Đề thi khảo sát chất lượng học kì I năm học: 2015 – 2016 môn sinh học lớp 9 thời gian làm bài: 45 phút

doc 3 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1243Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng học kì I năm học: 2015 – 2016 môn sinh học lớp 9 thời gian làm bài: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi khảo sát chất lượng học kì I năm học: 2015 – 2016 môn sinh học lớp 9 thời gian làm bài: 45 phút
Phòng GD & ĐT Huyện Kim Động
Trường THCS Ngọc Thanh
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
Năm học: 2015 – 2016
Môn Sinh học lớp 9 
Thời gian làm bài: 45 phút
Phần I. TRẮC NGHIỆM (2Đ)
Mỗi câu hãy chọn 01 đáp án đúng nhất để viết vào bài làm.
Câu 1. Loại nucleôtit nào có trên phân tử ARN mà không có trên phân tử ADN?
	a. T	b. U	A	G
Câu 2. Loại biến dị nào sau đây làm tăng số lượng NST trong tế bào lên gấp bội?
	a. Đột biến gen	b. Đột biến cấu trúc NST	
c. Đột biến thể dị bội	d. Đột biến thể đa bội 
Câu 3. Một tế bào nguyên phân liên tiếp 3 lần thì tổng số tế bào con tạo ra là:
	a. 6	b. 9	c. 8	d. 3
Câu 4. Một tế bào người trải qua 2 lần giảm phân liên tiếp thì tế bào con tạo ra có số lượng NST trong tế bào là bao nhiêu?
	a. 46	b. 92	c. 23	d. 32
Câu 5. Cho đậu Hà Lan thuần chủng thân cao lai với đậu thân thấp thì F1 có kết quả như thế nào? Biết thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp.
	a. Toàn thân cao	b. Toàn thân thấp
	c. 3 thân cao: 1 thân thấp	d. 1 thân cao: 1 thân thấp
Câu 6. Theo nguyên tắc bổ sung thì về số lượng đơn phân, trường hợp nào là sai?
	a. A+T+G = T+A+G	b. A+T+G = T+A+X
	c. T+X+G = A+G+X	d. A+X+G = T+G+X
Câu 7. NST tự nhân đôi thành NST kép diễn ra ở kì nào trong quá trình phân bào?
	a. Kì đầu	b. Kì trung gian	c. Kì giữa	d. Kì cuối
Câu 8. Trong quá trình giảm phân, từ 1 tinh nguyên bào tạo ra mấy tinh trùng?
	a. 1	b. 2	c. 3	d. 4
Phần II. TỰ LUẬN (8Đ)	
Câu 1.( 3,0 đ) 
Ở một loài thực vật, gen A quy định tính trạng thân cao là trội hoàn toàn so với gen a quy định tính trạng thân thấp. Cho cây thân cao lai với cây thân cao thu được F1.
a. Biện luận để tìm kiểu gen của P trong phép lai trên.
b. Viết sơ đồ lai, nêu kết quả ở F1
Câu 2.( 2,0 đ) Nêu và giải thích bản chất mối liên hệ giữa gen và tính trạng theo sơ đồ:
(3)
(2)
(1)
Gen (một đoạn ADN) mARN Prôtêin Tính trạng
Câu 3.( 3,0 đ ) 
a. Thường biến là gì? Nêu ví dụ thường biến ở động vật và thực vật.
b. So sánh thường biến với đột biến.
-------------------------------- Hết ----------------------------
Học sinh không sử dụng tài liệu.
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Phòng GD & ĐT Huyện Kim Động
Trường THCS Ngọc Thanh
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
Năm học: 2015 – 2016
Môn Sinh học lớp 9 
Thời gian làm bài: 45 phút
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Phần 1. TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu chọn được 01 đáp án đúng được 0,25 điểm
1 - b
2 - d
3 - c
4 - c
5 - a
6 - a
7 - b
8 - d
Phần 2. TỰ LUẬN
Câu 1. (3đ)
a. Biện luận: Vì thân cao là tính trạng trội hoàn toàn nên cây thân cao có kiểu gen là AA hoặc Aa, cây thân thấp chỉ có kiểu gen là aa.
Vậy khi cho cây thân cao lai với cây thân cao sẽ xảy ra 3 trường hợp:
P. AA x AA; 	P. AA x Aa	 P. Aa x Aa
0,5 đ
0,5 đ
b. Kết quả F1
+ TH1: P. AA x AA à F1 có kiểu gen là AA; kiểu hình toàn thân cao
+ TH2: P. AA x Aa à F1 có kiểu gen là AA và Aa; kiểu hình toàn thân cao
+ TH3: P. Aa x Aa à F1 có kiểu gen là 1AA: 2Aa: 1aa 
và kiểu hình 3 thân cao: 1 thân thấp
0,5 đ
0,5 đ
1,0 đ
Câu 2. (2đ)
* Nêu mối quan hệ theo sơ đồ: Gen (một đoạn phân tử ADN) làm khuôn tổng hợp nên phân tử mARN trong nhân tế bào. mARN lại làm khuôn tổng hợp nên phân tử Protêin tại chất tế bào. Protêin tham gia vào hình thành các đặc điểm cơ thể biểu hiện thành tính trạng.
1,0 đ
* Bản chất mối quan hệ: Trình tự sắp xếp các Nuclêôtit trên mạch khuôn của Gen (một đoạn phân tử ADN) quy định trình tự sắp xếp các Nuclêôtit trên phân tử mARN. Trình tự này lại quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong cấu trúc bậc 1 phân tử Prôtêin. Prôtêin tham gia vào mọi hoạt động cấu trúc, sinh lí của cơ thể biểu hiện thành tính trạng. Tóm lại: Gen quy định tính trạng.
1,0 đ
Câu 3. (3đ)
* Thường biến là những biến đổi về kiểu hình của cùng một kiểu gen phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.
VD: Cây rau dừa nước:
+ Ở cạn: thân nhỏ, cứng có màu tía, lá nhỏ, rễ ngắn không có phao nổi
+ Ở nước: Thân lá to có màu xanh, thân giòn, rễ dài có phao nổi.
VD: Con cừu:
+ Ở nơi khí hậu lạnh có bộ lông dày, dài
+ Ở nơi khí hậu nóng thì rụng nhiều lông, lông thưa, ngắn
( HS có thể lấy các ví dụ khác nhau, phân tích đúng vẫn được điểm tối đa)
1,0 đ
0,25 đ
0,25 đ
* So sánh thường biến với đột biến:
- Giống: + Đều làm biến đổi kiểu hình của sinh vật
 + Đều do ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố môi trường sống.
- Khác:
Thường biến
Đột biến
- Không biến đổi vất chất di truyền (ADN, NST)
- Biến đổi vất chất di truyền (ADN, NST)
- Không di truyền được 
- Di truyền được 
- Biến đổi đồng loạt theo 1 hướng
-Biến đổi riêng lẻ theo nhiều hướng
- Có lợi: Giúp sinh vật thích nghi với môi trường sống.
- Đa số có hại vì phá vỡ sự ổn định trong ADN, NST, chỉ 1 số có lợi
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25đ

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_khao_sat_hoc_ki_I_Sinh_hoc_9.doc