Phòng GD&ĐT Thanh ba Trường THCS Đỗ Xuyên Đề thi học sinh năng khiếu Môn: Địa lý 8 Người ra đề: Hà Thanh Bình Đề bài Câu 1: Hãy kể tên các con sông thuộc các khu vực của Châu á? Nêu sự giống và khác nhau của Sông Hoàng Hà và Sông Trường Giang? Câu 2: Trình bày đặc điểm nổi bật về mặt tự nhiên của vị trí địa lý nước ta? Đặc điểm đó có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế xã hội?. Câu 3: Cho bảng số liệu về diện tích rừng ở Việt Nam qua một số năm Đơn vị: Triệu ha Năm 1943 1993 2001 Diện tích rừng 14.3 8.6 11.8 a. Hãy tính tỉ lệ % độ che phủ rừng so với diện tích đất liền (Tổng diện tích đất liền của Việt Nam làm tròn khoảng 33 triệu ha). b. Vẽ biểu đồ tỉ lệ che phủ rừng so với diện tích đất liền. c. Nhận xét và giải thích về xu hướng biến động của diện tích rừng Việt Nam. Bài Làm Phòng GD&ĐT Thanh ba Trường THCS Đỗ Xuyên Hướng dẫn chấm Môn: Địa lý 8 Câu 1: (3 đ) Các con sông thuộc các khu vực của Châu á. + Bắc á: Ôbi, Lêna, Iênitxây. + Tây nam á: Tigrơ, Ơphrat, XưaĐaria, AmuĐaria + Đông á: Amua, Hoàng Hà, Trường Giang + Đông nam á - Nam á: Sông mê kông, Sông ấn, Sông Hằng Sự giống và khác nhau của Sông Hoàng Hà và Sông Trường Giang + Giống nhau: - Đều bắt nguồn trên sơn nguyên Tây Tạng chảy về phía Đông biển Hoàng Hải và biển đông Trung hoa - ở hạ lưu các sông bồi đắp thành những đồng bằng rộng, màu mỡ. - Nguồn cung cấp nước của 2 sông đều do băng tuyết tan và mưa vào mùa hạ. - Các sông có lũ lớn vào cuối mùa hạ đầu mùa thu và cạn vào đông xuân. + Khác nhau: - Hoàng Hà có chế độ nước thất thường, trước đây vào mùa hạ hay có lụt lớn gây thiệt hại cho mùa màng và đời sống nhân dân. Câu 2: (3 đ) Đặc điểm nổi bật về mặt tự nhiên của vị trí địa lý nước ta - Vị trí nội chí tuyến - Vị trí gần trung tâm khu vực Đông nam á - Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông nam á đất liền và Đông nam á hải đảo. - Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và sinh vật. Những thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế xã hội. + Thuận lợi: Nước ta trong miền nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên đa dạng, phong phú, đẹp đẽ Vị trí thuận lợi lãnh thổ mở rộng là một nguồn lực cơ bản giúp chúng ta phát triển toàn diện nền kinh tế – xã hội, đưa Việt Nam hoà nhập nhanh chóng vào nền kinh tế khu vực Đông Nam á và thế giới. + Khó khăn. Gặp không ít thiên tai thử thách (bão, lụt, hạn hán ) Câu 3: (4 đ) a. Độ che phủ rừng so với diện tích đất liền (Tổng diện tích đất liền của Việt Nam làm tròn khoảng 33 triệu ha). Năm 1943 1993 2001 Độ che phủ 43.3 26.1 35.8 CT tính: Lấy DT rừng/ tổng số diện tích X 100 b. Biểu đồ cột chồng, có đầy đủ tên biểu đồ, chú giải Chính xác, dẹp c. Nhận xét - Diện tích rừng nước ta ngày càng suy giảm, độ che phủ giảm Cụ thể diện tích từ năm 1943 đến 1993 giảm 5,7triệu ha. Độ che phủ giảm từ 44.3% xuống còn 26.1% - Từ năm 1993 đến 2001 diện tích rừng tăng từ 8.6triệu ha lên 11.8triệu ha, do chính sách giao rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc.
Tài liệu đính kèm: