Đề thi khảo sát chất lượng giữa học kì I môn: Ngữ văn 12

doc 5 trang Người đăng haibmt Lượt xem 2445Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng giữa học kì I môn: Ngữ văn 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi khảo sát chất lượng giữa học kì I môn: Ngữ văn 12
ĐỀ THI KSCL GIỮA HKI
MÔN: NGỮ VĂN 12
THỜI GIAN :90P
ĐỀ1: 
Câu 1: (3đ) Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi .
Đò lên Thạch Hãn ơi... chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm.
	(Lê Bá Dương, Lời người bên sông)
a. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ?(1đ)
b. Hãy chỉ ra biện pháp tu từ trong 2 câu thơ sau: (1đ)
Có tuổi hai mươi thành sóng nước 
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm.
c. Nêu tác dụng của tu từ hai câu thơ trên.(0,5đ)
d. Đặt tên nhan đề?(0,5đ)
Câu 2: (7đ) Cảm nhận đoạn thơ sau trong bài thơ Tây tiến (của Quang Dũng)
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
 ĐỀ THI KSCL GIỮA HKI
 MÔN: NGỮ VĂN 12.
 THỜI GIAN: 90P
Đề 2: 
Câu 1: (3đ) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ.
Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt 
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh
Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy
Một tiếng vườn rợp bóng lá cành vươn
Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối
Tiếng heo may gợi nhớ những con đường...
	(Lưu Quang Vũ, Tiếng Việt) 
a. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ? (1đ)
b. Hãy chỉ ra biện pháp tu từ câu 3,4 ở khổ thơ1 (1đ)
c. Nêu tác dụng của tu từ hai câu thơ trên.(0,5đ)
d. Đặt tên nhan đề? (0,5đ)
Câu 2: (7đ) Cảm nhận đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình 
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung. 
Đáp án: ĐỀ 1
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
1
ĐỌC HIỂU 
3,0
a
Biểu cảm, tự sự, miêu tả.
1,0
b
Hoán dụ: Có tuổi hai mươi;Ẩn dụ:sóng nước.
1,0
c
Tác giả đã ca ngơi sự hi sinh của những người lính cao đẹp vì nền độc lập, tự do cho tổ quốc.
0,5
d
Lời người bên sông.
0,5
II
2
LÀM VĂN 
7,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 
0,25
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 
0,50
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. 
- Giới thiệu vấn để cần nghị luận
- Đoạn thơ khắc họa hình ảnh những người lính Tây Tiến với vẻ đẹp hào hùng, hào hoa và bi tráng.
- Khí phách oai hùng lẫm liệt, sức mạnh phi thường dù thực tế là sốt rét rụng tóc, da xanh xao 
- Tâm hồn trẻ trung, hào hùng, lãng mạn 
- Tinh thần xả thân vì lí tưởng, sự hi sinh cao cả được nhân dân và đất nước ngưỡng vọng.
- Sự kết hợp hài hòa giữa hai bút pháp hiện thực và lãng mạn: hình ảnh gợi cảm, gây ấn tượng sâu sắc, giọng thơ chắc khỏe, giàu nhạc tính, ngôn ngữ tạo hình độc đáo... đã góp phần khắc họa sinh động hình tượng người lính TT.
- Đánh giá chung về hình tượng người lính TT 
0,75
0,75
0,75
1,25
1,0
1,0
d. Sáng tạo 
0,5
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu 
0,25
Điểm toàn bài :I+II= 10,00 điểm
Đáp án: đề2
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
1
ĐỌC HIỂU 
3,0
a
Miêu tả, tự sự, biểu cảm.
1,0
b
So sánh: như lụa, như tơ.
1,0
c
Tiếng Việt gắn bó với chốn thôn quê và mang đậm dáng dấp và linh hồn quê hương Việt Nam.
0,5
d
Yêu tiếng Việt, Tiếng Việt gần gũi với người quê, Vẻ đẹp của tiếng Việt.
0,5
II
2
LÀM VĂN 
7,0
Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Giới thiệu KQ về tác giả ,tác phẩm.
0,25
0,05
Vẻ đẹp của bức tranh tứ bình về Việt Bắc của thơ Tố Hữu là vẻ đẹp của sự gắn bó giữa thiên nhiên và con người.
0,75
Bức tranh bắt đầu bằng cảnh mùa đông nhưng không tàn lụi,lạnh lẽo mà sống động, ấm nồng; cảnh mùa xuân với màu trắng của hoa mơ; mùa hè với tiếng ve kêu rừng phách đổ vàng; khép lại bức tranh là cảnh mùa thu với đêm trăng trữ tình bình yên 
3,0
Trên cái phông nền của thiên nhiên bốn muà là hình ảnh những người Việt Bắc hăng say lay động
0,75
Nghệ thuật thể hiện: Thể thơ lục bát âm điệu ngọt ngào, sâu lắng; cách miêu thiên nhiên gắn bó với con người trong cấu trúc cân đối về hình ảnh và màu sắc
1,0
d. Sáng tạo 
0,5
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu 
0,25
Điểm toàn bài:I+II=10,00điểm
Đáp án:
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
1
ĐỌC HIỂU 
a
b
c
d
II
2
LÀM VĂN 
d. Sáng tạo 
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu 

Tài liệu đính kèm:

  • docKT giua HKI Van 12 (Phuong).doc