Đề thi hs giỏi Văn 8 thời gian: 120 phút

doc 7 trang Người đăng haibmt Lượt xem 3147Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi hs giỏi Văn 8 thời gian: 120 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi hs giỏi Văn 8 thời gian: 120 phút
ĐỀ THI HS GIỎI VĂN 8 
THỜI GIAN: 120 PHÚT
 CÂU 1 (1,5 Đ)
Phân tích biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong 2 câu thơ sau:
" Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trongthớ vỏ"
 (Quê hương - Tế Hanh)
CÂU 2 (2,5 Đ)
 Hãy viết một đoạn văn nêu lên suy nghĩ của em từ câu văn sau: " Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, có những loài cây vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp"
 CÂU 3 (6,0 đ)
Trong bài thơ " Một khúc ca xuân", nhà thơ Tố Hữu có viết:
 " Nếu là con chim, chiếc lá
 Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
 Lẽ nào vay mà không trả
 Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình"
 Em hãy nêu suy nghĩ của mình về lẽ sống được thể hiện trong bốn câu thơ trên.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 CÂU 1: (1,5 đ)
- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng : nhân hóa (0,25)
- Bằng biện pháp nhân hóa: tác giả không chỉ diễn tả hình ảnh con thuyền nằm im trên bến mà còn cảm thấy nó như đang lắng nghe, đang cảm nhận chất mặn mòi của biển cả. Hình ảnh con thuyền vô tri đã trở nên có hồn. Và , cũng như người dân chài, con thuyền lao động ấy cũng thấm đậm vị muối mặn của biển khơi, đó là sự vất vả nhưng tràn đầy hạnh phúc.(0,75)
- Câu thơ thể hiện sự tinh tế tài hoa và một tấm lòng gắn bó sâu nặng với con người, cuộc sống lao động của quê hương.(0,5)
CÂU 2 (2,5)
 HS viết trọn vẹn đoạn văn, nội dung cơ bản đạt được các ý sau:
- Từ một hiện tượng của thiên nhiên: (Ở một nơi mà tưởng chừng như không thể tồn tại sự sống có những loài cây vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thạt đẹp) để diễn tả sức chịu đựng, sức sống kì diệu của những loài cây.
- Hiện tượng thiên nhiên đó, gợi suy nghĩ gì về vẻ đẹp của những con người - môi trường khó khăn không khuất phục ý chí con người. Trong hoàn cảnh nghiệt ngã là lúc con người thể hiện nghị lực phi thường, sức chịu đựng và sức sống kì diệu nhất. Đối với họ, nhiều khi sự gian khổ, khắc nghiệt của hoàn cảnh lại chính là môi trường để giúp họ tôi luyện, giúp họ vững vàng hơn trong cuộc sống. Thành công mà họ đạt được thật có giá trị, thật rực rỡ vì nó là kết quả những cố gắng phi thường.
CÂU 3 (6,0)
Yêu cầu:
 HS thể hiện được suy nghĩ của mình về quan niêm sống được thể hiện qua bốn câu thơ (chứ không phân tích bốn câu thơ đó)
Những gợi ý chính:
Về nội dung:
 Ý 1: + Mỗi con người sống trong cuộc đời không chỉ là hưởng thụ cuộc sống mà còn phải biết phục vụ cho cuộc sống.
 + Đoạn thơ nêu lên một lẽ sống, một quan niệm sống tốt đẹp. Đó là: mỗi cá nhân đều phải có trách nhiệm với cuộc đời chung, phải cống hiến cho cộng đồng, cho xã hội, cho những người xung quanh mình. (dẫn chứng)
 + Mỗi người sẽ sống trọn vẹn hơn khi biết chia sẻ, biết sống vì người khác. Xã hội hạnh phúc hơn khi mọi người đều hướng đến cái chung, cái cao cả. (dẫn chứng)
- Ý 2: Liên hệ cuộc sống hiện tại và trách nhiệm cá nhân.
Về diễn đạt:
- Hành văn chặt chẽ, trôi chảy, mạch lạc, giàu màu sắc cá tính
(Trên đây là những gợi ý cơ bản, học sinh có thể có những cách trình bày khác, theo yêu cầu của đề. Gám khảo căn cứ gợi ý và bài làm cụ thể của học sinh để cho điểm phù hợp)
 BIỂU ĐIỂM CHẤM:
CÂU 2:
 Điểm 2,0 - 2,5: Viết trọn vẹn đoạn văn, đảm bảo các nội dung nêu trong đáp án.
Điểm 1,5 - <2,0: Viết đầy đủ nội dung song cách trình bày đoạn văn chưa hay hoặc đúng yêu cầu đoạn văn nhưng nội dung chưa thật đầy đủ.
Điểm 1,0 - <1,5: Hiểu được nội dung song cách trình bày đoạn văn chưa chặt chẽ hoặc chưa hiểu được nội dung chưa đủ theo yêu cầu.
Dưới 1,0: Đoạn văn chưa đạt yêu cầu
CÂU 3:
 Điểm 5- 6,0: Bài làm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của đề, văn viết tốt, tỏ ra có năng khiếu.
Điểm 4-< 5: Bài làm cơ bản đáp ứng được yêu cầu của đề song chưa sâu, hành văn tốt, lập luận chặt chẽ, có một vài lỗi diễn đạt và chính tả.
Điểm 3 - 4: Bài làm xác định được yêu cầu của đề song một trong 3 yêu cầu nội dung trình bày chưa trọn vẹn, văn viết được.
Điểm 2-< 3: Bài làm chưa tốt, xác định được yêu cầu nhưng chưa làm rõ được nội dung theo yêu cầu, diễn đạt thiếu mạch lạc, còn sai lỗi chính tả, ngữ pháp.
Dưới 2,0: Bài làm yếu. 
tr­êng thcs thanh cao
 ®Ò thi chän ®éi tuyÓn n¨m häc 2010 - 2011
 m«n : ng÷ v¨n 8
 Thêi gian lµm bµi: 120 phót
C©u 1: (2®)
 Tr×nh bµy c¶m nhËn cña em vÒ nh÷ng c©u th¬ sau:
 "TiÕng ca v¾t vÎo l­ng chõng nói
Hæn hÓn nh­ lêi cña n­íc m©y
ThÇm thÜ víi ai ngåi d­íi tróc
Nghe ra ý vÞ vµ th¬ ng©y".
 ("Mïa xu©n chÝn" – Hµn M¹c Tö)
C©u 2: (3®) Cã mét c©u chuyÖn ®­îc tãm l­îc nh­ sau:
 Bøc th­ kú l¹.
Tôi cầm bức thư của em gửi lại - một tờ giấy xếp làm tư ngay ngắn. Tôi mở ra xem và thấy ngẩn ngơ trước những dòng chữ của đứa em gái bé nhỏ: 
“Em thấy anh rủ bạn về nhà cùng vui vẻ, làm sả láng mấy thùng Heniken, bàn tán chuyện đời, chuyện cơ quan, chuyện sếp... đủ thứ chuyện thấy bàn mãi không hết. 
Em thấy mẹ cặm cụi dọn thức ăn dư, lom khom nhặt từng vỏ lon xếp lại, sáng mai ra chợ đổi lấy mấy chục chanh pha cho con mình tỉnh rượu mỗi khi say. 
Em thấy anh sau một ngày làm mệt mỏi, về nhà bật quạt, bật máy lạnh, ngả lưng nằm thẳng chân chẳng muộn phiền.
 Em thấy mẹ ra hiên nằm những ngày trời nóng, lẩm nhẩm tính xem điện tháng này đã quá định mức chưa?
Em thấy anh thích chơi vi tính, cứ băn khoăn chuyện nâng cấp CPU lên 2 hay 3G.
Em thấy mẹ thích xem cải lương, cứ chặm nước mắt, cứ cười vui thoải mái khi xem mãi cái tivi cũ mua từ lúc anh còn tắm mưa. 
Em thấy anh là chuyên viên vi tính, viết phần mềm để quản lý công ty, xem công nợ, lãi lỗ hàng chục tỷ đồng bấm một phát là có ngay.
...Thế mà chẳng tính được tình thương của mẹ!
Em thấy mẹ chẳng biết sử dụng vi tính, vẫn âm thầm lập trình cá, cơm, rau, biết em có cái áo là chưa phẳng, biết anh có đôi tất cả tuần chưa giặt...
Em thấy anh chuyên làm chuyện lớn mà quên đi những chuyện nhỏ xung quanh... 
 	 Em thấy mẹ suốt đời vụn vặt mà dạy con những bài học lớn lao...” 
 Tr×nh bµy suy nghÜ cña em vÒ c©u chuyÖn trªn.
C©u 3: (5®)
 Sù ph¸t triÓn cña chñ nghÜa yªu n­íc ViÖt Nam tõ “Nam quèc s¬n hµ”, qua “ HÞch t­íng sÜ” ®Õn “ B×nh Ng« ®¹i c¸o”.
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
ĐỀ OLYMPIC VĂN 8
C©u 1: (3®)
 Tr×nh bµy c¶m nhËn cña em vÒ nh÷ng c©u th¬ sau:
"Nhưng mçi n¨m mçi v¾ng
Ngêi thuª viÕt nay ®©u?
GiÊy ®á buån kh«ng th¾m;
Mùc ®äng trong nghiªn sÇu".
 ("¤ng ®å" - Vò §×nh Liªn).
C©u 2: (3®) 
Cổ tích về sự ra đời của người mẹ.
 Ngày xưa, khi tạo ra người mẹ đầu tiên trên thế gian, ông Trời đã làm việc miệt mài nhiều ngày liền mà vẫn chưa xong. Thấy vậy, một vị thần bèn hỏi:
 - Tại sao ngài lại mất quá nhiều thời giờ cho tạo vật này vậy? 
 Ông Trời đáp: “Ngươi thấy đấy, đây là một tạo vật cực kỳ phức tạp và cực kỳ bền bỉ, nhưng lại không phải là gỗ đá vô tri vô giác. Tạo vật này có thể sống bằng nước lã và thức ăn thừa của con, nhưng lại đủ sức ôm ấp trong vòng tay nhiều đứa con cùng một lúc. Nụ hôn của nó có thể chữa lành mọi vết thương, từ vết trầy trên đầu gối cho tới một trái tim tan nát. Ngoài ra, ta định ban cho tạo vật này có thể có ba đôi mắt.”
 Vị thần nọ ngạc nhiên:“Vậy thì ngài sẽ vi phạm các tiêu chuẩn về con người do chính ngài đặt ra trước đây.” 
 Ông Trời gật đầu thở dài: “Đành vậy. Sinh vật này là vật ta tâm đắc nhất trong những gì ta đã tạo ra, nên ta dành mọi sự ưu ái cho nó. Nó có một đôi mắt nhìn xuyên qua cánh cửa đóng kín và biết được lũ trẻ đang làm gì. Đôi mắt thứ hai ở sau gáy để nhìn thấy mọi điều mà ai cũng nghĩ là không thể biết được. Đôi mắt thứ ba nằm trên trán để nhìn thấu ruột gan của những đứa con lầm lạc. Và đôi mắt này sẽ nói cho những đứa con đó biết rằng mẹ chúng luôn hiểu, thương yêu và sẵn sàng tha thứ cho mọi lỗi lầm của chúng, dù bà không hề nói ra.” 
 Vị thần nọ sờ vào tạo vật mà ông Trời đang bỏ công cho ra đời và kêu lên: 
 - Tại sao nó lại mềm mại đến thế?
 Ông Trời đáp: “Vậy là ngươi chưa biết hết. Tạo vật này rất cứng cỏi. Ngươi không thể tưởng tượng nổi những khổ đau mà tạo vật này sẽ phải chịu đựng và những công việc mà nó phải hoàn tất trong cuộc đời.”
 Vị thần dường như phát hiện ra điều gì, bèn đưa tay sờ lên má người mẹ đang được ông Trời tạo ra: “Ồ, thưa ngài. Hình như ngài để rớt cái gì ở đây.” 
 - Không phải. Đó là những giọt nước mắt đấy. 
 - Nước mắt để làm gì, thưa ngài, vị thần hỏi.
 - Để bộc lộ niềm vui, nỗi buồn, sự thất vọng, đau đớn, đơn độc và cả lòng tự hào - những thứ mà người mẹ nào cũng sẽ trải qua. 
 Tr×nh bµy suy nghÜ cña em vÒ c©u chuyÖn trªn.
C©u 3: (4®)
 Lßng yªu níc ViÖt Nam tõ "Nam quèc s¬n hµ" qua “ HÞch tíng sÜ” ®Õn “B×nh Ng« ®¹i c¸o”.
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
ĐÁP ÁN OLYMPIC VĂN 8
 Năm học: 2011 – 2012.
C©u 1: (3®)
C¶m nhËn vÒ nghÖ thuËt (1®, mçi ý 0,25®): ®iÖp tõ, c©u hái tu tõ, Èn dô, nh©n ho¸.
C¶m nhËn vÒ néi dung ( 2®): C¶m nhËn s©u s¾c nçi buån cña «ng ®å trong sù ®æi thay cña thêi cuéc. Qua ®ã cho ta thÊy ®îc tr¸i tim ®ång c¶m cña thi nh©n víi c¸i ®Ñp khi bÞ l·ng phai. §©y lµ hai trong nh÷ng c©u th¬ hay nhÊt cña bµi th¬ "¤ng ®å", cïng lµ nh÷ng vÇn th¬ ®Ñp cña th¬ ca l·ng m¹n ViÖt Nam tríc C¸ch m¹ng. 
C©u 2: (3®) 
Néi dung (2®): häc sinh cã nhiÒu c¸ch tr×nh bµy c¶m nhËn nhng bµi viÕt cã thÓ nªu lªn nh÷ng ý c¬ b¶n sau:
	- C¶m nhËn vÒ sù vÜ ®¹i cña ngêi mÑ qua c¸c ®øc tÝnh: t×nh yªu th¬ng, sù sÎ chia, tr¸i tim nh©n hËu, lßng bao dung
	- Béc lé ®îc c¶m xóc c¸ nh©n vÒ mÑ.
Kü n¨ng (1®): bµi viÕt biÓu c¶m, kh«ng m¾c lçi chÝnh t¶ vµ lçi c©u th«ng thêng.
	Lu ý: khuyÕn khÝch cho ®iÓm víi c¸c bµi viÕt cã c¶m nhËn riªng, s¸ng t¹o hîp lý.
C©u 3: (4®)
Néi dung ( 3®): HS tr×nh bµy ®îc c¸c ý c¬ b¶n sau ( 6 ý, mçi ý 0,5®):	
- Lßng yªu níc trong t¸c phÈm " Nam quèc s¬n hµ" cña Lý Thêng KiÖt: kh¼ng ®Þnh vÞ thÕ d©n téc "®Õ" ( vua mét níc cã chñ quyÒn); chñ quyÒn ®Êt níc (®Þnh phËn t¹i thiªn th); ý chÝ quyÕt t©m tiªu diÖt mäi kÎ thï x©m lîc ( Nh hµ nghÞch lç lai x©m ph¹m - Nh÷ ®¼ng hµnh khan thñ b¹i h).
	- Lßng yªu níc trong " HÞch tíng sÜ" cña TrÇn Quèc TuÊn: Nªu téi ¸c cña giÆc ( Huèng chi ta cïng c¸c ng¬i tai v¹ vÒ sau); lßng c¨m thï ( Ta thêng tíi b÷a quªn ¨ncam lßng); khÝch lÖ tinh thÇn tíng sÜ
	- Lßng yªu níc trong "B×nh Ng« ®¹i c¸o" cña NguyÔn Tr·i: Kh¼ng ®Þnh v¨n hiÕn d©n téc ( Vèn xng nÒn v¨n hiÕn ®· l©u); chñ quyÒn ®Êt níc ( nói s«ng bê câi ®· chia); phong tôc tËp qu¸n (phong tôc B¾c Nam còng kh¸c); truyÒn thèng lÞch sö vÎ vang ( Tõ TriÖumét ph¬ng); anh hïng hµo kiÖt
	- Sù ph¸t triÓn cña lßng yªu níc qua ba t¸c phÈm: ngµy cµng ®îc më réng h¬n, phong phó h¬n; cã sù tiÕp nèi vµ ph¸t triÓn, ®¹t ®Õn ®Ønh cao trong "B×nh Ng« ®¹i c¸o" cña NguyÔn Tr·i khi «ng g¾n níc víi vËn mÖnh nh©n d©n (ViÖc nh©n nghÜa cèt ë yªn d©n).
	- Ba t¸c phÈm ë ba thêi kú lÞch sö kh¸c nhau nhng cïng chung tÊm lßng yªu níc cao c¶, ®îc kh¼ng ®Þnh b»ng chÝnh nh©n c¸ch vÜ ®¹i cña c¸c t¸c gi¶ cµng lµm s¸ng ®Ñp lªn truyÒn thèng yªu níc ViÖt Nam. 
	- Sù tiÕp nèi truyÒn thèng yªu níc trong hiÖn t¹i ( liªn hÖ thùc tÕ cuéc sèng)
Kü n¨ng (1 ®):
	- §óng kiÓu v¨n nghÞ luËn, sö dông hîp lý c¸c thao t¸c gi¶i thÝch, ph©n tÝch, chøng minh, më réng vÊn ®Ò, liªn hÖ thùc tÕ (0,5®).
	- V¨n viÕt lu lo¸t, biÓu c¶m, kh«ng m¾c lçi tõ vµ c©u th«ng thêng. Bè côc trän vÑn, hîp lý gi÷a c¸c phÇn. C¸ch gi¶i quyÕt vÊn ®Ò râ rµng (0,5®). 
Lu ý: KhuyÕn khÝch c¸c bµi viÕt biÓu c¶m, s¸ng t¹o.
 Đề thi chọn HSG Văn 8
PHẦN I: 
CÂU 1: (2 điểm)
 Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
 “ Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã 
 Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
 Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng 
 Rướn thân trắng bao la thâu góp gió..”
( Quê Hương – Tế Hanh)
CÂU 2 : (1 điểm) Phân tích giá trị biểu đạt của các từ : già, xưa, cũ trong những câu thơ sau :
– Mỗi năm hoa đào nở
 Lại thấy ông đồ già
– Năm nay đào lại nở,
 Không thấy ông đồ xưa.	
 Những người muôn năm cũ
 Hồn ở đâu bây giờ ?
(Trích Ông đồ - Vũ Đình Liên)
PHẦN II: (7 điểm)
Bằng những hiểu biết về các văn bản truyện đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 8, em hãy chứng minh rằng văn học của dân tộc ta luôn ca ngợi tình yêu thương giữa người với người.
HẾT
 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
 Câu 1 : 2 điểm
 a. Yêu cầu chung: Học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp của đoạn thơ, biết cách trình bày dưới dạng một bài văn cảm thụ ngắn.
b.Yêu cầu về nội dung: HS trình bày được các ý cơ bản sau: 
* Giới thiệu xuất xứ đoạn thơ: Tác giả - tác phẩm, vị trí của đoạn thơ.(0.5 đ)
 - Hình ảnh con thuyền và cánh buồm được miêu tả với nhiều sáng tạo.
* So sánh con thuyền với tuấn mã cùng với các từ : “ Hăng”, “ Phẳng”, “ Vượt” đã diễn tả khí thế dũng mãnh của con thuyền đè sóng ra khơi, (0.5đ) 
 - Con thuyền cũng trẻ trung, cường tráng như những trai làng ra khơi đánh cá phấn khởi tự tin.
* Hình ảnh “ Cánh buồm” trắng căng phồng, no gió ra khơi được so sánh với mảnh hồn làng” sáng lên với vẻ đẹp lãng mạn với nhiều liên tưởng thú vị.(0.5đ)
* Đó là tình quê, tình yêu làng trong sáng của Tế Hanh.(0.5đ)
Câu 2 : 1 điểm
 _ Các từ già, xưa,cũ trong các câu thơ đã cho cùng một trường từ vựng,cùng chỉ một đối tượng : ông đồ (0,25điểm).
 _ Già – cao tuổi , vẫn sống – đang tồn tại.
 Xưa- đã khuất - thời quá khứ trái nghĩa với nay.
 Cũ - gần nghĩa với xưa, đối lập vối mới- hiện tại. (0,25điểm)
 _ Ý nghĩa của các cách biểu đạt đó : Qua những từ này khiến cho người đọc cảm nhận được sự vô thường, biến đổi, nỗi ngậm ngùi đầy thương cảm trước một lớp người đang tàn tạ : ông đồ ( 0,5 điểm)
 1.Yêu cầu cần đạt : 
 a. Thể loại : Sử dụng thao tác lập luận chứng minh.HS cần thực hiện tốt các kĩ năng làm văn nghị luận đã được học ở lớp 7 và lớp 8 : dựng đoạn, nêu và phân tích dẫn chứng,vận dụng kết hợp đưa các yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm vào bài văn nghị luận.
 b. Nội dung : Văn học của dân tộc ta luôn đề cao tình yêu thương giữa người với người.
 _ HS cần nắm vững nội dung ý nghĩa và tìm dẫn chứng phù hợp với nội dung vấn đề cần giải quyết. 
 _ Hệ thống các dẫn chứng tìm được sắp xếp theo từng phạm vi nội dung, tránh lan man, trùng lặp.
 _ Dẫn chứng lấy trong các văn bản truyện đã học ở chương trình Ngữ văn 8,chủ yếu là phần văn học hiện thực.
 c. Về hình thức : Bài viết có bố cục chặt chẽ, đủ ba phần ; dẫn chứng chính xác ; văn viết trong sáng, có cảm xúc ; không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt ; trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng.
 *Dàn ý tham khảo :
 a) Mở bài :
 _ Có thể nêu mục đích của văn chương ( văn chương hướng người đọc đến với sự hiểu biết và tình yêu thương)
 _ Giới thiệu vấn đề cần giải quyết.
 b)Thân bài : Tình yêu thương giữa người với người thể hiện qua nhiều mối quan hệ xã hội .
 _ Tình cảm xóm giềng :
 + Bà lão láng giềng với vợ chồng chị Dậu ( Tức nước vỡ bờ- Ngô Tất Tố).
 + Ông giáo với lão Hạc( Lão Hạc – Nam Cao).
 _ Tình cảm gia đình :
 + Tình cảm vợ chồng : Chị Dậu ân cần chăm sóc chồng chu đáo, quên mình bảo vệ chồng (Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố).
 + Tình cảm cha mẹ và con cái :
 • Người mẹ âu yếm đưa con đến trường ( Tôi đi học- Thanh Tịnh) ; Lão Hạc thương con (Lão Hạc- Nam Cao).
 • Con trai lão Hạc thương cha ( Lão Hạc- Nam Cao) ; bé Hồng thông cảm, bênh vực, bảo vệ mẹ (Trong lòng mẹ- Nguyên Hồng).
 c)Kết bài : Nêu tác dụng của văn chương ( khơi dậy tình cảm nhân ái cho con người để con người sống tốt đẹp hơn).
 2. Thang điểm :
_ Điểm 6-7 : Đạt được các yêu cầu về nội dung và hình thức nêu trên.
_ Điểm 4-5 : Đạt được các yêu cầu cơ bản về nội dung và hình thức nêu trên (chứng minh luận điểm rõ ràng - nổi bật trọng tâm, sắp xếp hợp lí, dẫn chứng chính xác)
_ Các thang điểm khác : Tùy theo mức độ đạt được của bài viết, người chấm vận dụng linh hoạt nội dung hướng dẫn chấm để ghi điểm phù hợp.
* Lưu ý : Điểm toàn bài tính đến số thập phân 0,25

Tài liệu đính kèm:

  • docBo_de_on_luyen_HSG_van_8.doc