Đề thi học sinh năng khiếu môn lịch sử 7- Năm học 2009-2010 thời gian làm bài: 150 phút

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1247Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh năng khiếu môn lịch sử 7- Năm học 2009-2010 thời gian làm bài: 150 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh năng khiếu môn lịch sử 7- Năm học 2009-2010 thời gian làm bài: 150 phút
Tr­êng thcs ®ç xuyªn
Gi¸o viªn: vò thÞ nh¹n
Đề thi học sinh năng khiếu Môn Lịch Sử 7- 
 Năm học 2009-2010
Thời gian làm bài: 150p
Câu 1: (1.5đ)
 Em hiểu thế nào là lãnh địa phong kiến
 Giữa giai cấp nông nô (ở Phương tây) với giai cấp tá điền (ở Phương Đông) có điểm gì giống và khác nhau?
Câu 2: (2.5đ) 
Năm 2010 đất nước ta kỉ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội. Bằng những hiểu biết của em hãy làm sáng rõ:
a. vì sao Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) lại dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long?
b. Ý nghĩa của việc làm đó?
Câu 3:(3.5đ)
Em có nhận xét gì về chủ trương " vây thành diệt viện" của Lê Lợi để đối phó với 15 vạn viện binh của địch từ Trung Quốc sang?
Nêu diễn biến và ý nghĩa của trận Chi Lăng- Xương Giang(10-1427)?
Câu 4: (2.5đ)
Trong 17 năm hoạt động liên tục nghĩa quân Tây Sơn đã có những chiến công như thế nào?
Em hãy nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1:
Lãnh địa phong kiến là những vùng đất đai rộng lớn mà các lãnh chúa chiếm được (hoặc được dân phong) biến thnàh khu đất của mình. (0.25đ)
ở châu Âu có nhiều lãnh địa, trong đó người chủ có quyền hành lớn và hầu như không phụ thuộc vào nhà vua. Trong lãnh địa có đất đai, sông ngòi, quân đội và tòa án riêng. Các lãnh địa ít liên hệ với nhau(0.5đ)
giống nhau(0.5đ):
 cả 2 đều không có ruộng đất để cày cấy, đều bí áp bức bóc lột và nộp tô thuế nặng nề
Khác nhau:
- giai cấp nông dân tá điền: mặc dù cũng chịu áp bức bóc lột và nộp tô thuế nặng nề thì họ còn đuợc tự do về thân phận (họ có thể làm hoặc không làm việc cho địa chủ đó là tùy thuộc vào họ) (0.25đ)
- giai cấp nông nô: ngoài phải chịu áp bức bóc lột nặng nề ra họ còn lệ thuộc về thân phận vào lãnh chúa. Lãnh chúa có thể cho, bán, cầm cố ruộng đất của mình tùy theo những nông nô trên mảnh đất đó. Con cái của nông nô sinh ra cũng là tài sản của lãnh chúa (0.25đ)
Câu 2:
 Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long vì:
 - Hoa Lư là nơi có địa thế hẹp, đồi núi, đi lại khó khăn, chỉ phù hợp cho việc phòng thủ mà không thuận lợi cho phát triển kinh tế cũng như giao lưu phát triển ra bên ngoài (0.5đ)
 - Còn ở Thăng Long: trong " Chiếu dời đô" Lý Công Uẩn đã chỉ rõ:
 "....vùng này mặt đất rộng và bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng mà tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt mà phồn thịnh. Xem khắp đất Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ hội tụ của quan yếu bốn phương. Đúng là thượng đô kinh sư mãi muôn đời"(1đ)
 - Có thể nói Thăng Long là nơi hội tụ mọi điều kiện thuận lợi để trở thành trung tâm của đất nước về mọi mặt. Vì vậy năm 1010 Lý Công Uẩn đã dời đô về Thăng Long.(0.5đ)
* Ý nghĩa:
 - Việc làm này muốn khẳng định ý chí tự cuờng của dân tộc, bởi lực lượng của ta không còn trong thế phòng ngự bị động nữa mà ông còn mong muốn đất nước phát triển giàu mạnh hơn để khẳng định được sức mạnh của mình (0.5đ)
 - Ngoài ra việc làm này còn tạo điều kiện cho giao lưu, buôn bán và phát triển kinh tế, hơn nữa nó còn hội tụ được dân cư khắp mọi miền về đây sinh sống. Quả thật: Thăng Long xưa- Hà Nội ngày nay vẫn là thủ đô trung tâm của cả nước (0.5đ)
Câu 3:
* Nêu được hoàn cảnh đề ra chủ trương"vây thành diệt viện": sau thất bại ở trận Tốt Động- chúc Động quân minh vẫn chua từ bỏ mộng xâm lược nước ta. Vì vậy sau khi Vương thông rút quân về cố thủ ở thành Đông Quan, vào 10-1427 nhà Minh đã cho 15 vạn viện binh sang để xoay chuyển tình hình. Trước tình hình đó, Lê Lợi đã đưa ra chủ trương "Vây thành diệt viện"(0.5đ)
* Nhận xét được chủ trương của Lê Lợi đưa ra là đúng đắn: bởi vào 10-1427 sau khi 15 vạn viện binh kéo sang, vấn đề đặt ra cho nghĩa quân là đánh thành trước hay đánh viện binh trước. Lê Lợi đã phân tích tình hình và đưa ra chủ trương này(0.5đ)
- Lê Lợi nêu rõ: " đánh thành là hạ sách. Ta đánh vào thành vững hàng năm hàng thnág mà không hạ được...Nếu viện binh giặc mà đến: Trước mặt, sau lưng đều có giặc đó là con đường nguy. Sao bằng dưỡng sức chứa uy để đợi viện binh giặc. Viện binh bị phá thì thàng tất phải hàng...(0.5đ)
* Diễn biến:(1đ)( mỗi ý 0.25đ)
- 10-1427: 15 vạn viện binh do Liễu Thăng và Mộc Thạnh cầm đầu tiến vào nước ta
- vì vậy lê lợi đã cho quân phục kích ở ải Chi Lăng giết chết Liễu Thăng
- cho phục kích địch ở Cần Trạm, Phố Cát tiêu diệt 3 vạn tên địch
- số còn lại chạy xuống Xương Giang, Lê Lợi đa cho quân tiêu diệt được 5 vạn tên và bắt sống số còn lại
* Kết quả:(0.5đ)
-Quân ta đã giành được thắng lợi. Vương Thông phải tham dự hội thề Đông quan và rút quân về nước.
* Ý nghĩa(0.5đ):
- Đánh tan âm mưu xâm chiếm lâu dài đất nước của quân Minh
- Đưa cuộc khởi nghĩa đến giai đoạn toàn thắng
Câu 4:
* Nêu được hoàn cảnh diễn ra phong trào Tây Sơn:
- Vào giữa thế kỉ XVIII chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong ngày một suy yếu, cuộc sống nhân dân vô cùng cực khổ(0.25đ)
- Trước hoàn cảnh đó, năm 1771 ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ đã đứng lên dựng cờ khởi nghĩa ở ấp Tây Sơn.Nghĩa quân ngày một lớn mạnh vì được sự ủng hộ của nhân dân.(0.25)
* Nêu được những chiến công:
* Nguyên nhân thắng lợi:(0.5đ)
- Nhờ vào sự đoàn kết, tinh thần yêu nước của nhân dân và quân sỹ
- Sự lãnh đạo tài tình của bộ chỉ huy mà đứng đầu là Quang Trung
* Ý nghĩa lịch sử:(0.5đ)
- Giải phóng đất nước thoát khỏi ách thống trị của những tập đoàn phong kiến thối nát( Nguyễn, Trịnh, Lê)
- Đánh tan quân xâm lược (Xiêm, Thanh), bảo vệ vững chắc nền độc lập cho dân tộc

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_HSG_SU_7_TB.doc