Đề thi kết thúc học phần tên học phần: Hóa học 1 - Mã đề thi 101

doc 5 trang Người đăng tranhong Lượt xem 871Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi kết thúc học phần tên học phần: Hóa học 1 - Mã đề thi 101", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi kết thúc học phần tên học phần: Hóa học 1 - Mã đề thi 101
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH VIỆT
ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN 
Tên học phần: hóa học 1
Thời gian làm bài: 50 phút; 
(40 câu trắc nghiệm)
Mã học phần: - Số tín chỉ (hoặc đvht): 
Lớp: 
Mã đề thi 101
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ, tên thí sinh:..................................................................... Mã sinh viên: .............................
Câu 1: Số đồng phân amin ứng với công thức phân tử C3H9N là
A. 4.	B. 2.	C. 3.	D. 5.
[]
Câu 2: Trong các chất dưới đây, chất nào có lực bazơ yếu nhất ?
A. NH3	B. (C6H5)2NH	C. C6H5NH2	D. (CH3)2NH
[]
Câu 3: Cho dung dịch chứa 27 gam glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3trong NH3, thu được tối đa bao nhiêu gam Ag?
A. 10,8.	B. 32,4.	C. 16,2.	D. 21,6.
[]
Câu 4: Amino axit X chứa một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với NaOH, thu được 8,88 gam muối. Mặt khác, cho m gam X tác dụng vừa đủ với HCl, thu được 10,04 gam muối. Công thức của X là
A. H2N-CH2-COOH.	B. H2N-C3H4-COOH.	C. H2N-C3H6-COOH.	D. H2N-C2H4-COOH.
[]
Câu 5: Cho phản ứng Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Phát biểu đúng là
A. Fe là chất oxi hóa.	B. Fe có tính khử mạnh hơn Cu.
C. Cu có tính khử mạnh hơn Fe.	D. Cu là chất oxi hóa.
[]
\Câu 6: Hỗn hợp X gồm anđehit Y, axit Z và este T. Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol X, cần 0,7 mol O2, sau pứ thu được 0,6 mol CO2 và 0,6 mol H2O. Nếu cho 0,25 mol X vào lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, khi phản ứng xảy ra hoàn toàn ta thu được m gam Ag. Giá trị lớn nhất của m là:
A. 43,2 gam.	B. 54 gam.	C. 75,6 gam.	D. 108 gam.
[]
Câu 7: Thủy phân m gam hỗn hợp X gồm một tetrapeptit A và một pentapeptit B (A và B mạch hở chứa đồng thời glyxin và alanin trong phân tử) bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn thu được ( m + 15,8) gam hỗn hợp muối. Đốt cháy toàn bộ lượng muối sinh ra bằng một lượng oxi vừa đủ thu được Na2CO3 và hỗn hợp hơi Y gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ hỗn hợp hơi Y đi qua bình đựng dung dịch NaOH đặc dư thấy khối lượng bình tăng thêm 56,04 gam so với ban đầu và có 4,928 lít một khí duy nhất (đktc) thoát ra khỏi bình. Xem như N2 không bị nước hấp thụ, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần phần trăm khối lượng của B trong hỗn hợp X là
A. 46,94%.	B. 60,92%	C. 58,92%	D. 35,37%.
[]
Câu 8: Cho các phát biểu sau:
(a) Nguyên tắc sản xuất gang là khử các oxit sắt bằng khí CO ở nhiệt độ cao.
(b) Để bảo quản kim loại Natri người ta ngâm nó trong dầu hỏa
(c) Nước có chứa các ion : Ca2+, HCO3- , SO42- , Cl- là nước cứng tạm thời.
(d) Al(OH)3, Cr(OH)3, CrO3 đều tan trong dung dịch NaOH đặc.
(e) Thạch cao nung được sử dụng để bó bột trong y học.
(f) Sr, Na, Ba đều tác dụng mạnh với H2O ở nhiệt độ thường.
Số phát biểu đúng là
A. 3	B. 6.	C. 5.	D. 4.
[]
Câu 9: Chất X vừa tác dụng được với axit, vừa tác dụng được với bazơ. Chất X là
A. CH3CHO.	B. CH3NH2.	C. H2NCH2COOH.	D. CH3COOH.
[]
Câu 10: Một hợp kim gồm: Ag, Zn, Fe, Cu, hóa chất nào hòa tan hoàn toàn hợp kim trên:
A. dd NaOH	B. dd HCl
C. dd H2SO4 đặc nguội	D. dd HNO3 đặc, nóng
[]
Câu 11: Hỗn hợp X gồm Cu, Ag, Fe2O3 có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:2:1. Cho 44 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được chất rắn Y và dung dịch Z. Cho dung dịch Z tác dụng với dung dịch NaOH dư (không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 24,1 gam	B. 27,8 gam	C. 21,4 gam	D. 28,7 gam
[]
Câu 12: Khi thủy phân tripanmitin trong môi trường axit ta thu được sản phẩm là
A. C17H33COOH và glixerol	B. và glixerol
C. và glixerol	D. và etanol
Câu 13: Chất nào sau đây không lưỡng tính?
A. Cr(OH)2	B. Cr2O3	C. Cr(OH)3	D. Al2O3
[]
Câu 14: Ở điều kiện thường, kim loại nào tồn tại ở trạng thái lỏng:
A. Al	B. K	C. Hg	D. Cr
[]
Câu 15: Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol NaOH và b mol Ca(OH)2, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau 
0,5
 0 0,5 1,4 
 Tỉ lệ a : b là
A. 4 : 3.	B. 2 : 3.	C. 4 : 5.	D. 5 : 4.
[]
Câu 16: Để phân biệt các chất sau: alanin, axit axetic, etylamin, anilin bằng phương pháp hóa học có thể dùng các thuốc thử là
A. Dung dịch brom, Cu(OH)2
B. Quỳ tím, dung dịch brom
C. Dung dịch Na2CO3, dung dịch AgNO3/NH3
D. Quỳ tím, Cu(OH)2
[]
Câu 17: Hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức, tạo thành từ cùng một ancol Y với 3 axit cacboxylic (phân tử chỉ có nhóm –COOH); trong đó có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp nhau và một axit không no (có đồng phân hình học, chứa một liên kết đôi C = C trong phân tử). Thủy phân hoàn toàn 5,88 gam X bằng dung dịch NaOH thu được hỗn hợp muối và m gam ancol Y. Cho m gam Y vào bình đựng natri dư, sau phản ứng thu được 896 ml khí (đktc) và khối lượng bình tăng 2,48 gam. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 5,88 gam X thì thu được CO2 và 3,96 gam H2O. Phần trăm khối lượng este không no trong X gần nhất với giá trị là
A. 29,3%	B. 40,8 %	C. 34,01%	D. 38,8 %
[]
Câu 18: Hấp thụ hết 0,1 mol CO2 vào dung dịch có chứa 0,08mol NaOH và 0,1 mol Na2CO3, thu được dung dịch X. Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào dung dịch X đếnkhi thoát ra 0,08 mol khí CO2 thì thấy hết x mol HCl. Giá trị x là
A. 0,15.	B. 0,17.	C. 0,18.	D. 0,16.
[]
Câu 19: Tơ nilon - 6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng
A. HOOC-(CH2)4-COOH và HO-(CH2)2-OH.
B. HOOC-(CH2)2-CH(NH2)-COOH.
C. HOOC-(CH2)4-COOH và H2N-(CH2)6-NH2.
D. H2N-(CH2)5-COOH.
[]
Câu 20: Este nào sau đây có công thức phân tử C2H4O2 ?
A. Propyl axetat.	B. Etyl axetat.	C. Vinyl axetat.	D. Metyl fomat.
[]
Câu 21: Dãy các chất nào sau đây đều có phản ứng thủy phân trong môi trường axit?
A. Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ	B. Tinh bột, saccarozơ, fructozơ
C. Tinh bột, xenlulozơ, fructozơ	D. Tinh bột, xenlulozơ, glucozơ
[]
Câu 22: Thuỷ phân hoàn toàn 11,44 gam este no, đơn chức, mạch hở X bằng một lượng vừa đủ 100ml dung dịch NaOH 1,3M , sau phản ứng thu được 5,98 gam một ancol Y. Tên gọi của X là
A. Etyl propionat	B. Propyl axetat	C. Etyl fomat	D. Etyl axetat
[]
Câu 23: Cho ít bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch X gồm:
A. Fe(NO3)2, H2O
B. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3 dư
C. Fe(NO3)3, AgNO3 dư
D. Fe(NO3)2, AgNO3 dư
[]
Câu 24: Cho 0,1 mol FeCl2 phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 39,5.	B. 10,8.	C. 28,7.	D. 17,9.
[]
Câu 25: Điện phân nóng chảy hoàn toàn 5,96 gam MCln, thu được 0,04 mol Cl2. Kim loại M là:
A. K	B. Na	C. Mg	D. Ca
[]
Câu 26: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây không phản ứng với nước ?
A. Ba.	B. Be.	C. Na.	D. K.
[]
Câu 27: Tiến hành phản ứng đồng trùng hợp giữa stiren và buta – 1,3 – đien (butađien), thu được polime X. Cứ 2,834 gam X phản ứng vừa hết với 1,731 gam Br2. Tỉ lệ số mắt xích (butađien : stiren) trong loại polime trên là:
A. 2 : 3.	B. 1 : 3.	C. 1 : 2.	D. 1 : 1.
[]
Câu 28: Cho 5,5 gam hỗn hợp gồm hai kim loại Al và Fe vào dung dịch HCl (dư), thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Al và Fe trong hỗn hợp lần lượt là
A. 2,5 gam và 3,0 gam.	B. 2,8 gam và 2,7 gam.
C. 3,5 gam và 2,0 gam.	D. 2,7 gam và 2,8 gam.
[]
Câu 29: Cặp chất nào sau đây không phải là đồng phân của nhau?
A. Tinh bột và xenlulozơ	B. Fructozơ và glucozơ
C. Metyl fomat và axit axetic	D. Mantozơ và saccarozơ
[]
Câu 30: Cho các chất sau: CH3COOCH3, H2NCH2COOH, CH3COOC6H5, C2H5NH3Cl, H2NCH2COONa, HOOCCH2NH3Cl tác dụng lần lượt với dung dịch KOH dư, đun nóng. Số chất tham gia phản ứng là:
A. 4.	B. 5.	C. 6.	D. 3.
[]
Câu 31: Ba dung dịch X, Y, Z thỏa mãn
+ X tác dụng với Y thì có kết tủa xuất hiện.
+ Y tác dụng với Z thì có kết tủa xuất hiện.
+ X tác dụng với Z thì có khí bay ra.
Các dung dịch X, Y, Z lần lượt chứa
A. KHCO3, Ba(OH)2, K2SO4.	B. AlCl3, AgNO3, KHSO4.
C. NaHCO3, Ba(OH)2, KHSO4.	D. NaHCO3, Ca(OH)2, Mg(HCO3)2.
[]
Câu 32: Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Isoamyl axetat có mùi dứa.
B. Tinh bột và xenlulozơ thuộc nhóm polisaccarit.
C. Phenol và alanin không làm đổi màu quỳ tím.
D. Tơ nilon-6,6 được cấu tạo bởi 4 nguyên tố hóa học.
[]
Câu 33: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Điện phân dung dịch AlCl3. (2) Điện phân dung dịch CuSO4.
(3) Điện phân nóng chảy NaCl (4) Cho luồng khí CO qua bột Al2O3 nung nóng.
(5) Cho AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2. (6) Cho luồng khí H2 qua CuO nung nóng.
Số thí nghiệm sau khi kết thúc phản ứng tạo sản phẩm có chứa đơn chất kim loại là:
A. 2	B. 3	C. 5	D. 4
[]
Câu 34: Tiến hành bốn thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3
Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4
Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3.
Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl
Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là
A. 2	B. 3	C. 1	D. 0
[]
Câu 35: Chất nào sau đây là este:
A. CH3CHO	B. HCOOCH3	C. CH3OH	D. HCOOH
[]
Câu 36: Phương pháp thích hợp điều chế kim loại kali từ KCl là
A. thủy luyện	B. điện phân dung dịch
C. nhiệt luyện	D. điện phân nóng chảy.
[]
Câu 37: Hỗn hợp X gồm Fe3O4 và CuO. Cho 29,2 gam X phản ứng với CO nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn Y và hỗn hợp khí Z. Cho Z tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư  thu được 9,85 gam kết tủa. Hòa tan hết Y trong 150 gam dung dịch HNO3 63% đun nóng thu được dung dịch T và 4,48 lít NO2 (đktc) (sản phẩm khử duy nhất). Cho V (lít) dung dịch NaOH 1M vào dung dịch T, phản ứng hoàn toàn tạo ra kết tủa với khối lượng lớn nhất. Phần trăm khối lượng Fe3O4 và giá trị V là
A. 79,45% và 0,525 lít	B. 20,54% và 1,300 lít
C. 79,45% và 1,300 lít	D. 20,54% và 0,525 lít
[]
Câu 38: Hòa tan hết 5,36 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 trong dung dịch chứa 0,03 mol HNO3 và 0,12 mol H2SO4, thu được dung dịch Y và 224 ml NO (đktc). Cho 2,56 gam Cu vào Y, thu được dung dịch Z. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Khối lượng muối trong Z là
A. 19,424.	B. 18,465.	C. 23,176.	D. 16,924.
[]
Câu 39: Hòa tan m gam Al bằng dung dịch HNO3 vừa đủ thì 8,96 lít (đktc) hỗn hợp X gồm NO và NO2 có tỉ khối hơi so với oxi là 1,3125 và dung dịch Y chứa 66,9 gam muối. Giá trị của m là:
A. 13,5	B. 8,1	C. 5,4	D. 10,8
[]
Câu 40: Hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3, Cu có số mol bằng nhau. Hỗn hợp X có thể tan hoàn toàn trong dung dịch
A. NaOH dư.	B. HCl dư.	C. AgNO3 dư.	D. NH3 dư.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_THPT_Quoc_Gia_lan_2_nam_2017_mon_Hoa.doc