) Cu2S + HNO3 Cu(NO3)2 + H2SO4 + NO + H2O
 g) KI + KMnO4 + H2O I2 + MnO2 + ..
 h) Al + HNO3 Al(NO3)3 + N2 +N2O + H2O
 ( biết tỉ lệ mol của N2 : N2O là 3:2 )
2/ a) Cho 2,25 gam hỗn hợp A gồm Al, Fe, Cu tác dụng với dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 1344 ml (đktc) khí và còn lại 0,6 gam chất rắn không tan. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong A. 
b) Hấp thụ hoàn toàn 1,344 lít SO2 ( đktc) vào 13,95 ml dung dịch KOH 28%, có khối lượng riêng là 1,147g/ml. Hãy tính nồng độ phần trăm các chất có trong dung dịch sau phản ứng
 (Cho H=1; C =12; N=14; O=16; Na=23; Mg=24; P=31; S=32; Cl=35,5; K=39; Fe=56; Cu=64; Br=80; Ag=108.) 
( Giám thị không giải thích gì thêm)

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_chon_hsg_hoa_9.doc