ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015- 2016 Môn: Ngữ Văn- Lớp 9 ( đề chẵn) Thời gian: 90 phút ( Không kể phát đề) Câu 1- (2 điểm) Câu 1.a: (1 điểm): Điền các khái niệm sau vào chỗ trống sao cho đúng: ......................... khi giao tiếp cần nói cho có nội dung không thiếu, không thừa. ......................... khi giao tiếp cần nói đúng đề tài, tránh nói lạc đề. ......................... khi giao tiếp cần tế nhị, tôn trọng người khác. ......................... khi giao tiếp cần nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ. ......................... khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng và thiếu bằng chứng xác thực. Câu 1.b: (1 điểm) Giải thích thành ngữ “ Nói như dùi đục chấm mắm cáy” sau và cho biết phương châm hội thoại nào không được tuân thủ ở đây. Câu 2- (2 điểm) Trình bày hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Du. Câu 3- (6 điểm) Suy nghĩ của em về bi kịch của người phụ nữ trong xã hội xưa qua nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015- 2016 Môn: Ngữ Văn- Lớp 9 ( đề lẻ) Thời gian: 90 phút ( Không kể phát đề) Câu 1- (2 điểm) Câu 1.a: (1 điểm) Điền các khái niệm sau vào chỗ trống sao cho đúng: ......................... khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng và thiếu bằng chứng xác thực. ......................... khi giao tiếp cần nói cho có nội dung không thiếu, không thừa. ......................... khi giao tiếp cần nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ. ......................... khi giao tiếp cần tế nhị, tôn trọng người khác. ......................... khi giao tiếp cần nói đúng đề tài, tránh nói lạc đề. Câu 1.b: (1 điểm) Giải thích thành ngữ “Ăn đơm nói đặt” sau và cho biết phương châm hội thoại nào không được tuân thủ ở đây: Câu 2- (2 điểm) Trình bày hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Du. Câu 3- (6 điểm) Suy nghĩ của em về bi kịch của người phụ nữ trong xã hội xưa qua nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. ĐÁP ÁN ĐỀ CHẴN Câu 1: Câu 1.a: + Điền vào chỗ trống theo thứ tự như sau: - Phương châm về lượng - Phương châm quan hệ - Phương châm lịch sự - Phương châm cách thức - Phương châm về chất Câu 1.b: Giải nghĩa: “Nói như dùi đục chấm mắm cáy” là nói năng thô thiển, cộc lộc. Phương châm lịch sự không được tuân thủ. ĐỀ LẺ Câu 1: Câu 1.a: Điền vào chỗ trống theo thứ tự như sau: - Phương châm về chất - Phương châm về lượng - Phương châm cách thức - Phương châm lịch sự - Phương châm quan hệ Câu 1.b: Giải nghĩa: “ Ăn đơm nói đặt” là bịa đặt, vu khống người khác. Phương châm về chất không được tuân thủ. PHẦN CHUNG CẢ HAI ĐỀ. Câu 2: Trình bày được những ý cơ bản sau: - Nguyễn Du tên chữ: Tố Như, hiệu là Thanh Hiên (1765-1820}, quê ở làn Tiên Điền- Nghi Xuân- Hà Tĩnh. - Ông sinh ra trong một gia đình đại quý tộc nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. - Ông là người thông minh, học giỏi làm quan dưới 2 triều Lê và Nguyễn. Trong thời gian làm quan dưới triều Nguyễn, ông được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc 2 lần nhưng lần thứ 2 chưa kịp đi thì ông bị bệnh và mất tại Huế. - Ông là Đại thi hào dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới, là nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. * Sự nghiệp văn chương: + Thơ chữ Hán: Thanh Hiên thi tập Bắc Hành tạp lục Năm trung tạp ngâm + Thơ chữ nôm: Đoạn trường Tân Thanh ( Truyện Kiều) Văn tế thập loại chúng sinh .. Câu 3: Hình thức - Làm đúng thể loại văn nghị luận văn học, - Bố cục rõ ràng, hành văn trôi chảy, - Chữ viết đep, ít sai lỗi chính tả. B. Về nội dung: Cần thể hiện rõ các ý sau: 1- Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, - Giới thiệu nhân vật Vũ Nương, - Khái quát về đặc điểm nhân vật: là một ngừoi con gái đẹp người đẹp nết nhưng lại có mộ số phận đắng cay bất hạnh: 2- Thân bài: Học sinh cần làm rõ những ý sau: * Luận điểm 1: Vũ Nương là một người con gái đẹp ngừoi đẹp nết nhưng có số phận bất hạn đắng cay. + Vũ Nương là nận nhân của những hủ tục phong kiến, pahỉ chịu một cuộc hôn nhân theo sự sắp đặt của cha mẹ chỉ vì đồng tiền. + Là nạn nhân của thói nam quyền độc đoán; là nạn nhân của chiến tranh. + Chiến tranh đã cướp đi hạnh phúc của nàng, chồng đi lính, nàng phảỉ vò võ cô đơn, một mình gánh vác công việc nhà chồng. + Chỉ vì một lời nói ngây thơ của con trẻ khi chồng trở về, nàng đã phải chịu một nỗi oan khuất tày trời, nàng hết sức thủy chung nhưng lại bị nghi ngờ là thất tiết. + Nàng phải tìm đến cái chết để tự giải thoát cuộ đời mình. * Luận điểm 2: + Đánh giá chung về số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. + Họ không có quyền quyết định hạnh phúc cho riêng mình, mặc dù chỉ với những hạnh phúc bình dị là thú vui “nghi gia nghi thất”. + Họ bị xã hội phong kiến nam quyền chà đạp, tước đi nhân quyền của họ. + Đúng như đại thi hào Nguyễn Du viết: “ Đau đớn thay phận đàn bà, Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.” * Luận điểm 3: Đánh giá tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Dữ + Cảm thông sâu sắc cho số phận bị kịch của người phụ nữ trong xã hội xưa. + Tố cáo xã hội phong kiến nam quyền đã chà đạp lên cuộc đời của người phụ nữ + Với “ Chuyện người con gái Nam Xương”, Nguyễn Dữ đã cất cao tiếng nói đòi nhân quyền của người phụ nữ . + Trân trọng và ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ. 3- Kết bài: + Đánh giá nghệ thuật xây dựng và miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc + Khẳng định giá trị nội dung. + Mặc dù đã ra đời hơn năm thế kỉ, nhưng cho tới nay tác phẩm mãi là một tiếng kêu thương cho những khổ đau của cuộc đời người phụ nữ CÁCH TÍNH ĐIỂM Câu 3: 6 điểm Hình thức: 1 điểm Nội dung: 5 điểm Mở bài: 0,5 điểm ( đảm bảo đúng yêu cầu) Thân bài: 4 điểm Luận điểm 1: 2 điểm Luận điểm 2: 1 điểm Luận đểm 3: 1 điểm Kết bài: 0,5 điểm Qua các luận điểm, học sinh phải lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, có sức thuyết phục. THANG ĐIỂM Điểm 5-6: đạt các yêu cầu về nội dung và hình thức Điểm 3-4: đạt các yêu cầu về nội dung và hình thức nhưng bài viết còn thiếu một vài ý nhỏ, thiếu một số dẫn chứng. Điểm 1-2: chưa đảm bảo đủ yêu cầu về cả nọi dung và hình thức. Lưu ý: Giáo viên cần vận dụng biểu chấm một cách linh hoạt.
Tài liệu đính kèm: