Đề thi học sinh giỏi Vật lí lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Đà Nẵng

doc 1 trang Người đăng dothuong Lượt xem 1245Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi Vật lí lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Đà Nẵng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi Vật lí lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Đà Nẵng
ĐỀ THI HSG TP Đà Nẵng Môn Vật Lý Lớp 9 Năm học 2016 – 2017 (150 phút) 
Bài 1 (2,0 điểm) 
	Hai xe chuyển động thẳng đều, cùng chiều trên đường thẳng hướng từ A đến B. Khi xe thứ hai bắt đầu khởi hành từ A với vận tốc v2 thì xe thứ nhất (chuyển động với vận tốc v1) đã cách A 30km. Khi xe thứ hai cách A 30km thì xe thứ nhất đã cách A 50km. Biết rằng rằng thời gian của hai xe cùng chạy qua một quãng đường 1km thì hơn kém nhau 30 giây.
	a. Tìm vận tốc của mỗi xe.
	b. Khi hai xe đuổi kịp nhau thì chúng cách A bao nhiêu km?
Bài 2 (2,0 điểm)
	Dẫn hơi nước ở nhiệt độ 100oC có khối lượng m1 = 0,588kg vào một bình chứa có m2 (kg) nước ở nhiệt độ 20oC.
	a. Khi cân bằng, nhiệt độ chung là 55oC. Tính m2.
	b. Sau đó người ta thả vào bình một cục nước đá khối lượng m3 = 4kg ở nhiệt độ -5oC.
	 - Nước đá có nóng chảy hết không? Giải thích.
	 - Khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ chung là bao nhiêu?
	Cho biết nhiệt nóng chảy của nước đá là 3,4.105J/kg, nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, nhiệt dung riêng của nước đá là 2100J/kg.K, nhiệt hóa hơi của nước ở 100oC là 2,3.106J/kg. Xem rằng chỉ có hơi nước, nước và nước đá trao đổi nhiệt với nhau.
Bài 3 (3,0 điểm)
	Cho mạch điện như hình vẽ (Hình 1). UAB = U = 100V không đổi, r = 10Ω, đèn Đ1 có điện trở R1 = 20Ω, đèn Đ2 có điện trở R2 = 5Ω, Rx là biến trở.
Hình 1
	a. Cho Rx thay đổi thì có một giá trị Rx làm cho các đèn sáng bình thường đồng thời công suất của đoạn mạch AC đạt giá trị cực đại. Tính giá trị đó của Rx. Tính giá trị công suất định mức và hiệu điện thế định mức của hai đèn.
	b. Xác định Rx để công suất tiêu thụ trên Rx là lớn nhất. Tính công suất này.
	Bỏ qua điện trở dây nối. Nhiệt độ không ảnh hưởng đến điện trở các dụng cụ.
Bài 4 (1,5 điểm)
	Đặt hai gương phẳng (G1) và (G2) vuông góc với nhau và quay mặt phản xạ vào nhau. Trong giữa hai mặt phản xạ của hai gương có một nguồn sáng điểm S (Hình 2).
Hình 2
	a. Xét một tia sáng SI1 (nằm trong mặt phẳng hình vẽ) xuất phát từ S đến phản xạ trên gương (G1) sau đó phản xạ trên gương (G2). Chứng minh rằng sau khi phản xạ trên gương (G2) tia sáng có phương song song với tia tới SI1.
	b. Vẽ hình và trình bày cách vẽ đường đi của một tia sáng suất phát từ S sau khi phản xạ lần lượt trên hai gương (G1) và (G2) phải đi qua một điểm R cho trước nằm trong mặt phẳng hình vẽ.
Bài 5 (1,5 điểm)
	Một ampe kế có các thang đo 10mA; 50mA; 100mA; 0,5A; 1A. Mặt chia độ của ampe kế này có 50 khoảng chi đều nhau (từ vạch 0 đến vạch 50). Điện trở của ampe kế rất nhỏ.	
	a. Khi dùng ampe kế có thang đo 1A để đo cường độ dòng điện qua một đoạn mạch thì thấy kim ampe kế lệch đến vạch 40. Hãy ghi kết quả tìm được kèm theo sai số đo.
	b. Cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch bằng 0,028A. Cần chọn thang đo nào để sai số của phép đo là nhỏ nhất? Lúc này ampe kế sẽ lệch tới vạch nào?
	c. Một bóng đèn có ghi 6V - 0,6A được mắc vào nguồn điện không đổi có hiệu điện thế U = 3V. Cần cho thang đo nào của ampe kế để sai số của phép đo là nhỏ nhất? Giải thích? Lúc này kim sẽ lệch tới vạch nào? Biết điện trở của bóng đèn không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_Thi_HSG_Vat_Li_9_TP_Da_Nang_20162017.doc