Đề thi khảo sát chất lượng Chuyên đề lần 1 môn Địa lý Lớp 12 - Năm học 2015-2016 - Trường THPT Liễn Sơn (Có đáp án)

doc 3 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 15/07/2022 Lượt xem 471Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng Chuyên đề lần 1 môn Địa lý Lớp 12 - Năm học 2015-2016 - Trường THPT Liễn Sơn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi khảo sát chất lượng Chuyên đề lần 1 môn Địa lý Lớp 12 - Năm học 2015-2016 - Trường THPT Liễn Sơn (Có đáp án)
SỞ GD-ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CHUYÊN ĐỀ LẦN I
MÔN: ĐỊA LÝ- KHỐI: 12
 NĂM HỌC 2015-2016
Thời gian làm bài 60 phút
Câu I: (2,0 điểm)
Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam em hãy:
 Kể tên các quốc gia tiếp giáp với nước ta trên đất liền và các nước ven biển Đông. Vì sao vấn đề bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ luôn luôn phải đề cao?
Câu II: (3,0 điểm)
Chứng minh địa hình nước ta là địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
Câu III:(2,0 điểm)
Tại sao nói trong các thành phần tự nhiên, địa hình đóng vai trò chủ yếu nhất đối với sự phân hóa thiên nhiên nước ta?
Câu IV: (3 điểm)
Cho bảng số liệu sau:
 Nhiệt độ trung bình tháng 7 của một số địa điểm ở nước ta(đơn vị 0C)
Địa điểm
Lạng Sơn
Hà Nội
Huế
Đà Nẵng
Quy Nhơn
TP Hồ Chí Minh
Nhiệt độ
27,0
28,9
29,4
29,1
29,7
27,1
a. Vẽ BĐ thể hiện nhiệt độ trung bình tháng 7 của một số địa điểm ở nước ta.
b. nhận xét
Họ và tên thí sinh....................................số báo danh:..........
Học sinh được phép sử dụng Atlat địa lý Việt Nam
ĐÁP ÁN
Câu hỏi
Nội dung
Thang điểm
I
* Các quốc gia tiếp giáp với nước trên đất liền và các quốc gia ven biển Đông:
- Trên đất liền: TQ, Lào, CPC.
- Các quốc gia ven biển Đông: VN, TQ, CPC, Thái Lan, Malayxia, Xingapo, Inđô, Brunay và Philippin.
* Vì: 
- Đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ nước ta.Giữ gìn các thành quả trong quá trình dựng nước và giữ nước của ông cha ta.
- Đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ để phát triển kinh tế- xã hội, góp phần xây dựng nền hòa bình cho khu vực và quốc tế.
1,0đ
0,5đ
0,5đ
II
* Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi:
- Nền nhiệt cao với một mùa mưa và một mùa khô xen kẽ đã thúc đẩy quá trình xâm thực mạnh mẽ, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị bào mòn rửa trôi....
- Điều kiện nóng ẩm đẩy nhanh cường độ phong hóa, đặc biệt là phonh hóa hóa học, làm cho đất đá vụn bở, hiện tượng đất trượt đá lở phổ biến.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đẩy nhanh tốc độ hòa tan và phá hủy đá vôi tạo ra các địa hình đá vôi..
* Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: các đồng bằng tiếp tục quá trình thành tạo và mở rộng, ĐBSH, ĐBSCL hằng năm lấn ra biển từ vài trục đến hàng trăm mét.
Sinh vật nhiệt đới hình thành nên một số dạng địa hình đặc biệt như đầm lầy, bãi triều, các bờ biển san hô.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
1.0đ
0,5d
III
Vì:
- Đối với phân hóa các thành phần tự nhiên: địa hình là bề mặt làm phân hóa các thành phần tự nhiên khác, biểu hiện trước hết ở sự phân phối lại tương quan nhiệt ẩm, từ đó tác động đến mạng lưới dòng chảy sông ngòi, ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất và lớp phủ thực vật.
- Đối với phân hóa theo không gian:
+ Theo chiều Bắc - Nam: dãy Bạch Mã kết hợp với gió mùa Đông bắc là nguyên nhân làm thiên nhiên nước ta phân hóa thành 2 phần bắc - nam rõ rệt.
+ Phân hóa Đông - Tây: các dạng địa hình(vùng biển và thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi núi) được coi là cơ sở cho sự phân hóa đó.
+ Phân hóa theo độ cao: độ cao địa hình là nguyên nhân chủ yếu gây ra.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
IV
a. Vẽ BĐ: BĐ hình cột, đẹp, chính xác có đầy đủ các thông tin trên trục tung, trục hoành và tên biểu đồ. Nếu thiếu mỗi yếu tố trừ 0,25đ, riêng thiếu tên BĐ trừ 0,5đ.
b. Nhận xét:
- Vào tháng 7(mùa hè) nhiệt độ trung bình của các địa điểm trên cả nước đều cao trên 270c, chênh nhau không nhiều.
- Tuy nhiên nhiệt độ tăng dần từ miền bắc vào đến miền trung sau đó giảm dần khi vào đến TPHCM. 
- Nhiệt độ cao nhất là Quy Nhơn(29,70C), tiếp theo là Huế, Đà Nẵng, thấp nhất là Lạng Sơn (270c)
1,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_khao_sat_chat_luong_chuyen_de_lan_1_mon_dia_ly_lop_12.doc